Baby Suggs thần thánh

Một phần của tài liệu “NGƯỜI YÊU DẤU” (BELOVED) CỦA TONI MORRISON DƯỚI GÓC NHÌN HUYỀN THOẠI (Trang 68 - 79)

2.2.1.1. Tù nhân chung thân của chếđộ phân biệt chủng tộc

Trong tiểu thuyết Người yêu du, Baby Suggs là hình ảnh tiêu biểu cho những người phụ nữ da đen chịu cảnh nô lệ. Như bất kỳ một người dân châu Phi nào khác, cuộc sống của bà luôn ở trong trạng thái “bị xoay chuyển như những quân cờ” [41, tr. 44]. Kể từ khi chế độ nô lệ thiết lập “chính sách cai trị” độc đoán

và tàn nhẫn của nó thì lần lượt các thế hệ những người da đen trên đất Mĩ bị cuốn vào một vòng xoáy nghiệt ngã của tình cảnh “không trốn được thì bị treo cổ, bị

người ta thuê, làm cái cho vay, bị bán đi, rồi lại quay về, làm của dự trữ, rồi lại bị đem cầm cố, bị chiếm đoạt, cướp bóc hay cầm giữ” [41, tr. 44]. Và cứ nối tiếp mãi

từ ông bà đến các thế hệ con cháu sau này, các quân cờ liên tục bị thay đổi nhưng những người nắm giữ chúng trong tay vẫn không hề có ý định kết thúc cuộc chơi. Cho đến những giây phút cuối cùng của đời mình, sau bao nhiêu năm cần mẫn phục dịch cho người da trắng, Baby Suggs mới sững sờ nhận ra “sự ô trọc của cuộc đời”

khi thấm thía rằng “không có ai chịu dừng trò chơi cờ lại, chỉ vì trong những quân cờ ấy có cả các con bà” [41, tr. 44]. Và sau bao nhiêu năm tồn tại, cuộc đời của người phụ nữ này được tổng kết một cách ngắn gọn: “sáu mươi năm nô lệ cộng với mười năm trời được tự do” (thế nhưng thực chất của sự tự do ấy đã được đánh đổi

bằng năm năm làm không công ngày chủ nhật của Halle – đứa con trai út, đứa con duy nhất bà có thể theo dõi những bước trưởng thành của nó và khi ấy đối với bà hầu như sự tự do chẳng còn chút ý nghĩa nào cả).

Thường xuyên bị những người đàn ông da đen quấy nhiễu, chịu cảnh nô lệ tình dục, chính vì thế mà tám đứa con của Baby Suggs có đến sáu người cha. Tuy nhiên đã từ rất lâu, bà đã bị tước mất tình mẫu tử đối với bảy đứa con đầu tiên và cho đến cuối đời Baby Suggs vẫn không có tin tức gì về chúng. Kí ức còn sót lại trong bà về những đứa trẻ này vỏn vẹn chỉ là: chúng đã bị bán làm nô lệ khi còn rất nhỏ. Trong những năm tháng ở Bluestone, sau khi thân thể đã được giải phóng, mỗi ngày bà mẹ bất hạnh ấy vẫn không thôi day dứt:

Không hiểu Patty vó hết nói ngọng không? Da của Famuos màu gì? Liệu đó có phải là chỗ lẹm trên cằm Jonny không hay chỉ là một vết trũng sẽ mất đi khi xương hàm của nó thay đổi? (…). Không biết Ardelia có còn thích ăn

đuôi bánh mì cháy nữa không? Cả bảy đứa đều ra đi, hay chết? [41, tr. 219].

Và cho đến khi Baby Suggs giã từ “thế giới ô trọc” thì những thắc mắc của bà vẫn rơi vào một sự im lặng đáng sợ.

Hi sinh con cái, hi sinh sự tự do, đến cuối đời, những gì Baby Suggs nhận được chỉ là một sự “tự do bị đánh tráo” và những chấn thương không thể bù đắp được về thể chất lẫn tinh thần: một bên hông bị thương khiến cho bà có dáng đi

