Tái sinh – yếu tốt ương hỗ trong định thức “chết đi – sống lại”

Một phần của tài liệu “NGƯỜI YÊU DẤU” (BELOVED) CỦA TONI MORRISON DƯỚI GÓC NHÌN HUYỀN THOẠI (Trang 101)

Không phải ngẫu nhiên mà “hiến tế” và “tái sinh” lại đi liền với nhau và là cặp đôi tạo nên mối quan hệ tương hỗ trong “định thức chết đi – sống lại” theo nhận định của Frazer về đề tài gốc huyền thoại. Trong quan niệm của người Ấn Độ, vũ trụ luân hồi theo chu kì “sáng tạo – hủy diệt – sáng tạo …”, như vậy tại điểm kết thúc cũng chính là nơi khởi đầu của vạn vật. Một chu kì đầy đủ, hay được gọi là một Mahâyyuga, kéo dài đến 12.000 năm. Chu kì này sẽ kết thúc bằng một “sự tan rã lớn” (Mahâpralaya) để chuẩn bị cho một cuộc tái sinh kế tiếp. Mối quan hệ giữa “hiến tế” và “tái sinh” là mối quan hệ của “hủy diệt” và “sáng tạo”. Tổ tiên của loài người thực hiện những cuộc hiến tế đẫm máu với hi vọng mang đến một luồng sinh khí mới cho cuộc sống, những người phụ nữ vừa lập gia đình nếu muốn có nhiều con (hành động “sáng tạo” thông qua duy trì nòi giống) thì sẽ nhảy qua đống lửa được nhóm lên bởi một người rơm. Từ đó, chúng ta nhìn thấy đồng thời trong hủy diệt đã bao gồm sáng tạo, hủy diệt một sinh thể tượng trưng cho cái cũ để từ đó ươm mầm cho cái mới nảy sinh và sự trở lại của một sinh thể mới bao giờ cũng dựa trên nền tảng của cái cũ.

Từ xa xưa, bí mật về sự bất tử vốn đã không nằm trong tay con người. Sự tái sinh, hay phục sinh là một biểu tượng thể hiện sự siêu phàm, là đặc quyền duy nhất chỉ thuộc về sự điều khiển của Thượng Đế. Huyền thoại kể lại rằng khi Asclépios, vị thần Y học, con trai của Apollon học được thuật chữa bệnh từ con Nhân mã Chiron có thể “cải tử hoàn sinh” cho con người, vị thần này đã bị thần Zeus, đấng tối cao, đánh chết bằng sét. Trong huyền thoại của một số quốc gia như Ấn Độ, Hy Lạp hoặc một số vùng ở Bắc Âu, tái sinh được biểu thị dưới hình ảnh các vị thần chết đi sống lại, gắn liền với thuyết luân hồi của Phật giáo theo quan niệm thời gian luân chuyển theo chu kì. Theo giáo lí của người Celtes, không giống như “trạng thái bất tử của linh hồn” dành cho mọi người khi đi sang “thế giới bên kia”, qui luật luân hồi chỉ dành cho những ai có tính chất thánh thần, “những nhân vật tiền định, đã

được chọn để thực hiện một sứ mệnh và nắm được muôn mặt của chân lí và tri thức” [08, tr. 533]. Những ai được hưởng đặc quyền này, sau khi chết đi sẽ lần lượt

biến thành các hóa thân khác nhau như con thỏ rừng, con cá, con chim và hạt tiểu mạch, lần lượt tương ứng với các trạng thái: trạng thái thân thể, trạng thái tế vi, trạng thái phi hình thể và sự tiêu tan vào bản thể nguyên sơ. “Sách về người chết” của Tây Tạng lại cho rằng con người ở “kiếp trước” sẽ chọn dạng hóa kiếp cho mình ở “kiếp sau” tùy theo “nghiệp” đã tích lũy ở kiếp trước.

