Giải pháp về cơ chế đầu tư

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy phát triển ngành du lịch Ninh Bình trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 56 - 58)

II. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch trong kỳ hội nhập

2. Giải pháp về cơ chế đầu tư

Đầu tư phát triển du lịch là một hướng đầu tư có hiệu quả không chỉ về mặt kinh tế mà còn về mặt xã hội. Tuy nhiên do những đặc thù riêng của ngành cũng như trong điều kiện cụ thể của du lịch Việt Nam nói chung, của Ninh Bình nói riêng, cơ cấu đầu tư phát triển du lịch ở Ninh Bình cần bao gồm những nội dung cơ bản sau:

Một là: đầu tư xây dựng khu du lịch. Đây là một hướng đầu tư hết sức quan trọng tạo sự thay đổi về chất trong hoạt động phát triển du lịch không chỉ đối với du lịch Ninh Bình mà còn đối với du lịch cả nước.

Hai là: đầu tư pháp triển hệ thống khách sạn và các công trình dịch vụ du lịch. Trong xu thế du lịch Việt Nam hội nhập với du lịch khu vực và thế giới thì các tiêu chuẩn về dịch vụ khách du lịch phải được nâng cao

phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Chính vì vậy việc đầu tư nâng cấp và xây mới hệ thống khách sạn và các công trình dịch vụ như tổ hợp thể thao, khu hội chợ, hội nghị, hội thảo, các nhà hàng là hết sức quan trọng.

Về hướng đầu tư phát triển không gian hệ thống khách sạn thì cần ưu tiên xem xét các dự án đầu tư khách sạn cao cấp thương mại ở những đô thị lớn và ở trung tâm du lịch quan trọng là thành phố Ninh Bình. Hệ thống khách sạn cao cấp cũng cần được xem xét xây dựng trong một số khu du lịch có ý nghĩa quốc gia và quốc tế của địa phương bao gồm quần thể khu du lịch Hoa Lư,Tam Cốc Bích Động, Tràng An và khu du lịch Vân Long. ở các trọng điểm du lịch khác của tỉnh chỉ nên đầu tư xây dựng các khách sạn chuyển tiếp với tiêu chuẩn trung bình để đảm bảo tính hiệu quả trong kinh doanh.

Ba là: đầu tư pháp triển hệ thống các công trình vui chơi giải trí. Một trong những khâu còn hạn chế trong hoạt động phát triển du lịch của Ninh Bình là sự nghèo nàn của hệ thống các công trình vui chơi giải trí. Điều này đã hạn chế đáng kể thời gian lưu trú của khách và hiệu quả kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh.

Bốn là: đầu tư bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa và phát triển các lễ hội truyền thống phục vụ du lịch. Một trong những mục đích chính của khách du lịch đến Việt Nam nói chung và Ninh Bình nói riêng là để tìm hiểu về nền văn hóa Việt Nam, về lịch sử phát triển dựng nước và giữ nước của dân tộc. Do đó việc đầu tư bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa và các lễ hội truyền thống không chỉ có ý nghĩa giáo dục những thế hệ sau về những giá trị văn hóa lịch sử của dân tộc, về những hy sinh và kỳ tích của các thế hệ cha ông trong công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước, mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động phát triển du lịch.

Năm là: đầu tư cho công tác đào tạo nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ du lịch của đội ngũ cán bộ và lao động trong ngành du lịch. Đây là

một lĩnh vực đầu tư quan trọng, đặc biệt trong điều kiện du lịch Ninh Bình đang có những hoạt động để “hội nhập” với hoạt động phát triển du lịch của vùng du lịch Bắc Bộ cũng như du lịch cả nước và khu vực.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy phát triển ngành du lịch Ninh Bình trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w