“trông như một con chó ba chân vậy”, “để lên được giường hay ra khỏi giường bà

“ngốn no say của bà đôi chân, tấm lưng, cái đầu, đôi mắt, đôi tay, hai quả thận, cái dạ con và cái lưỡi” [41, tr. 142]. Không những vậy, tất cả những gì được xem là tài

sản quí giá nhất của người phụ nữ như: người đàn ông trụ cột của gia đình, con cái, sức khỏe, quyền định đoạt quá khứ và tương lai,… đối với bà cũng đều là con số không tròn trĩnh. Cả đời sống trong sự nô dịch, bất hạnh của người phụ nữ này còn ở chỗ bà hoàn toàn không nhận diện được bản thân. Không biết tên gọi thật sự của mình là gì, bà bằng lòng với mọi cách gọi của người da trắng. Cái tên Baby Suggs là tất cả những gì bà còn giữ được của người đàn ông mà bà gọi là chồng. Suốt cuộc đời bà, “sống” đồng nghĩa với sự phục dịch vô điều kiện. Tuy từ rất sớm bà đã phải xa lũ trẻ nhưng chút ít ý niệm về chúng còn nhiều hơn gấp bội những gì bà biết về bản thân, đơn giản “bởi chưa bao giờ bà hình dung bản thân mình ra sao” và từng

phút giây trôi qua đều song hành cùng việc loay hoay với hàng tá câu hỏi tự vấn:

Bà có hát được không? (và nếu có thì nghe có hay không?) Bà có dễ thương không? Bà có là người mẹ yêu thương con không? Có phải bà có một người em gái và bà ấy có giống bà không? Nếu mẹ bà biết bà không hiểu mẹ, bà ấy có quí bà không? [41, tr. 221]

Có con trai ở bên cạnh, chứng kiến con lấy vợ, tuy nhiên chưa bao giờ Baby Suggs và những người con của bà, cả con trai lẫn còn dâu khi còn ở Kentucky được hưởng bầu không khí ấm cúng của một gia đình thực thụ. Đơn giản chỉ vì với thân phận là những người nô lệ, họ không có quyền quyết định bất cứ điều gì, kể cả những việc riêng tư nhỏ nhặt nhất. Thân thể không thuộc về mình, khối óc chỉ dành để lo toan những công việc của nhà chủ, hơi thở không tuân theo sự điều khiển của bản thân và con tim từ lâu đã đập theo nhịp đập của kẻ khác. Sau này, khi bà được ông Garner đưa đến Cincinnati – vùng đất của tự do, thời khắc được chạm vào những gì bấy lâu có nằm mơ bà cũng không dám nghĩ tới, Baby Suggs ngỡ ngàng vô cùng khi lần đầu tiên nhận diện được bản thân. Cả đời khát khao tự do thực thụ,

bỗng nhiên bà trông thấy đôi bàn tay mình và thốt lên cái chân lí thật rõ ràng và giản dị. Nó thuc v mình. Đó là bàn tay ca mình. Tiếp theo đấy bà cảm thấy tiếng đập trong lồng ngực và phát hiện ra một cái mới nữa,

tiếng đập ca trái tim mình. Có phải nó luôn ngự trong đó không? [41, tr.

222]

Ở đây, sự dịch chuyển của thời gian – từ thời điểm trước và sau cuộc chạy trốn và không gian – từ Kentucky đến Cincinnati đã khai sinh ra một con người mới, mang đến một thân phận, một địa vị xã hội mới không chỉ cho Baby Suggs, Sethe Suggs mà cho tất cả những ai đã từng là nô lệ. Chỉ ngăn cách bởi một con sông nhưng hai bên bờ Ohio đã là hai thế giới khác biệt, và chỉ đến khi đặt chân đến vùng đất mới ở phương Bắc, họ - những người nô lệ - mới được sống đúng với “tính cách xã hội” của họ. Giây phút Baby Suggs sung sướng thốt lên “tim tôi đang đập” và nghẹn ngào nhận ra “đấy là sự thật” cũng chính là lúc tiếng nói của một con người vừa được làm người trỗi dậy trong bà. Lần đầu tiên bà cảm nhận được quyền sở hữu thiêng liêng đối với những gì từ lâu vốn không còn thuộc về bà nữa và chưa bao giờ bà cảm thấy đói như lúc này, bà mơ hồ nhận ra rằng “hình nhưđiều

ấy nói lên một cái gì đó” [41, tr. 227]. Với Baby Suggs, tất cả những điều vô cùng

bình thường ấy thì giờ đây – già nửa cuộc đời - bà mới được cảm nhận. Bằng những nét đặc tả tinh tế, Toni Morrison cho chúng ta có được những giây phút trải nghiệm niềm hạnh phúc của nhân vật để rồi càng thấm thía những bất hạnh phủ lên cuộc đời họ.

2.2.1.2. Một phụ nữ với “trái tim đầy tình thương yêu”

Một đời chịu sự áp chế của chế độ chiếm hữu nô lệ, vì sớm phải xa chồng (đúng hơn là người đàn ông mà bà gọi là chồng trong số rất nhiều người đã bước qua cuộc đời bà) và con nên đối với Baby Suggs, tài sản quí giá nhất, đáng nâng niu và gìn giữ nhất chính là các con và các cháu. Halle, Sethe và những đứa cháu là tất cả đối với cuộc đời bà. Bà làm tất cả những gì có thể để bảo vệ họ.