Theo quan niệm của con người thời cổ, “hiến tế” và “tái sinh” có mối quan hệ mật thiết với nhau. Kết thúc là để khởi đầu, trở về để chuẩn bị cho một cuộc hồi sinh mới, đầy đau đớn nhưng tiến bộ và phát triển hơn hẳn.

3.2. Hiến tế - Tái sinh như là một motif trung tâm trong Người yêu du

Như đã được phân tích trong chương 1, Người yêu du được kể thông qua câu chuyện về các cổ mẫu. Mỗi hình ảnh, motif đều ẩn chứa trong nó không chỉ một mà rất nhiều lớp ý nghĩa biểu đạt, có khi tách biệt, có lúc giao thoa khiến cho một tác phẩm văn học ít nhiều có liên quan đến vấn đề chính trị trở nên mềm mại và uyển chuyển hơn rất nhiều. Tất nhiên sức hấp dẫn của Người yêu du còn dựa trên sự bổ trợ của những yếu tố khác như tính nhạc của ngôn ngữ hay kết cấu xoay vòng của tác phẩm,… thế nhưng vai trò của các biểu tượng và motif mang tầm vóc cổ mẫu là không thể phủ nhận, thậm chí còn thâu tóm gần như toàn bộ sức nặng của tác phẩm. Trong số các motif được chúng tôi hệ thống ở chương 1 thì “hiến tế - tái sinh” được xem là motif quan trọng nhất, vừa mang ý nghĩa hiện thực (từ câu chuyện hình thành nên tác phẩm) vừa có mối liên kết bền chặt với huyền thoại. Motif này đã được vận dụng một cách hiệu quả trong việc chuyển tải thông điệp của tác phẩm.

3.2.1. Nhng người không mang tm vóc người và nhng thân phn b

hiến tế

Trong tiểu thuyết Người yêu du, cuộc đời của những người nô lệ da đen đã bị “hiến tế” theo những hình thức, những mức độ khác nhau và tất cả đều gắn liền với đau đớn, mất mát. Sau khi đi hết chiều dài của tác phẩm, ta cảm nhận một điều rằng họ, những người nô lệ, luôn gắn liền với trạng thái thụ động. Họ được gọi tên theo cách người ta muốn. Chẳng vậy mà ba anh em cùng mẹ khác cha Paul chỉ

mang một cách định danh duy nhất: Paul… Garner (họ của ông chủ) và được phân biệt bằng việc thêm vào sau tên gọi chung ấy những kí tự A, D, F một cách ngẫu nhiên. Từ đó có thể hiểu rằng số phận của họ rồi đây cũng mờ khuất như những những kí tự trong bảng chữ cái, câm lặng và tẻ nhạt. Họ làm theo những gì mà chủ sai bảo, nói, cười khi được cho phép và cuối cùng cuộc đời sẽ kết thúc theo cái cách mà người ta muốn. Những thanh niên khỏe khoắn, dẻo dai ngày nào ở Sweet Home đều có những kết cục buồn như bất kì một người Negro nào khác trên đất Mĩ vào những năm tháng biến thiên xung quanh thời kì Nội chiến. Năm “người đàn ông” của Sweet Home cả đời tận tụy để cuối cùng những gì họ nhận được cho lòng trung thành của mình là: “một kẻ phát điên, một kẻ bịđem bán, một kẻ mất tích, một kẻ bị

thiêu cháy, còn anh (Paul D – người viết chú thích) thì phải ngậm miếng sắt với đôi tay bị trói giật cánh khuỷu” [41, tr. 121]. Trước, trong và sau Nội chiến Nam – Bắc

Mĩ, có thể dễ dàng tìm thấy bất cứ nơi đâu trên đất nước Hoa Kì, nhất là ở miền Nam, nơi phản đối gay gắt dự luật bãi nô của Quốc hội, “những người Negro đau khổ, hoặc đói khát, hoặc mệt mỏi, hoặc mất trí. Bắt được họ nhớ lại hay nói được bất cứ điều gì là cả một sự kì diệu”[41, tr. 110]. Đời họ, dù muốn dù không cũng

phải tuân theo một lộ trình duy nhất: “Chuyển chỗ. Đi. Chạy. Trốn. Ăn trộm và lại chuyển chỗ tiếp”, “trốn lủi nơi hang hốc và giành thức ăn với loài cú vọ”, “ban ngày ngủ trên cây, ban đêm thì cuốc bộ”, “phải vùi mình trong bùn nhão và nhảy xuống giếng để tránh cảnh sát, bọn ăn cướp, bọn cựu binh, bọn vây ráp và lũ người mua vui thiên hạ” [41, tr. 110]. Họ đã “tồn tại” như thế với biết bao nguy hiểm rình

rập. Paul D, người đã trải qua tất cả nỗi nhục nhằn đó như “tất cả người da đen bình thường khác” đã không ít lần cay đắng vì cảnh nô lệ của mình. Với anh, tình cảnh của dân Negro thật không thể nào so sánh được với những con vật xung quanh, như có lần anh chua chát thừa nhận với Sethe:

Mister (con gà trống ở Sweet Home – người viết chú thích) được phép tồn

tại như nó vốn có. Thậm chí nếu em có ninh nó lên thì vẫn là ninh một con gà trống tên gọi Mister. Còn anh không có cách nào để được là Paul D nữa.

Lão thầy giáo đã biến hóa anh. Anh đã thành một cái gì đó khác và cái khác

đó không bằng một con gà ngồi dưới ánh mặt trời trên bồn cây. [41, tr. 121]

Có một điều mà những ai đã đọc qua Người yêu du (và cả những tiểu thuyết khác của Toni Morrison) đều không thể không chú ý đến, đó là cách đặt tên của tác giả cho nhân vật, địa danh,… chứa đầy những nghịch lí. Địa ngục ngọt ngào Sweet Home (home: ngôi nhà, sweet: ngọt ngào) là nơi cư trú của những tên đồ tể da trắng mất nhân tính. Lối đạo đức giả của chúng lại được che đậy một cách khéo léo dưới cái tên Schoolteacher (Thầy giáo) chuyên dạy lũ cháu của mình những điều trái lẽ phải. Những người đàn ông của Sweet Home tưởng như lúc nào cũng nhận được sự tôn trọng, một điều khá phi lí trong xã hội phân biệt chủng tộc và lại càng khó xảy ra dưới chế độ nô lệ, lại bị đồng hóa bởi những cái tên chung để nhường sự tôn trọng thật sự cho những con vật như con gà trống Mister (quí ông) hay con chó mang tên Here Boy (Chàng trai nơi đây) ở 124. Cũng tại Sweet Home, năm chàng trai chỉ có một “người bạn” tâm tình duy nhất là cái cây mang tên Brother, có nghĩa là Người anh em. Nơi bên kia bờ sông Ohio, miền đất không nô lệ, vào mỗi buổi chiều thứ bảy, tại bãi đất trống Clearing, Baby Suggs đến đấy mang theo niềm tin tôn giáo của riêng bà mà chỉ những người nô lệ nơi đây mới thấu hiểu hết ý nghĩa của nó, bà đã làm phép gột rửa tất cả những ưu tư nặng trĩu trong lòng họ, kêu gọi lòng tự tôn và nhen lên trong họ một niềm tin vào tương lại. Và Clearing cũng có nghĩa là Gột rửa. Cũng tại Bluestone (địa danh ấp ủ một niềm hi vọng vì “blue” có nghĩa là màu xanh, màu gắn liền với hi vọng), nơi ngôi nhà 124 hiện diện với biết bao bí ẩn thì ngay trong chính tên gọi của nó cũng đã hàm chứa ý nghĩa về sự mất mát. Một, hai và bốn là thứ tự chào đời của Howard, Buglar và Denver – những đứa con còn sống của Sethe. Đứa còn lại đã hứng chịu kết cục thảm khốc từ lúc lên hai và sau đó không ngừng tìm mọi cách trở lại 124 để đòi tình thương yêu dưới tên gọi Beloved (Người yêu dấu). Một điều khá đặc biệt nữa là trong tác phẩm, 124 chưa một lần đi kèm với bổ túc từ như “home” hoặc “house” để gợi lên ý niệm “nhà” hoặc “gia đình” cả, mà chỉ đơn độc là 124, bí ẩn như chính bản chất của nó. Và hẳn nhiên đó không phải là một nơi an toàn có thể che chắn, bảo vệ cho các thành viên

