Thực hiện tốt chính sách xã hội, chăm lo đời sống cộng đồng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải quyết việc làm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Kiên Giang potx (Trang 81 - 88)

C. Cân đối (A1b B) 35,6 38 42 34

218 Kỹ thuật sắt 185 185 Cơ khí 123

3.2.6.3. Thực hiện tốt chính sách xã hội, chăm lo đời sống cộng đồng

Chăm lo vấn đề sức khỏe, vui chơi giải trí cho người lao động, giúp cho người lao động phục hồi sức khỏe sau thời gian làm việc nặng nhọc và hưởng thụ được đời sống văn hóa nghệ thuật... để cho người lao động có khả năng và điều kiện tái sản xuất sức lao động xã hội.

Đẩy mạnh tổ chức thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo nhằm tạo việc làm, thu hút lao động vào guồng máy chung của nền kinh tế. Các đoàn thể nhân dân cần vận động các hội viên "giúp nhau làm kinh tế gia đình" như hội phụ nữ, phong trào thanh niên lập nghiệp, của thanh niên.

Quan tâm chăm lo đến các đối tượng chính sách nhất là bộ đội xuất ngũ, giúp cho họ tìm việc làm, ưu tiên xét duyệt vay vốn, vận động toàn xã hội giúp đỡ các gia đình chính sách gặp khó khăn. Trong điều kiện còn thiếu vốn để đầu tư các vùng sâu, vùng xa, hải đảo... tỉnh cần có các dự án đầu tư vào vùng đó nhằm thu hút lực lượng bộ đội, thanh niên xung phong, những người trong độ tuổi lao động đến làm những công trình kinh tế, công trình văn hóa, lịch sử để góp phần nâng độ đồng đều giữa các vùng và thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo.

Trên đây là một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần thực hiện chính sách tạo việc làm, giải quyết thất nghiệp nâng cao thu nhập cho người lao động, thúc đẩy phát triển sản xuất, ổn định kinh tế - xã hội, chính trị của tỉnh.

KếT LUậN

Việc làm cho lao động xã hội là một trong những vấn đề xã hội có tính chất toàn cầu là mối quan tâm lớn của nhiều quốc gia. Mở rộng việc làm là một trong những nội dung cơ bản nhất của chiếc lược phát triển kinh tế - xã hội từ nay đến năm 2010, được thế giới cam kết trong tuyên bố và chương trình hành động toàn cầu tại hội nghị thượng đỉnh ở Đan Mạch tháng 3/1995.

Thực hiện nghị quyết đại hội VIII của Đảng, 5 năm qua nền kinh tế nước ta có tốc độ tăng trưởng khá, đã tạo được những tiền đề cần thiết đi vào thời kỳ phát triển mới. Cùng với những tiến bộ về kinh tế – xã hội, đời sống được ổn định và từng bước được cải thiện, công ăn việc làm có những chuyển biến tích cực; Nhà nước đã ban hành nhiều quy chế, chính sách, pháp luật tạo môi trường thuận lợi để người lao động tự tạo việc làm, tự do thuê mướn lao động theo nhu cầu sản xuất kinh doanh, chúng ta đã huy động thêm nguồn vốn trong và ngoài nước để tạo thêm nhiều chỗ làm việc mới, góp phần làm giảm sức ép về việc làm ở khu vực thành thị và nông thôn.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn là nước nghèo và chậm phát triển. Do điểm xuất phát thấp, nhìn chung nền kinh tế còn bị mất cân đối và chưa ổn định; cơ sở hạ tầng yếu

kém, thiếu vốn lớn, công nghệ lạc hậu, dân số chưa được kiểm soát chặt chẽ, tỷ lệ tăng dân số và lao động vẫn còn ở mức cao, đất nước vẫn còn đứng trước nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước xung quanh, kéo theo những hậu quả nghiêm trọng về công ăn việc làm và các vấn đề xã hội khác. Bởi vậy, việc làm đã và đang là một vấn đề xã hội vừa cơ bản lâu dài vừa cấp bách trước mắt, là vấn đề gay cấn và nhạy cảm đối với cộng đồng, đối với từng gia đình có thể dẫn tới những “điểm nóng” mà nếu không được giải quyết tốt có thể trở thành vấn đề chính trị.

