Con người cam chịu khuất phục trước định kiến của gia đình,

Một phần của tài liệu NÔNG THÔN VIỆT NAM TRONG CÁC TIỂU THUYẾT TỪ 1986-2000 (Trang 75 - 92)

“Cọp chết để da, người ta chết để tiếng”, đã là người Việt Nam, dù nông thôn hay thành thị, ai cũng có tâm lý sống vì gia đình, ngại gây ra những điều tiếng ở đời. Trong bối cảnh hết sức nhạy cảm của xã hội Việt Nam những năm đầu thời kỳ đổi mới, những vấn đề thống trị xã hội lúc bấy giờ là đạo đức, tư tưởng, lý tưởng, quan điểm, lập trường..., thì con người ta càng phải chú ý hơn đến lời ăn tiếng nói, chú ý hơn đến hành động, chú ý hơn đến lối sống. Sơ xảy một tí, nhẹ thì mang tiếng làm mất danh giá gia đình; nặng thì sai quan điểm, rũ tù như chơi. Chính điều ấy đã tạo nên những ức chế, bi kịch cho con người trong cuộc sống. Họ vùng vẫy, quẫy đạp một cách tuyệt vọng trong những định chế thành văn hay không thành văn. Nhưng tuyệt nhiên không dám chống đối. Nhưng tuyệt nhiên không dám hất bỏ.

Quay trở lại với nhà ông đồ Khang (Thời xa vắng). Lấy vợ cho thằng con út khi nó mới mười hai tuổi, nhưng ông bà không ép Sài yêu vợ nó được. Bao nhiêu lần con trai khóc mếu đòi bỏ vợ, ông bà đều đe nẹt không cho, vì phải giữ gìn “nề nếp gia phong”. Sài dù mới chỉ là một cậu bé, nhưng xuất thân từ một gia đình gia giáo theo truyền thống nho học, nên dẫu chưa hiểu lắm về những điều người lớn nói, cũng lờ mờ nhận thức được ý nghĩa của vấn đề, không dám cãi lời cha mẹ. Bắt Sài hiểu những điều gia giáo thì có thể, còn bắt Sài yêu vợ thì không ai có thể bắt được. Khi còn nhỏ, không bỏ được vợ thì Sài tìm mọi cách trút toàn bộ sự căm ghét, oán hận lên vợ. Nhưng đến năm Sài mười bốn tuổi, được bầu làm

liên đội trưởng thì cái sự chê vợ của cậu lại mang một sắc thái khác. Bề ngoài thì cậu không dám chê vợ nữa. Cậu ta rất sợ tiếng xì xào bàn tán ở bất cứ chỗ nào. Thành ra Sài chỉ yêu vợ ở chỗ đông và bằng sự im lặng, nó có ý thức giữ gìn cẩn thận sao cho người ta không thể nhận thấy giữa nó và vợ có sự “mất đoàn kết”. Nghĩa là, từ khi trở thành một con người gắn với xã hội, Sài đã phải “sống với hai cuộc đời: thật và giả. Ban ngày, chỗ công chúng là con người giả, sống cho vừa lòng mọi người: yêu vợ. Ban đêm khi có một mình là con người thật: không thể nào chung sống với một con người mình ghét bỏ từ đầu đến chân” [trang 42]. Đây là cái khoảng tự do cuối cùng của quyền làm người của Sài. Tất cả mọi chuyện diễn ra như vậy là vì anh sợ. Anh không dám đương đầu với những dư luận, tập tục cổ hủ đã xâm phạm hết sức thô bạo, dã man đến quyền làm người của anh. Trong con người anh luôn tồn tại hai thế lực: chống đối và khuất phục. Hai thế lực ấy ngày càng phát triển, càng mâu thuẫn, và đẩy bi kịch trong con người Sài lên một mức độ ngày càng cao hơn. Hàng loạt hành động của anh sau này đều chứng tỏ thái độ phản kháng, nhưng là kiểu phản kháng yếu ớt, bất lực của một kẻ đầu hàng hoàn cảnh. Anh lên đường một cách im lặng, thực chất là chạy trốn, để khỏi phải đội trời chung với cô vợ bắt buộc ấy. Rồi cả cái cách anh hăng hái, hăm hở học tập và xông pha vào những nơi nguy hiểm mà xét bề ngoài là hành động dũng cảm, thực chất cũng là để thoát ly hoàn cảnh bất hạnh của mình. Ngoài đời thực không rũ bỏ được hoàn cảnh, anh thể hiện mơ ước ấy trong sự tưởng tượng của những trang nhật kí. Trong nhật kí, anh cho mình được tự do yêu đương, tự do thể hiện những khát khao tình ái với Hương. Và cũng ở đây, anh dám thể hiện khát khao được ly hôn: “Từ nay các em được hoàn toàn tự do rồi. Chú và anh đã đề nghị với toà án. Người ta đã điều tra kĩ và nhất trí cho Sài được li hôn để khỏi giết chết ba con người cùng một lúc” [30, tr.76]; thậm chí, tàn nhẫn hơn, còn dám mong vợ chết: “Tôi đi thi đại học và về nhà, cô Tuyết đã chết vì bệnh ung thư ở cổ. Tuyết chết, tôi lại thấy thương, thấy tội nghiệp cho cô ta. Giá cô ta đừng làm khổ tôi mấy năm đằng đẵng có phải tôi cũng quý mến cô ta như tất cả mọi người khác không? Tôi bảo bố mẹ tôi bán cả nhà cửa làm ma cho cô ta thật to và năm

