Đồng Nai đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu của phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải quyết việc làm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Kiên Giang potx (Trang 53 - 56)

C. Cân đối (A1b B) 35,6 38 42 34

2.3.1.2.Đồng Nai đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu của phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh

218 Kỹ thuật sắt 185 185 Cơ khí 123

2.3.1.2.Đồng Nai đào tạo nghề đáp ứng yêu cầu của phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh

trên địa bàn tỉnh

Đồng Nai là một tỉnh có tiềm năng kinh tế về nhiều mặt, lại nằm trong vùng trọng điểm phát triển kinh tế của các tỉnh phía Nam, cạnh thành phố Hồ Chí Minh, một trung tâm kinh tế lớn và năng động nhất cả nước. Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển của đất nước, cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp. Đặc biệt là công nghiệp đã có sự phát triển nhanh chóng.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có 9 khu công nghiệp tập trung. Số lượng doanh nghiệp trong tỉnh đã tăng lên rất nhanh, nhất là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và tư nhân, tập trung chủ yếu vào các ngành như: công nghiệp chế biến nông - lâm - khoáng sản, hóa chất, xây dựng, điện tử, may, giày da, bao bì. Sự tăng nhanh về số lượng doanh nghiệp đã thu hút một lực lượng lớn lao động nông nghiệp chuyển sang lao động công nghiệp. Nếu như năm 1992 trên địa bàn tỉnh có 619 doanh nghiệp với 84.370 lao động thì đến cuối năm 1998 đã có 1140 doanh nghiệp và trên 4100 cơ sở sản xuất nhỏ của tư nhân với 253.000 lao động đang làm việc. Như vậy, chỉ trong khoảng 6 năm (từ 1992 đến 1998) trên địa bàn tỉnh đã tăng 521 doanh nghiệp (trong đó có 140 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu hoạt động trong các ngành như dệt - may, sản xuất bao bì, hóa - mỹ phẩm, phân bón, điện tử, chế biến thực phẩm, xây dựng và gốm cao cấp) và 410 cơ sở sản xuất nhỏ của tư nhân thu hút thêm 168.630 lao động (trong đó doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thu hút được 72.230 lao động), bình quân hàng năm thu hút được 28.105 lao động.

Với số lượng các doanh nghiệp phát triển rất nhanh, chủ yếu hoạt động trong các ngành công nghiệp và có thiết bị hiện đại, sử dụng công nghệ tiên tiến nên đòi hỏi một số lượng lớn lao động có tay nghề, trong khi ở Đồng Nai hiện nay chỉ có 23 cơ sở dạy nghề, hàng năm đào tạo và dạy nghề, cao nhất cũng chỉ đạt gần 8.000 người (trong đó đào tạo chính quy dài hạn chiếm 25%, còn lại đào tạo ngắn hạn và cấp tốc).

Về cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện dạy nghề của các cơ sở dạy nghề phần lớn đã cũ, lỗi thời, không phù hợp với các thiết bị, máy móc hiện đang được sử dụng trong các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Về nội dung, chương trình đào tạo của các trường đều theo các chương trình cũ do Tổng cục dạy nghề ban hành từ năm 1985. Dự báo từ nay đến năm 2010 Đồng Nai sẽ phát triển thêm 5 khu công nghiệp mới và cần khoảng 250.000 lao động để làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và trong các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, bình quân mỗi năm cần khoảng 20.800 lao động với yêu cầu phải có tay nghề.

Vì vậy, công tác đào tạo nghề ở Đồng Nai trong những năm tới cần phải phấn đấu nâng cao chất lượng đào tạo và mở rộng quy mô đào tạo, đào tạo phải gắn liền với

yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đào tạo gắn với sử dụng và với thị trường lao động. Đi đôi với đào tạo nghề phải gắn bó với giáo dục phẩm chất đạo đức, tác phong công nghiệp, xây dựng đội ngũ giai cấp công nhân có đạo đức nghề nghiệp có tay nghề phục vụ cho nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với mục tiêu trước mắt là năm 1999 phấn đấu đào tạo từ 20.000 đến 25.000 người gồm đào tạo dài hạn từ 4.000 đến 5.000 người, đào tạo ngắn hạn từ 15.000 đến 20.000 người. Trong đó các cơ sở dạy nghề của nhà nước đào tạo từ 12.000 đến 15.000 người, cơ sở dạy nghề của tư nhân đào tạo từ 3.000 đến 5.000 người, các doanh nghiệp đào tạo từ 8.000 đến 10.000 người.

Để đạt được phương hướng và mục tiêu nói trên, Đồng Nai đã tiến hành một số biện pháp như sau:

(1) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục trong nhân dân, nhất là trong thanh niên nhận thức đúng về giá trị nghề nghiệp trong cơ chế thị trường hiện nay. Giỏi nghề là một trong những phẩm chất đạo đức của người lao động, là cơ sở vững chắc để có việc làm và thu nhập ổn định. Thông qua tuyên truyền giáo dục nghề nghiệp tạo thành phong trào mọi người "học nghề để lập nghiệp", học nghề để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

(2) Hoàn thành việc điều tra khảo sát về nhu cầu lao động có kỹ thuật và tay nghề trong các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ nay đến năm 2010, làm cơ sở cho xây dựng chương trình mục tiêu đào tạo nghề mới và đào tạo lại, để phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế hiện nay và những năm tiếp theo.

(3) Nghiên cứu ban hành một số chính sách nhằm khuyến khích những doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và những người có khả năng để đầu tư mở các cơ sở dạy nghề, các trường để đào tạo nghề cùng với Nhà nước tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

(4) Tiến hành điều tra khảo sát nắm chắc lại các ngành nghề hiện có và sự phát triển các ngành nghề trong những năm tới, làm cơ sở cho việc quy hoạch hệ thống các trường, các trung tâm, các cơ sở dạy nghề để đào tạo nghề gắn với thị trường lao động.

(5) Tiến hành xây dựng quy hoạch hệ thống trường, các trung tâm, các cơ sở dạy nghề trong tỉnh, đồng thời có kế hoạch đầu tư về cơ sở vật chất, thiết bị cho các trường, các trung tâm dạy nghề để đảm bảo được nhiệm vụ đào tạo nghề. Trong lúc nguồn ngân sách còn khó khăn, tổ chức vận động một số doanh nghiệp có kỹ thuật công nghệ cao cùng tham gia đào tạo nghề cho công nhân.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải quyết việc làm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Kiên Giang potx (Trang 53 - 56)