Người yêu dấu và các cấp độ tái sinh

Một phần của tài liệu “NGƯỜI YÊU DẤU” (BELOVED) CỦA TONI MORRISON DƯỚI GÓC NHÌN HUYỀN THOẠI (Trang 108 - 138)

Một phụ nữ mặc lễ phục bước ra khỏi sóng nước, lên ngồi tựa lưng vào cây dâu tằm bên bờ suối. Suốt ngày và suốt đêm cô ngồi đó, đầu ngả vào thân cây trong tư thế bị ruồng bỏ, đủđể khiến vành mũ rơm của cô bị gẫy. Khắp người cô đều tổn thương, nhưng hai lá phổi là nặng hơn cả. Nước ngấm vào người ướt sũng, hơi thở gấp gáp, suốt thời gian ấy cô gắng sức chống lại đôi mi mắt cứ trĩu xuống. Ngọn gió mơn man ban ngày làm khô váy cô, cơn gió

đêm lại khiến nó nhàu nhĩ. Không ai trông thấy cô nổi lên mặt nước hay tình cờ đi qua chỗ họ. Nếu có, hẳn họđã phải do dự trước khi lại gần cô. Không phải vì cô ướt sũng, hay đang lơ mơ ngủ, hay có tiếng thở như người mắc bệnh hen, mà vì bất chấp tất cả, cô vẫn mỉm cười. Phải mất cả buổi sáng hôm sau, cô mới nhấc nổi thân mình ra khỏi mặt đất và tìm đường xuyên rừng, đi qua một ngôi đền to sừng sững làm bằng gỗ hoàng dương tới cánh

đồng, rồi tới sân ngôi nhà màu xám đen. Lại kiệt sức, cô ngồi xuống chỗ

thuận tiện đầu tiên – một gốc cây không xa những bậc thềm của ngôi nhà 124. Vào lúc đó, giữ cho mắt khỏi nhắm lại không phải là việc quá khó khăn. Cô có thể giữđược như vậy tới hai phút, hoặc hơn. Cổ cô, chu vi không rộng hơn cái đĩa đựng tách, gục xuống và đầu cô chạm vào lớp đăng ten viền váy. Những người đàn bà nốc champagne không vì lí do gì cũng có thể giống như

thế. Mũ rơm gãy vành thường lệch sang bên và họ đi xiêu vẹo ở những nơi công cộng, giầy thì tháo ra. Thế nhưng da họ không giống như da người phụ

nữđang thở dốc gần bậc thềm ngôi nhà 124 kia. Cô có làn da trẻ trung, mịn màng và không gợn một nếp nhăn, kể cả nơi đốt ngón tay. [41, tr. 86-87]

Kể từ khi có sự hiện diện của người con gái với tên gọi Beloved, cái tên chỉ những ai liên quan đến nó mới thấu hiểu, cái tên gợi nên những điều bị rũ bỏ của cá nhân, gợi nên một quá khứ đau thương của cả dân tộc mà họ không bao giờ muốn nhớ đến, gọi tên hay đối diện. Beloved xuất hiện với vẻ ngoài siêu thực mang

những đặc điểm của giây phút cô lìa đời: hơi thở khò khè, khó nhọc như người mắc bệnh hen, đôi bàn tay không có đường chỉ, nước da mịn màng như da trẻ con, ánh nhìn vô hồn, chiếc cổ cứ ngoẹo xuống như chực lìa khỏi thân mình, đầu luôn tựa vào lòng bàn tay như thể nó quá nặng, đôi mí mắt cứ díu lại và toàn thân ướt sũng. Thiếu sinh khí, Beloved vẫn không thay đổi kể từ thời khắc bị tước mất sự sống. Duy chỉ có một điều khá đặc biệt là tuy không tồn tại trong đời thực nhưng đứa trẻ này vẫn lớn từng ngày như thể luôn song hành cùng cuộc sống của mọi người nơi “dương thế”. Để có một cuộc tái sinh đầy khó nhọc, con ma trẻ con, bằng mọi cách, đã chứng tỏ sự “tồn tại” của mình trong ngôi nhà 124. Beloved hiện diện qua nỗi

