C. Cân đối (A1b B) 35,6 38 42 34
2.2.1. Về Mâu thuẫn giữa vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế với thu hút việc làm
số lượng việc làm mới tại các vùng kinh tế mới ở bán đảo Cà Màu, Tứ giác Long Xuyên, Phú Quốc... chiếm tỷ trọng khá cao là 38,69%, phần còn lại là do phát triển các ngành nghề, chủ yếu là tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ.
Hàng năm số lao động thất nghiệp trên địa bàn tỉnh lên tới trên 30.000 lao động, chiếm 5,3% lực lượng lao động, phân bổ không đều ở các huyện thị. ở các vùng thành thị tỷ lệ thất nghiệp cao hơn ở nông thôn, thị trường lao động đang mất cân đối. Thị trường lao động khu vực thành thị có hiện tượng thiếu lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trong khi đó các thị trường lao động nông thôn - vùng biển lại thừa lao động phổ thông dẫn đến tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu, thừa lao động phổ thông nhưng lại thiếu trầm trọng lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Đây là một thực trạng làm trở ngại cho lĩnh vực giải quyết việc làm của tỉnh. Định hướng những năm tới cần phải tập trung giải quyết vấn đề chất lượng lao động, phải đầu tư cho công tác dạy nghề đúng mức, khuyến khích phát triển công tác dạy nghề đa dạng nhằm bù đắp lỗ hổng chất lượng lao động hiện tại, có như vậy các biện pháp giải quyết việc làm của các năm tới mới có cơ hội thực thi.
2.2. Những vấn đề bức xúc đang đặt ra
2.2.1. Về Mâu thuẫn giữa vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế với thu hút việc làm làm
Kiên Giang là một tỉnh lớn ở đồng bằng Sông Cửu Long, diện tích tự nhiên rộng, dân số đông. Kiên Giang cũng là một tỉnh có tiềm năng lớn về đất đai, vùng biển giàu có về trữ lượng và phong phú về chủng loại khoáng sản. Theo sự đánh giá ban đầu trữ lượng tự nhiên các loại khoáng sản như sau: Đá Granít xây dựng trữ lượng 220 triệu tấn, đá vôi trữ lượng 390 triệu tấn, đá ốp lát trữ lượng 190 triệu tấn, than bùn trữ lượng 100 triệu tấn, sét gạch ngói trữ lượng 8 triệu tấn.
Hầu hết các loại khoáng sản này chưa được khai thác tương xứng, tiềm năng còn lớn, chứa đựng khả năng phát triển tiềm tàng của các ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, ngành xây dựng, thu hút được nhiều lao động ở Kiên Giang. Đặc điểm lao động của ngành này đòi hỏi chất lượng lao động cao, trang bị vốn cố định tính cho một lao động lớn.
Sự phát triển thuận lợi của các ngành nông nghiệp đặc biệt là các loại cây công nghiệp, ăn quả, các sản phẩm chăn nuôi, ngành lâm nghiệp, thủy hải sản tạo điều kiện và đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển của các ngành công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, chế biến thủy hải sản, lâm sản... có khả năng tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa, kể cả xuất khẩu nhờ điều kiện thiên nhiên và vị trí thuận lợi. Như vậy với điều kiện thiên nhiên thuận lợi, tài nguyên phong phú, ngành nông nghiệp, công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thu hút nhiều lao động, đòi hỏi chất lượng cao.
Ngoài ra còn phải kể đến tiềm năng phát triển ngành dịch vụ, du lịch, thương nghiệp của Kiên Giang trong tương lai. Sự phát triển của các ngành này có khả năng thu hút lao động lớn. Tuy nhiên sự phát triển của các ngành này đòi hỏi sự đầu tư đồng bộ về giao thông vận tải, đường sá, điện nước... cần có sự liên kết và tập trung vốn, lao động có tay nghề cao.
Xét về mặt số lượng, Kiên Giang là một tỉnh có tiềm năng lao động rất dồi dào, song xét về chất lượng nhất là về trình độ tay nghề còn rất nhiều hạn chế. Đó là một mâu thuẫn lớn. Mâu thuẫn đó, biểu hiện như sau: