Đánh giá chung về tiềm năng, nguồn lực phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy phát triển ngành du lịch Ninh Bình trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 31 - 32)

I. Tiềm năng kinh tế xã hội tỉnh Ninh Bình

5. Đánh giá chung về tiềm năng, nguồn lực phát triển du lịch

5.1. Những lợi thế.

Ninh Bình với vị trí địa lý thuận lợi, lại nằm trong vùng tiếp giáp giữa đồng bằng và vùng núi, lại nằm trong một khu vực trũng tiếp giáp Biển Đông, tạo cho Tỉnh có một dạng địa hình đa dạng, có nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch du lịch tham quan nghỉ dưỡng, du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch vui chơi giải trí, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa - tín ngưỡng tâm linh… Các di tích danh thắng như VQG Cúc Phương, khu hang động Tràng An, khu Tam Cốc-Bích Động, khu suối khoáng Kênh Gà-Vân Trình, khu BTTN đất ngập nước Vân Long, hệ thống các hang động karst như động Tiên, động bà chúa Mát, cảnh quan các vùng hồ thủy lợi… đều có sức hấp dẫn đối với du khách.

Với lịch sử hình thành lâu đời, là nơi sinh sống của một số dân tộc thiểu số như Mường, Tày, Nùng, Thái, Dao…, lại có truyền thống đấu tranh anh dũng, cần cù lao động, chất phác, thật thà đã tạo nên một sắc thái văn hóa đặc trưng riêng có của Ninh Bình. Các lễ hội như lễ hội Trường Yên, lễ hội đền Thái Vi, lễ hội chùa Bái Đính, lễ hội đền Nguyễn Công Trứ…, các làng nghề truyền thống như làng thêu ren Ninh Hải, làng nghề chiếu cói Kim Sơn, làng chạm khắc đá Ninh Vân… góp phần tạo nên một hệ thống tài nguyên du lịch văn hóa hấp dẫn, có giá trị để phát triển du lịch.

Với vị trí thuận lợi trong giao thông, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có cả đường sắt và đường bộ chạy qua thuộc hệ thống đường giao thông huyết mạch xuyên suốt Bắc-Nam, có đường Hồ Chí Minh chạy qua…, nếu biết liên kết với các tỉnh, thành phố thuộc vùng đồng bằng sông Hồng (Hà Nội, Hải

Phòng, Hà Tây) và các tỉnh thuộc miền núi Tây Bắc và Trung Bộ thì sẽ tạo được những tuyến du lịch hết sức hấp dẫn, có khả năng đón tiếp cả khách du lịch nội địa lẫn quốc tế.

5.2. Những hạn chế và nguyên nhân.

Các tài nguyên du lịch của Ninh Bình phần lớn vẫn ở dạng tiềm năng, một số đã được quan tâm nhưng vẫn ở dưới dạng quy hoạch mà chưa triển khai thành các dự án đầu tư cụ thể, hoặc đã lập dự án đầu tư nhưng công tác triển khai còn chậm… nên chưa thể biến tiềm năng thành những sản phẩm du lịch.

Một số tai biến tự nhiên bất lợi như lũ quét, bão lụt, úng ngập… cùng những tác động tiêu cực của con người như phá rừng, khai thác vật liệu xây dựng bừa bãi… cũng gây ra những cản trở không nhỏ đối với công tác gìn giữ và khai thác tài nguyên du lịch, một số vùng cảnh quan đã bị ô nhiễm và xuống cấp.

Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch (cấp thoát nước, cấp điện, bưu chính viễn thông…) tuy thời gian gần đây đã được chú trọng đầu tư nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu; một số khu vực vẫn chưa được cấp nước sạch sinh hoạt, một số khu vực chưa có sóng di động… Hệ thống dịch vụ y tế, bảo hiểm, ngân hàng… chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách du lịch.

Trình độ dân trí còn thấp, nguồn nhân lực và đội ngũ cán bộ quản lý và kinh doanh còn thiếu, lao động nhàn rỗi thiếu việc làm còn nhiều.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy phát triển ngành du lịch Ninh Bình trong bối cảnh hội nhập quốc tế (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w