ám ảnh về cái chết của đứa trẻ hằng ngày vẫn không thôi dày vò Sethe, khiến cho

mặc dù chị không muốn nhớ, mặc dù chị vẫn đinh ninh một cách tự kỉ rằng cái chết của con gái là cách tốt nhất để giải thoát cho nó thì hồi ức vẫn ngoan cố không buông tha chị. Trong nguyên tác của Người yêu du, nhà văn đã rất tinh tế khi dùng từ “rememory” chứ không phải “remember” để chỉ sự trở lại của kí ức. Ai cũng biết rằng đối với những người mang thân phận nô lệ, quá khứ là một điều cần phải nhanh chóng lãng quên. Họ sợ khi đối diện với nó và xấu hổ khi vô tình nghe ai đó nhắc về nó. Những chuỗi ngày nhục nhằn ấy chỉ có thể tồn tại trong họ, ám ảnh họ như quãng “hồi ức” nặng nề mà họ phải đeo mang, hoàn toàn không phải là những kỉ niệm ngọt ngào để đôi lúc nhàn rỗi khiến họ “nhớ lại”. Chính vì vậy mà kí ức của họ cần phải được phục hồi dần dần dưới sự tác động của ngoại lực. Quá trình tìm về với những gì đã qua cũng chính là quá trình họ tìm lại bản thân mình. Nét nghĩa “chủ động” và “đột hiện” trong động từ “remember” (nhớ lại) hoàn toàn không phù hợp với tâm lí của người da màu, cả trong tiểu thuyết lẫn ngoài đời thực. Sự tái hiện của Beloved không chỉ gắn kết giữa tổ tiên và con cháu mà còn thiết lập nên mối liên hệ giữa cá nhân và cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng những người da đen. Và tính cố kết cộng đồng cũng chính là điểm mấu chốt mà Toni Morrison muốn khơi dậy trong hầu hết tiểu thuyết của bà.

Tồn tại qua hồi ức của Sethe và những người thân khác, Beloved còn hiện diện trong lời kể, sự bàn tán của mọi người trước cái chết bất thường của cô.

Những người hàng xóm tuy vẫn nhớ, vẫn kinh hãi trước cảnh tượng mà họ trông thấy cách đó mười tám năm, họ vẫn không ngớt xì xào về hành vi “tàn nhẫn” của người mẹ trẻ nhưng tất cả đều nằm ngoài phạm vi của ngôi nhà 124. Họ không dám tiếp xúc với những người trong gia đình sau sự kiện kinh khủng ấy và những người phụ nữ cùng với lũ trẻ của 124 cũng tự khép chặt đời mình sau cánh cửa của ngôi nhà chứa đầy sự ngột ngạt. Tất cả, từ sự quấy nhiễu của hồn ma đến thái độ sống tiêu cực của mọi thành viên trong gia đình đã tạo nên bầu không khí u ám và tràn ngập thù hận. Lúc nào ngôi nhà cũng bị vây bủa trong một thứ ánh sáng đỏ ma quái, khiến cho mọi người khi có việc ngang qua đây đều cho ngựa phi nước kiệu và xem đó là việc phải làm.

Tuy nhiên, không cam lòng với những thoáng hiện trong phút chốc, con ma trẻ con ngày càng tỏ ra khó chịu và bằng mọi cách chứng tỏ sự hiện hữu của nó trong ngôi nhà. Đầu tiên là sự xuất hiện của những dấu hiệu kì lạ: bàn ghế tự

chuyển động, chén bát tự xê dịch, “tấm gương tự dưng vỡ tan khi con mắt nhìn vào nó” [41, tr. 09], chiếc bánh ngọt của Howard hằn những dấu tay tí xíu,… Tất cả đều

bị coi là điềm gở cho những người trong gia đình: Denver trở nên khiếm thính sau khi nghe thuật lại cái chết khủng khiếp của chị, Howard và Buglar vì quá sợ hãi trước sự “trả thù” của hồn ma cũng như ngày càng xa cách mẹ nên đã bỏ nhà ra đi. Ít lâu sau đó, Baby Suggs ngã bệnh và chìm đắm trong những suy tưởng về màu sắc. Sethe xa lánh hẳn thế giới xung quanh, trói chặt đời mình với kí ức đau buồn, tìm sự thanh thản trong những lời cầu nguyện. Sau đó là sự chứng kiến của Denver khi có một cái bóng trắng, dấu hiệu hiện sinh đầu tiên của “hồn ma”, ôm ngang

người Sethe trong lúc chị mặc niệm. Tần số các hiện tượng bí hiểm xuất hiện ngày càng liên tục và dữ dội. Tiếp nối những sự kiện bất thường là những cuộc chiến quyết liệt giữa Paul D, người đàn ông mang lại luồng sinh khí mới cho ngôi nhà, người quyết tâm giúp Sethe rời xa kí ức, và hồn ma của đứa trẻ, nhân vật luôn cố hết sức buộc chặt Sethe với quá khứ bất hạnh. Beloved xuất hiện đúng lúc 124 sạch không còn một bóng ma quỉ, và đã bắt đầu ra hình thù một cuộc sống. Khi 124 đã tạm quên đi những ngày tháng u ám thì cũng là lúc đứa trẻ hoàn tất cuộc tái sinh