tránh khỏi những biến cố xung quanh mà lại chính là cội nguồn của mọi nỗi bất hạnh. Rõ ràng trong tiểu thuyết của Morrison, một cái tên không chỉ để gọi mà còn gắn với trạng thái, tính chất của người hoặc vật đi liền với nó.

Đọc Người yêu du, qua hàng loạt số phận bị hiến tế, ta thấy được mặt trái đầy nhơ nhuốc của xã hội tư bản khi đang trong quá trình hình thành. Tất cả họ, những người Negro đã bị tước đoạt tất cả. Từ khi khoác lên mình chiếc áo nô lệ, họ đã “hiến tế” sự sống cho những gia đình không cùng sắc tộc, lầm lũi như những cái bóng, chấp nhận tất cả như một điều mặc nhiên để cuối cùng nhận lại về mình là sự lệ thuộc, sự miệt thị, thái độ xúc phạm và một kết cục không mấy tốt đẹp đang chờ đợi khi không còn giá trị sử dụng. Mẹ Sethe bị treo cổ, Sixo, một trong những người đàn ông ở Sweet Home bị thiêu sống, cái giá phải trả cho cuộc đào thoát bất thành. Họ chỉ là hai trong số hàng triệu nô lệ bị hiến tế trên khắp đất nước Hoa Kì. Nạn nhân thực sự của bọn buôn nô lệ nhiều hơn gấp nhiều lần số nhân vật trong tác phẩm cộng lại, và không chỉ dừng lại ở con số sáu mươi triệu mà còn hơn thế nữa (“Sixty millions and more” – những dòng chữ mở đầu của Người yêu du). Cuộc đời họ không chỉ kết thúc trong sức nóng của ngọn lửa mà còn dưới vô vàn hình thức dã man khác: bị bắn, bị tra tấn cho đến chết, bị chặt đầu hay thậm chí bị chôn sống. Bằng cái nhìn cảm thông (với những người nô lệ) nhưng cũng thật quyết liệt (với những kẻ đã đẻ ra chế độ nô lệ), Toni Morrison đã đặt một dấu hỏi lớn vào giữa xứ sở tự hào là dân chủ nhưng lại đầy rẫy bất công. Tất cả cần phải được trả lại giá trị thực của nó mà bắt đầu là những cách định danh. Đi vào Người yêu du, một tập tục thiêng liêng cổ xưa như “hiến tế” đã mang một ý nghĩa khác. Mặc dù với đầy đủ thành phần cơ bản của một buổi lễ hiến sinh nhưng không ai muốn tái diễn lễ thức đẫm máu ấy. Với những nguời dân ở Bluestone, Baby Suggs chính là Vị thánh của họ nhưng không ai muốn hiến tế cuộc đời mình hay đúng hơn là họ chẳng còn gì để hiến cho Đấng tối cao ở bên kia thế giới. Sethe lại càng không muốn vì chị đã trải qua quá nhiều đau khổ, đến mức chị căm ghét chính kí ức của mình. Khi con người tỏ ra sợ hãi lúc nhìn về quá khứ thì một sự thay đổi dù rất nhỏ ở hiện tại cũng khiến họ bất an. Tại vùng đất tự do Ohio, sóng gió cuộc đời lại tiếp tục bủa