nào đế ngày giỗ, tôi cũng làm mấy mâm cơm mời cả bố mẹ, anh chị cô ta đến như những người thân khác” [30, tr.79]. Đấy là trong suy nghĩ, trong tưởng tượng. Còn thực tế là một thái độ cam chịu. Cho đến khi đã khá trưởng thành trong môi trường quân đội, đã lập được nhiều thành tích trong học tập và chiến đấu, Sài vẫn không hề dám đặt vấn đề phá bỏ những cái cần phá bỏ để làm lại cuộc đời theo ý mình. Phải nhờ có chính uỷ Đỗ Mạnh bàn với chú Hà tìm cách giải phóng cho Sài, anh mới thoát khỏi số phận một cách thụ động. Anh đã không có can đảm giải quyết số phận của mình, mà cứ để mặc cho ai đó muốn định đoạt ra sao thì định, được sao chịu vậy. Sau này, khi bình tĩnh nhìn lại, anh ân hận về sự yếu đuối bất lực của mình “không dám làm, không dám mất một cái gì, chỉ bằng sự im lặng và tránh né, sự tránh né gần như trốn chạy, vừa chiều ý mọi người, vừa toại nguyện cho mình, rút cục không tránh né nổi số phận”. Giá như anh dám “việc mình mình làm, việc gì cứ phải rình rập người khác khen hay chê, nhìn ý tứ mỗi người một tí để bóp mình theo họ” thì đời riêng của anh đâu đến nỗi khốn khổ.

Cuộc đời bất hạnh của Sài là một bài học sâu sắc về cách sống, về trách nhiệm của mỗi con người đối với cuộc đời mình. Tuy nhiên, ta vẫn thấy Sài vừa đáng trách vừa đáng thương, bởi có những khó khăn khách quan mà Sài khó lòng vượt qua. Đó là môi trường, là hoàn cảnh cụ thể xung quanh anh ta. Sài sống trong sự chăm chút, thương yêu của bố mẹ, chú Hà (cán bộ tỉnh), anh Tính ( cán bộ huyện), chính uỷ Đỗ Mạnh, anh Hiểu, anh Hiền (cán bộ phụ trách ở đơn vị). Từ bé, Sài đã được cả gia đình yêu thương, chiều chuộng. Hầu như mọi người ai cũng lo cho hạnh phúc của Sài, kể cả việc cưới vợ hay tìm mọi cách cản ngăn không cho anh thò ra cái ý định bỏ vợ. Người ta không quan tâm đến việc Sài có hạnh phúc hay không, mà chỉ lo nếu có trục trặc gì trong chuyện vợ con thì anh sẽ mất hết, bởi vì dư luận sẽ lên án. Còn cái sự lên án đó đúng hay không, người ta cũng không cần lưu ý tới. Chính ông Hà đã thú nhận với Hương: “Thực ra chú không phải là người độc ác nhưng chú cũng như đa số bây giờ, người ta dựa theo dư luận mà sống chứ ai dám giẫm lên dư luận mà đi theo ý mình” [30, tr.68] và “ở đời này người ta chỉ sẵn sàng chết đói, chết rét, chết bom, chết đạn để che chở, nuôi nấng

cho con mình tai qua nạn khỏi, con mình được sung sướng, được vinh hoa chứ không ai chịu tai tiếng, chịu xỉ nhục để con mình được tự do theo ý nó” [30, tr.67]. Và chính ủy Đỗ Mạnh, sau này khi gặp lại Sài, ông cũng thú nhận là ông rất thương Sài, muốn giải phóng cho Sài nhưng ông sợ, mặc dù không rõ là sợ ai, sợ cái gì. Con người có tư tưởng đúng đắn nhất ấy cũng không vượt ra khỏi cái hàng rào mơ hồ mà kiên cố là cái dư luận xã hội tai ác kia. Nói chi đến Hiểu và Hiền cấp dưới của ông. Những cán bộ như Hiểu, Hiền là những con người phải nói là tốt, có tinh thần kỉ luật rất cao, và những gì họ làm đều là vì Sài, vì thương yêu và mong muốn cho Sài tiến bộ. Nhưng trong thực tế, một cách vô tình, họ đã bắt Sài phải thích thú những cái họ thích thú, phải ghét bỏ những cái họ ghét bỏ. Cái sự yêu ghét của Sài phải do họ chỉ huy, định đoạt. Chính vì thế đã xảy ra điều oái oăm, nghịch lí, đó là: mặc dầu xuất phát từ động cơ tốt đẹp và nhân ái, song lại dẫn đến một hiệu quả hoàn toàn trái ngược. Và điều nguy hiểm, đau đớn nhất là chính việc làm thụ động và khuôn theo một nếp nghĩ nào đó của họ đã “giết chết một tâm hồn trong sáng, một niềm tin, một tình yêu của con người với cách mạng, với quân đội, với xã hội tươi đẹp của chúng ta” [30, tr.132] . Và vì thế , nó gây ra những mối bi kịch lớn của những người thanh niên “luôn luôn sống hộ ý định của người khác, cốt để cho đẹp mặt mọi người chứ không phải cho hạnh phúc của mình” [30, tr.331] như Sài.

Không sống bằng suy nghĩ của người khác, không sống cho sự kỳ vọng của người khác vào bản thân mình, không vô trách nhiệm với cuộc đời mình như kiểu của Sài, nhưng Nguyễn Vạn của Bến không chồng cũng là một chân dung tiêu biểu cho kiểu người không dám đối đầu với dư luận, sống một cuộc đời đầy khổ hạnh, vừa đáng thương vừa đáng giận.

Cuộc sống của Vạn từ khi về làng Đông bị chi phối bởi hai người đàn bà: chị Nhân và mụ Hơn. Với Vạn chị Nhân như là thứ trái cấm nguy hiểm; còn mụ Hơn như một loài hoa có mùi thơm quyến rũ đáng sợ như độc dược.

Dành cho chị Nhân một thứ tình cảm thật đặc biệt “vừa kiêu hãnh mà cách xa, vừa yêu thương và giận dỗi”, nhưng Vạn không dám gọi tên nó. Vạn không