đầy đau đớn của nó. Nỗi ám ảnh của quá khứ đã được vật chất hóa qua sự hiện hữu của Beloved. Beloved xuất hiện như để báo hiệu cho sự hoàn tất của “công cuộc tái sinh” đồng thời đánh dấu một thời kì mới sau khi hồn ma “chính thức hiện hình”. Đó là một chặng đường dài từ sự cảm nhận mơ hồ của các giác quan đến cuối

cùng là sự hiện hữu bằng xương bằng thịt của một cơ thể sống. Con ma trẻ con trở lại dưới hình hài của một thiếu nữ hai mươi tuổi với nước da mịn màng nhưng thiếu sinh khí. Beloved hiện diện như chưa hề biến mất với quyết tâm đòi lại tình mẫu tử. Quá khứ vô hình đã trở lại bằng xương bằng thịt thử thách lòng dũng cảm của con người khi đối diện với nó. Trong toàn bộ tác phẩm, Beloved là một hình tượng nghệ thuật mang ý nghĩa đặc biệt. Cô là biểu tượng gợi nhớ đến một sự kiện hãi hùng đồng thời cũng là nhân chứng “sống” mà quá khứ “gửi” đến hiện tại tượng trưng cho giai đoạn đau thương nhất của người dân Phi châu sinh sống trên đất Mĩ. Lời kể của Beloved về “nơi ở” của cô trước khi đến 124 cũng trùng khớp sự thật bên trong những chuyến tàu buôn nô lệ: cách người ta xếp những con người chẳng khác nào xếp cá vào hộp theo kiểu úp thìa nhằm tiết kiệm tối đa diện tích, những khoang tàu bẩn thỉu, ngập nước, những xác người chết xen lẫn với người sống cùng chịu đựng một bầu không khí oi bức, ngột ngạt, bỏng rát… Sự đan xen giữ thực và ảo, giữa hiện tại và những tiếng đồng vọng của quá khứ càng khiến cho sự hiện hữu của Beloved trở nên khó lí giải. Sự quấy nhiễu của hồn ma trẻ con trong căn nhà màu xám trắng trên đường Bluestone cũng tương tự như quá khứ ấy đang từng giờ, từng phút vẫn không ngừng quẫy đạp đòi hỏi một thái độ nhìn nhận khác thay vì những ánh mắt lảng tránh, xấu hổ. Người Mĩ gốc Phi, chỉ có dũng cảm đối mặt với kí ức, quyết tâm chữa trị tận gốc căn bệnh “mất trí nhớ toàn quốc”, chỉ khi nào họ tự hào với nòi giống mình, tự trân trọng lịch sử dân tộc mình cho dù quá khứ ấy có tươi sáng hay đen tối đi nữa thì khi ấy họ mới có thể nhận được sự tôn trọng của những người không cùng sắc tộc, mới có thể ngẩng cao đầu hướng đến tương lai, tự tay khép lại những chuỗi ngày u ám đã qua.

Trong Người yêu du, Beloved xuất hiện như một đại diện đến từ quá khứ với quyết tâm đòi hỏi một thái độ sòng phẳng khi nhìn nhận và đánh giá lịch sử.

Theo quan niệm của người Yoruba ở Nigeria, Tây Phi, ông bà tổ tiên hiện diện khắp mọi nơi: trong lòng đất, trong không khí và cả trong con cháu của họ. Sự “tồn tại” của họ là mối dây liên kết những “linh hồn” ở hiện tại với những “linh hồn” của quá khứ. Những lời giáo huấn của họ vượt cả không gian và thời gian – để đến với con cháu. Họ có thể là những vị thánh hoặc là thành viên trong các gia đình có người đã khuất. Họ có khả năng đến được với thế giới trần tục. Họ chính là tổ tiên. Trong

Người yêu du, khi thế hệ hiện tại tỏ thái độ quay lưng hoặc lẩn tránh quá khứ thì ngay lập tức quá khứ được tái hiện, được vật chất hóa qua hình ảnh của một đứa trẻ. Beloved không còn là bóng ma vô hình ra sức gây chú ý nữa mà đã hiện hữu và đang tham lam chiếm đoạt tình cảm của mọi người. Beloved hiện sinh cũng đồng nghĩa với sự sống của Sethe đang ngày càng cạn kiệt. Chị ra sức bù đắp tình thương cho đứa con gái mà chị biết chắc là đứa trẻ bất hạnh năm xưa khi nó vừa xuất hiện trước mặt chị. Mặc cho Beloved chi phối mọi người bằng sức mạnh ma quái của nó, mặc cho những hờn giận của của con ma trẻ con đang tàn phá ngôi nhà, Sethe chấp nhận tất cả. Giữa Sethe và Beloved dường như có sợi dây vô hình ràng buộc, cho dù họ có hiện hữu bên nhau hay không. Văn hóa Phi châu gọi tên sự gắn bó giữa mẹ và con gái theo kiểu như vậy là “mối quan hệ Àjé”. Theo An abiku – ogbanje Atlas: a pre-text for rereading Soyinka’s Ake and Morrison’s Beloved [96], trong ngôn ngữ của người Yoruba, Beloved là một abiku, tức là một linh hồn trẻ con mà số

phận đã định sẵn phải tuân theo qui luật: bị chết sớm và được tái sinh với cùng một người mẹ. Sau khi một đứa trẻ abiku qua đời, bố mẹ của đứa bé ấy sẽ đánh dấu lên cơ thể nó trước khi chôn cất vì như vậy đến khi đứa trẻ tái sinh thì sẽ dễ dàng được cha mẹ nhận biết. Trong Người yêu du, Toni Morrison đã đưa ra nhiều dấu hiệu khiến độc giả tin rằng bà đã chịu ảnh hưởng khá lớn bởi tập tục dân gian này: thứ nhất, đứa con gái bị giết của Sethe được “sinh ra” hai lần với cùng một người mẹ. Thứ hai, khi Beloved ngoi lên từ trong nước, biểu tượng của sự vỡ ối, cô mang những đặc điểm của một đứa trẻ (như đã được phân tích). Thứ ba, trước khi giết Beloved, móng tay của Sethe đã cào trúng đầu đứa bé và những dấu vết này xuất hiện trên trán của Beloved khi cô tái sinh. Cuối cùng, đứa trẻ abiku xuất hiện với

mục đích dày vò người đã sinh ra nó, Sethe, vì “tội ác” của chị. Hồn ma của đứa trẻ trút giận vào cuộc sống của những người trong gia đình Baby Suggs, đặc biệt là Sethe. Trong đức tin của người châu Phi, sự dằn vặt của tạo hóa như thế này sẽ diễn ra khi con người phạm phải một tội ác nào đó chống lại Thượng Đế hoặc chống lại toàn nhân loại. Vì thế, nỗi đau khổ này xem như một sự trừng phạt. Có lẽ, “tội” của Sethe là quá yêu các con của mình. Tình yêu đó vĩ đại đến nỗi đủ sức giết chết chúng. Hoặc giả, sai lầm duy nhất của cô là đã chủ ý quên đi hành động khủng khiếp mà cô đã thực hiện trong quá khứ khiến cho bây giờ hậu quả đến với cô còn nặng nề hơn gấp bội. Cho dù bị mọi người cố tình chối bỏ thì Beloved, đứa trẻ bất hạnh của quá khứ vẫn ám ảnh hiện tại và yêu cầu được thừa nhận, được yêu thương. Sự hiện hữu mỏng manh, yếu ớt nhưng cũng vô cùng quyết liệt của cô như khẳng định chân lí về tính trường tồn của sự thật, khi mà “một cái đụng chạm nhẹ như tơ”

của cô dành cho mẹ “song lại chứa chan bao đòi hỏi” [41, tr. 98]. Tình thương yêu

vô bờ của Sethe dành cho đứa con bất hạnh là một sự thật, hành động giết con của chị cũng là thật và hiện tại đứa con ấy đang trở về để được che chở cũng không thể phủ nhận. Với chị, hiện tại chỉ có một điều có ý nghĩa và quan trọng nhất, đó là làm thế nào để Beloved hiểu rằng xưa kia chị tước đoạt mạng sống của nó hoàn toàn xuất phát từ tình mẫu tử. Thời điểm tái sinh của Beloved cũng đồng nghĩa với giây phút Sethe bắt đầu thực hiện cuộc “thanh tẩy” và “chuộc tội”. Càng ngày, vì con, Sethe càng suy kiệt, còn Beloved lại càng “sáng ngời và bóng bẩy” [41, tr. 107].

Hai người đã “thế vai” cho nhau một cách tự nguyện. Có Beloved, tình mẫu tử trong Sethe càng lớn hơn bao giờ hết với quyết tâm bù đắp những mất mát của con. Và thứ tình cảm thiêng liêng ấy một lần nữa lại làm đau chị. Sethe ngày càng nhỏ thó như một đứa trẻ, còn Beloved, đứa con gái yếu ớt ngày nào giờ đây, với sự khát khao tình cảm vô độ, đã khiến cho mọi người trong ngôi nhà 124, nhất là Sethe, không còn kiểm soát được lí trí và hành vi của mình. Nếu hiểu hiến tế như là sự hủy diệt thì từ khi Beloved xuất hiện, Sethe đã dần mất đi sự sống: “bất kì ở đâu, Sethe cũng bị đôi mắt của Beloved liếm, nếm và gặm nhấm” [41, tr. 97]. Một lần nữa,

là qui luật bất di bất dịch của vũ trụ. Beloved xuất hiện một cách đường đột và

Một phần của tài liệu “NGƯỜI YÊU DẤU” (BELOVED) CỦA TONI MORRISON DƯỚI GÓC NHÌN HUYỀN THOẠI (Trang 108 - 138)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)