vây chị. Sethe chẳng những là nô lệ về thể xác mà còn bị nô dịch về tinh thần. Chị liều mình đưa đàn con rời khỏi Sweet Home, rời khỏi một vùng kí ức không mấy sáng sủa chỉ với một tâm niệm duy nhất là những việc kinh khủng trước đây không có cơ hội tái diễn. Thế nhưng tại nơi ở mới, không ai có thể ngờ rằng người nữ nô lệ xinh xắn ấy lại có một ngày hiến tế chính đứa con gái của mình trước ánh mắt kinh ngạc của Baby Suggs – Vị thánh, và không ai khác ngoài chị đóng cả hai vai trò: vừa là người có nhu cầu thực hiện cuộc “hiến tế” lại vừa là viên tư tế chịu trách nhiệm hoàn tất “buổi lễ hiến sinh” đẫm máu. Tại Bluestone, bóng ma của những con đỉa khát máu da trắng chẳng những không buông tha mà còn gieo lên đời chị nỗi đau mới, dai dẳng và không bao giờ có cơ hội liền sẹo.

Trong trường hợp của Sethe, “tình mẫu tử chính là kẻ giết người” [41, tr.

209]. Nếu như đối với loài người nguyên thủy ngày xưa, họ hiến tế với hi vọng đạt được lợi ích cho bản thân hoặc cho cộng đồng thì với Sethe, chị hoàn toàn không hề nghĩ đến bản thân và thậm chí không ý thức được mình đang làm gì. Giết con, một ý nghĩ duy nhất thôi thúc người phụ nữ này là mở cho con cánh cửa giải thoát khỏi nguy cơ rơi vào cảnh nô lệ như mẹ nó. Trong “lễ hiến sinh” của Sethe, “lợi ích” thuộc về tế vật chứ không thuộc về người thực hiện. Hiến tế con, chị cũng tự hiến tế đời mình cho số phận. Và nếu như không có sự tái sinh của Beloved, có lẽ Sethe sẽ mãi chìm đắm trong chuỗi ngày tự trừng phạt bản thân, mãi kiếm tìm một lối thoát trong vô vọng. Ở đây, không bất cứ một bài học đạo đức thông thường nào lại có thể chấp nhận “tội lỗi ngây thơ” (“The crime of innocence” – chữ dùng của các nhà nghiên cứu Hoa Kì) của Sethe, chỉ có tình mẫu tử thiêng liêng mới có thể biện minh cho hành động bi hùng của chị, cũng không có tòa án nào “kết tội” chính xác bằng “tòa án lương tâm”. Khúc bi ca của cuộc đời Sethe chỉ được thuật lại vỏn vẹn trong vài trang sách nhưng đây mới chính là mấu chốt tạo nên sức lan tỏa của tác phẩm, khơi gợi lòng thương xót, niềm cảm thông, nỗi căm hờn trong lòng độc giả. Tất cả cung bậc cảm xúc của lòng trắc ẩn đều hội tụ trong Người yêu du để từ đó tỏa ra một thứ tình cảm thiêng liêng hơn, cao đẹp hơn: tình đồng loại.

Người yêu du không chỉ là câu chuyện về một người mẹ mất con mà còn là tấn bi kịch của một dân tộc đang tự đánh mất chính mình. Trong tất cả các tiểu thuyết của Toni Morrison, không riêng gì Người yêu du, cái chết diễn ra ở khắp mọi nơi. Đó là một sự thật không thể phủ nhận, là một phần tất yếu của cuộc sống và cũng là mối dây vô hình gắn kết với tổ tiên, quá khứ. Thậm chí trong tiểu thuyết

Bài ca Solomon, Milkman Dead – nhân vật chính trong tác phẩm – là thành viên

Một phần của tài liệu “NGƯỜI YÊU DẤU” (BELOVED) CỦA TONI MORRISON DƯỚI GÓC NHÌN HUYỀN THOẠI (Trang 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)