Song, giải quyết việc làm không chỉ là một vấn đề xã hội riêng biệt mà còn là một vấn đề thuộc chiến lược con người trong quá trình phát triển đất nước. Giải quyết việc làm cần được hiểu theo nội dung bao quát, hệ thống, từ vấn đề giáo dục, đào tạo, phổ cập nghề, chuẩn bị cho người lao động để bước vào lập thân, lập nghiệp và cống hiến đến vấn đề được tự do lao động, được hưởng thụ xứng đáng thành quả mà do lao động sáng tạo ra. Nói cách khác, chính sách phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm phải được lồng ghép với các vấn đề giáo dục, đào tạo, sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động, phát huy trí tuệ và yếu tố tinh thần dân tộc, tạo kích thích và động cơ lao động đúng đắn, đãi ngộ thỏa đáng cho người lao động, trong đó, giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là cơ sở để sử dụng con người có hiệu quả và để mở rộng, cải thiện môi trường làm việc, giải quyết thất nghiệp.

ý thức về tầm quan trọng của vấn đề trên, Đảng bộ và Chính quyền tỉnh Kiên Giang có những chủ trương và giải pháp đúng đắn để giải quyết vấn đề lao động việc làm trong những năm qua và thu được những thành tựu nhất định, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, cải thiện đời sống nhân dân trong tỉnh. Tuy nhiên, vấn đề lao động việc làm vẫn còn là vấn đề bức xúc, khó khăn.

Kiên Giang là dải đất cuối cùng phía Tây Nam Tổ quốc, ở vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên rất thuận lợi nên Kiên Giang có tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng, đã được nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đánh giá: “Với sự ưu đãi đặc biệt của thiên nhiên, Kiên Giang có nền nông nghiệp rất phong phú, đa dạng, với nguồn lương thực lớn, thực phẩm dồi dào, nhiều loại cây công nghiệp có giá trị, có vùng biển rất trù phú, giàu có nhất cả Nước, có nguồn vật liệu xây dựng số một ở đồng bằng sông Cửu Long và Nam

bộ”. Kiên Giang là một tỉnh có lực lượng lao động dồi dào, trẻ, khỏe, nhưng tiềm năng tài nguyên quí báu chưa được khai thác tốt, lực lượng lao động to lớn chưa được sử dụng có hiệu quả. Điều đáng chú ý ở đây là trình độ dân trí còn thấp, chất lượng nguồn nhân lực cũng như năng suất lao động xã hội còn kém, lao động kỹ thuật còn ít so với một số tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long, tỷ lệ lao động thất nghiệp và thiếu việc làm còn khá cao. Thực trạng đó, rõ ràng là một cản ngại rất lớn cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trong kế hoạch 5 năm và 10 năm tới của tỉnh để đảm bảo tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao và bền vững, chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa nâng rõ chất lượng về sức cạnh tranh của hàng hóa, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân, giữ vững ổn định chính trị - xã hội.

Để phát huy tiềm năng và thế mạnh của tỉnh trên cơ sở chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đúng đắn gắn liền với chiến lược con người bồi dưỡng và phát huy nguồn nhân lực với những giải pháp đồng bộ, khả thi sử dụng nguồn nhân lực đó. Khi đó, dù tổng thể trên địa bàn toàn tỉnh hay trên địa bàn bộ phận (nông thôn, thành thị, đất liền, hải đảo...) người lao động có công ăn việc làm tự chủ sáng tạo xây dựng cuộc sống của mình, cùng tạo hưởng những thành quả của sự phát triển của tỉnh, góp phần vào giải quyết tốt vấn đề lao động việc làm, cơ bản xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trong tỉnh.

Kiến Nghị

Để thực hiện có hiệu quả vấn đề việc làm, chúng tôi xin kiến nghị như sau: 1. Tổ chức điều tra lao động - việc làm định kỳ hàng năm trên phạm vi toàn tỉnh nhằm đánh giá tình hình lao động thất nghiệp, thiếu việc làm, tình hình phân bổ dân cư, thu nhập người lao động và chất lượng người lao động cũng như cơ cấu lao động hiện có, trên cơ sở đó xây dựng chương trình giải quyết việc làm từng cấp, từng ngành cho phù hợp.