Một trong những điều khiến cho những năm tháng ở Sweet Home không quật ngã được Baby Suggs là sự quan tâm của Halle – đứa con út tốt bụng, chăm chỉ, không biết chữ và mặc dù cả đời chưa hề rời khỏi Sweet Home nhưng đã sớm ý thức được rằng trên đời này không có gì quí hơn tự do. Cũng vì ý thức được điều này mà Halle chấp nhận đánh đổi sự tự do của người mẹ già nua bằng một cái giá

quá đắt: năm năm làm việc không công vào những ngày chủ nhật và sau này, khi mẹ anh rời khỏi Kentucky, anh lại bị chủ cho thuê để đổi lấy một cuộc sống mới cho mẹ. Và, trớ trêu thay, đây cũng chính là điều khiến bà luôn cảm thấy bất an mỗi khi nghĩ về anh. Bà hiểu rằng một khi người nô lệ nhận thức được giá trị của việc thoát khỏi sự kìm kẹp thì bằng mọi cách họ nhất định có được nó. Bà lại càng hiểu hơn rằng nếu như kế hoạch đào thoát không thành công thì vĩnh viễn bà sẽ không bao giờ có cơ hội nhìn mặt con lần nữa.

Người được Baby Suggs hết lòng bảo bọc còn là Sethe – vợ của Halle. Khi chị cùng Denver đến Cincinnati sau một chuyến vượt sông đầy khó nhọc, đặt chân đến ngôi nhà 124 thì điều đầu tiên mà chị nhận được là cảm giác ấm áp tỏa ra từ vòng tay rộng mở của người mẹ chồng. Bằng tình mẫu tử, bà ân cần cọ rửa cho chị thoát khỏi những vết ô nhục từ ngôi nhà cũ, lấy nước cho chị ngâm chân và xót xa khi nhìn thấy tấm lưng nát bấy bởi những vết rạch của chị. Với Sethe, Baby Suggs còn là một người mẹ chồng vô cùng độ lượng. Khi chứng kiến đứa cháu bị tước đi mạng sống mà kẻ đã ra tay nhẫn tâm không ai khác lại chính là con dâu mình, Baby Suggs điềm tĩnh thuyết phục Sethe bình tâm trở lại, sau đó bà kiên nhẫn gột sạch dấu vết tội ác trên người cô. Kể từ giây phút kinh hoàng ấy cho đến tận sau này, không một lời trách cứ thốt ra từ miệng Baby Suggs. Có lẽ vì con cái là nguồn an ủi duy nhất của bà nên hơn ai hết bà hiểu được nguyên nhân sâu xa dẫn đến cái chết thương tâm của Beloved – đứa cháu gái. Và mặc dù “trái tim già nua vĩđại của bà bắt đầu vỡ ra” [41, tr. 146] chỉ hai mươi tám ngày sau khi con dâu đến ở trong 124

thì đối với Sethe và những đứa con của chị, tình thương mà Baby Suggs dành cho vẫn không hề thay đổi.

Ở người phụ nữ kiên cường này, sức mạnh vô hình cùng “trái tim đầy tình yêu thương” của bà luôn là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho những thành viên còn lại trong gia đình và trong cộng đồng. Trong ngôi nhà 124 “tràn ngập không khí hận thù, nhiễm đầy nọc độc của một đứa trẻ” [41, tr. 09], chỉ duy nhất Baby Suggs

tỏ ra điềm tĩnh. Khi ở bên bà, Sethe mới tạm thời được giải phóng khỏi sự dày vò của mặc cảm tội lỗi mà chị đã gây ra trong quá khứ. Denver, đứa bé gái suốt thời

thơ ấu không thôi ám ảnh về cái chết của chị cùng hành động nhẫn tâm của mẹ chỉ thực sự cảm thấy vững tâm mỗi khi tìm được sự che chở của người bà. Cho dù sau này Baby Suggs có mất đi thì căn phòng nhỏ trước đây bà ở cũng vẫn là nơi ẩn náu an toàn của cô bé. Tình thương yêu và sự bảo bọc của Baby Suggs vẫn còn tồn tại sau khi bà qua đời. Beloved trở về từ cõi chết một phần cũng do sự dẫn lối của bà nội.

