Mâu thuẫn giữa giải quyết việc làm với việc tăng dân số tự nhiên và cơ học

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải quyết việc làm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Kiên Giang potx (Trang 50 - 51)

C. Cân đối (A1b B) 35,6 38 42 34

218 Kỹ thuật sắt 185 185 Cơ khí 123

2.2.2. Mâu thuẫn giữa giải quyết việc làm với việc tăng dân số tự nhiên và cơ học

(bậc 2), số còn lại là loại đào tạo ngắn hạn, các trung tâm cơ sở còn lại dạy nghề dưới loại hình ngắn hạn từ 6 tháng trở xuống. Riêng các trung tâm hướng nghiệp tổng hợp dạy nghề của các huyện, chủ yếu đào tạo hướng nghiệp cho học sinh phổ thông.

Rõ ràng với lực lượng lao động được đào tạo như trên, Kiên Giang không thể cung ứng kịp thời cho các doanh nghiệp đang và sắp mở ra nhằm cân đối thị trường lao động. Mặt khác về chủng loại nghề đào tạo của các trường, trung tâm, cơ sở rất hạn chế; trong khi cơ chế thị trường càng mở ra ngành nghề mới có xu hướng phát triển và nhu cầu tuyển dụng lao động rất lớn nhưng chúng ta không nắm bắt được kịp thời. Điều đó đã làm ảnh hưởng lớn đến công tác giải quyết việc làm, số lao động ngoài tỉnh vào làm việc càng gia tăng, tình hình trật tự xã hội thêm phức tạp.

2.2.2. Mâu thuẫn giữa giải quyết việc làm với việc tăng dân số tự nhiên và cơ học học

Xuất phát từ đòi hỏi bức bách về thực trạng dân số lao động và việc làm tỉnh Kiên Giang, do tốc độ tăng dân số rất cao, trung bình hàng năm tốc độ tăng dân số là 2,37% (từ năm 1990 trở lại đây). Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số là 2,36%, sau đó tỷ lệ sinh trung bình trong những năm gần đây là 3,02% (tỷ lệ này của đồng bằng Sông Cửu Long là 2,85%). Trung bình mỗi ngày có 107 trẻ em, mỗi năm có gồm 39 ngàn trẻ sơ sinh ra đời, gần bằng dân số huyện Phú Quốc và gần gấp 4 lần dân số huyện Kiên Hải năm 1992. Số người bước vào độ tuổi lao động hàng năm trung bình khoảng 38 ngàn người, số học sinh sau khi tốt nghiệp và số bộ đội sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về khoảng 3 - 4 ngàn người. Thêm vào đó một lượng lớn lao động từ 2 - 3 ngàn người dôi ra do sắp xếp lại lao động trong khu vực nhà nước... Trong khi đó nhu cầu về lao động của nền kinh tế (1991 -1997) chỉ tăng 1,97%, đạt ở mức 640 ngàn người. Như vậy hàng năm có đến 34 ngàn người thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, chiếm tỷ lệ 5,1% trong lực lượng lao động.

Chính thực trạng dân số - lao động như vậy đang đặt Kiên Giang đứng trước một sức ép mạnh mẽ trong sử dụng có hiệu quả tiềm năng lao động hiện có để thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế và giải quyết việc làm, đáp ứng các yêu cầu về mặt xã hội. Tình trạng thiếu việc làm cao do tốc độ phát triển quá nhanh của dân số và lao động đã là một trong những nguyên nhân sâu xa gây ra các mặt tiêu cực và tệ nạn xã hội.

Vì vậy đẩy mạnh phát triển kinh tế, mở mang ngành nghề để tạo thêm việc làm cho người lao động, thực hiện sinh đẻ có kế hoạch, hạ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống, vừa là một biện pháp để giảm căng thẳng về vấn đề việc làm, thất nghiệp, giải quyết mâu thuẫn về thực trạng dân số lao động, vừa để thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải quyết việc làm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Kiên Giang potx (Trang 50 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)