2. Đầu tư thích đáng và chăm lo vấn đề đào tạo, đào tạo lại cho người lao động để đáp ứng yêu cầu chất lượng lao động ngày càng cao của thời kỳ mới - công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

3. Tăng cường vai trò của chính quyền cơ sở (xã, phường, xí nghiệp, HTX...) đối với việc phát triển kinh tế tạo công ăn việc làm tại cơ sở, tại địa phương.

4. Ngân hàng Nhà nước cần bổ sung chính sách cho học sinh học nghề được vay vốn trong suốt thời gian học tập và đảm bảo thu hồi sau khi tốt nghiệp có việc làm. Đồng thời từng bước hình thành quỹ tín dụng đào tạo.

5. Nhà nước cần có kế hoạch đầu tư xây dựng các trung tâm, tụ điểm văn hóa, tổ chức tốt việc hỗ trợ cho các hoạt động văn hóa - thể thao - khoa học kỹ thuật, nhất là vùng nông thôn, hải đảo, nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tinh thần cho nhân dân, nhất là thanh niên và giải quyết thêm việc làm.

6. Giải pháp việc làm trở thành một trong những vấn đề lớn của chương trình Quốc gia. Để thực hiện mục tiêu về việc làm của tỉnh, trước mắt (năm 2000) cần tăng cường bộ phận quản lý lao động, việc làm trong Sở Lao động Thương Binh và Xã hội trở thành một trung tâm thông tin và nghiên cứu nguồn nhân lực của tỉnh, Trung tâm này có chức năng nhiệm vụ nghiên cứu thị trường lao động của tỉnh, dự báo các thông tin chính

xác về lao động việc làm, nhu cầu, xu hướng tuyển dụng lao động hiện tại và từng thời gian theo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.

7. Tăng cường cán bộ thực hiện công tác giải quyết lao động, việc làm một cách có quy củ và có trình độ với tinh thần trách nhiệm cao để đáp ứng yêu cầu công tác đề ra.

Phụ lục 1

Nhu cầu lao động cho 1 tỷ GDP phân theo ngành kinh tế (giá cố định 1989) thời kỳ 1996 - 2010

Biểu số 15

STT Ngành 1996 2000 2010 1 Công nghiệp 158,3 117,15 58,67 2 Xây dựng 68 42,88 21,6 3 Nông - lâm nghiệp 913,5 701,43 570 4 Vận tải - Bưu điện 408,42 390,00 294,71 5 Thương nghiệp - dịch vụ 76 73,50 57,55 6 Tài chính - Bảo hiểm 14,49 13,54 10,53 7 Quản lý nhà nước, Đảng, đoàn

thể

74,44 51,69 23,53 8 Sự nghiệp 184,38 172,48 131,40 9 Ngành khác 34,1 31,94 24,1

Phụ lục 2

Nhu cầu lao động phân theo ngành kinh tế thời kỳ 1996 - 2010 Biểu số: 16 TT Danh mục 1995 1996 2010 Số LĐ người Cơ cấu % Số LĐ người Cơ cấu % Số LĐ người Cơ cấu %

Nhu cầu lao động 630.00 0 100% 741.00 0 100% 945.00 0 100% 1 Công nghiệp 57.300 9,10 84.500 1,4 154.00 0 16,30 2 Xây dựng 3.700 0,59 5.500 0,74 10.000 1,06 3 Nông - lâm nghiệp 510.00 0 80,95 562.00 0 75,84 586.00 0 62,01 4 Vận tải - Bưu điện 7.800 1,24 11.700 1,58 25.600 2,71 5 Thương nghiệp - D.vụ 31.500 5,00 48.700 6,57 109.50 0 11,59 6 Tài chính - Bảo hiểm 1.400 0,22 2.150 0,30 4.680 0,50 7 Quản lý nhà nước, Đảng, đoàn thể 2.700 0,43 3.050 0,41 4.000 0,42 8 Sự nghiệp 14.800 2,35 22.250 3,00 48.740 5,16 9 Ngành khác 800 0,13 1.150 0,16 2.480 0,26 Phụ lục 3

Cân đối khả năng và nhu cầu lao động thời kỳ 1996 - 2010

Biểu số: 17

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải quyết việc làm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Kiên Giang potx (Trang 81 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)