Trên vùng đất mới, tấm lòng nhân từ của Baby Suggs còn được san sẻ cho những người kém may mắn khác. Không một ai ở Bluestone là không nghĩ về bà với niềm yêu thương tôn kính. Những chiếc bánh được làm từ quả mâm xôi, những con gà quay béo ngậy được Baby Suggs thực hiện để mời mọi người với tất cả sự trìu mến. Tấm lòng quảng đại của bà đã tạo nên một bầu không khí ấm cúng và sôi nổi chưa từng thấy ở Cincinnati, khiến cho mọi người xích lại gần nhau hơn. Lòng tốt xuất phát từ sự cảm thông, không vị kỉ của Baby Suggs đã thổi một luồng sinh khí mới cho những nóc nhà ở Bluestone, khiến cho cuộc sống của họ không còn cảm thấy tẻ nhạt. Dưới sự che chở của “ngọn núi vĩ đại” ấy (chữ dùng của Stamp Paid – một người láng giềng da trắng tốt bụng), tâm hồn của họ mới dần được bình yên sau tất cả những biến động của cuộc đời. Với tất cả những gì bà dành cho người khác không phân biệt màu da, giai cấp, cả những người da đen cùng khổ đến những người da trắng tốt bụng, món quà vô cùng quí giá mà Baby Suggs nhận được từ mọi người là niềm tôn kính thiêng liêng và những ánh nhìn trìu mến. Sự tôn trọng ấy đến với bà cũng tự nhiên như chính lòng nhân từ mà bà dành cho họ vậy. Cho dù ở Sweet Home – địa ngục ngọt ngào, hay ở Bluestone – thị trấn của tự do thì không một ai có ý xem thường bà cả, ngay trong ý nghĩ. Bằng niềm tự hào, Baby Suggs khẳng định:

Không một ai, đúng vậy, hạ thấp bà. Không có lấy một lần. Lilian Garner gọi bà là Jenny, vì lí do nào đó mà không bao giờ xúc phạm hay gọi bà bằng những cái tên hèn hạ. Ngay cả khi bà sẩy chân ngã xuống đống phân bò và làm vỡ hết trứng đựng trong tạp dề, không ai nói bà – là – mụ - sói – đen – bà – làm – cái – gì – vậy và không ai hạ thấp bà. [41, tr. 219]

Tuy nhiên, cũng vì sự đối xử đặc biệt mà Baby Suggs nhận được khiến cho ta cảm nhận rõ hơn một điều rằng: sự đối xử ấy chỉ trở nên đặc biệt khi những người cùng chủng tộc như Baby Suggs chưa bao giờ được trải nghiệm cảm giác được tôn trọng như bà. Chế độ nô lệ quả thực đã rất dày công khi biến những điều tưởng như vô cùng nhỏ nhặt lại trở thành một thứ “đặc ân kì lạ”. Tự hào vì được “biệt đãi” nhưng người phụ nữ này không hề bị nhầm lẫn khi nhận diện kẻ thù. Chính vì vậy bà đã âm thầm chuẩn bị một kế hoạch giải thoát cho con cháu của mình và những người nô lệ khác.

2.2.1.3. Thủ lĩnh của cuộc chiến chống nạn kì thị chủng tộc

Trong tất cả các thân phận nô lệ của Người yêu du, dường như Baby Suggs là người nhận thức rõ nhất bản chất của những người chủ nô ở Kentucky. Và cũng chỉ có bà gọi đúng tên của nó. Đoạn đối thoại sau đây giữa bà và Sethe đã toát lên một cách hết sức sáng rõ về lập trường cũng như sự tỉnh táo của Baby Suggs sau tất cả những trò “bịp bợm” hòng che mắt người khác của những gã chủ nô da trắng, đồng thời qua đó bộc lộ bản chất gian xảo của chúng:

“ Một lần Sethe nói với bà Baby: “ Họđã cho con ra tù.

“ Cũng chính họđưa con vào đó.” Bà trả lời. “ Họđã đưa mẹ qua sông.”

“ Trên lưng con trai mẹ.” “ Họ cho mẹ ngôi nhà này.” “ Không ai cho ta cái gì cả.” “ Họ cho con việc làm.”

“ Con gái này, ông chủ cần có một đầu bếp cho bọn họ mà.”

“ Ôi, nhưng một số người đối xử với chúng ta có đến nỗi nào đâu.” “ Và đấy là điều ngạc nhiên, đúng không con?” [41, tr. 380]

Sau này khi được ông Garner đưa đến Bluestone, trước sự tự hào của Garner về cách đối xử tử tế đối với nô lệ của ông, Baby Suggs vẫn mỉa mai với ý nghĩ: tuy ông cho con trai tôi chuộc lấy tự do của mẹ, “song ông lại có con trai tôi, còn tôi thì

Một phần của tài liệu “NGƯỜI YÊU DẤU” (BELOVED) CỦA TONI MORRISON DƯỚI GÓC NHÌN HUYỀN THOẠI (Trang 68 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)