dám giải thích với chính lòng mình là Vạn thương lũ trẻ nhà chị Nhân, thương bé Hạnh mất cha khi còn quá nhỏ hay thương chính mẹ của chúng. Vạn chỉ lặng lẽ giúp đỡ chị Nhân tất cả những việc có thể. Vạn sung sướng khi mẹ con chị hạnh phúc. Vạn đau khổ khi mẹ con chị hoạn nạn... Tất cả sự chăm sóc, gần gũi với gia đình người goá phụ ấy, Vạn làm theo bản năng, do con người, do trái tim Vạn muốn thế. Vạn chưa bao giờ dừng lại để chất vấn lòng mình. Đến khi nghe được những lời xì xào của cả làng, Vạn mới chợt giật mình nhận ra mình cũng có những ý nghĩ mơ hồ, mới lạ về chị Nhân; chợt giật mình khi nhận ra cái tình cảm vừa mãnh liệt vừa sợ hãi, cái tình cảm giống như ngọn lửa trước gió lúc bùng lên, lúc tắt ngấm ở trong lòng mình. Vạn yêu và kính trọng người đàn bà ấy. Là kẻ đi hết gần quá nửa cuộc đời mới biết yêu, mới biết được những cảm giác rung động của tình yêu. Thế nhưng, khi đứng trước chị Nhân, Vạn vừa muốn chiếm hữu vừa muốn trốn chạy, vừa khao khát vừa cay đắng lùi ra xa. Sở dĩ như vậy là vì Vạn lo lỡ có ai “hỏi về quan hệ của mình với nhà chị Nhân”. Và thay vì bày tỏ tình cảm của mình, tiến đến với người đàn bà mình yêu mến thì Vạn lại cho rằng “đấy là do những phút giây yếu hèn không kìm nén được”. Tình cảm của Vạn là vậy, nhưng lí trí không cho phép Vạn làm điều ấy, bởi vì “điều ấy là lỗi lầm đáng tiếc không xứng đáng với người chiến sĩ cách mạng, không xứng đáng với lòng ngưỡng mộ của dân làng, họ mạc” [18, tr.62]. Vạn sợ dư luận bàn tán. Vạn sợ phải trả lời các câu hỏi của dòng họ về mối quan hệ của mình. Vạn đã không thể đánh đổi niềm kiêu hãnh Vạn có để giành lấy tình yêu, hạnh phúc. Hay nói cách khác, Vạn cũng như Sài trong Thời xa vắng, đã không dám mất, không dám làm điều gì cho cuộc sống của riêng mình.

Đấy là với thứ trái cấm mà Vạn phải nâng niu, gìn giữ. Còn với loài độc dược quyến rũ, thái độ của Vạn thế nào? Chính Vạn dẫn người đến bắt và xử tội gia đình địa chủ Hào buộc cha con địa chủ Hào phải chết. Và Vạn được chia sử dụng căn nhà rộng lớn của hắn, còn con dâu và thằng cháu đích tôn của địa chủ Hào được ở căn bếp. Chính vì thế mà sinh chuyện. Chính vì thế mà chuỗi ngày dài sau đó, Vạn phải khổ sở, khốn đốn về những trò lẳng lơ mồi chài của mụ Hơn. Mụ

Hơn chết chồng, mụ cần một người đàn ông, cần một chỗ dựa vững chắc như Vạn. Mụ Hơn lại là người đàn bà khá quyến rũ và quá đỗi dạn dĩ. Mụ đã kiếm đủ chuyện để được tiếp xúc với Vạn, gần Vạn, chiếm được Vạn: nào là nhờ chở che cho thằng Tốn con mụ; nào là cố tình cho Vạn thấy mụ tắm; nào là mách Vạn chuyện con gà trống nhà Vạn dám “huỷ hoại” danh tiết con gà mái nhà mụ và chuyện con mèo cái của mụ ngáy đực gào rống lên từng cơn; cả chuyện tối tối vác chiếc chõng tre ra sân nằm hóng mát, cố tình vén quần thật cao khoe cặp đùi trắng lốp; thậm chí, mụ còn tạo điều kiện cho Vạn “sờ tí” hôm mụ sang xin muối. Đứng trước những trò mồi chài ấy, người đàn ông trong Vạn ban đầu tức giận, khinh bỉ, sau “thấy mụ Hơn ăn mặc hớ hênh đứng thở dài thườn thượt”; và đã có lúc “cái xu chiêng mềm mềm trên ngực mụ nó như ma lực hút kiệt mất lí trí Vạn. Bàn tay Vạn run rẩy đang gây tội lỗi mà Vạn không biết” [18, tr.249]. Nhưng chỉ một chút thôi, rồi Vạn tỉnh ngay. Vạn không thể “mắc nỡm” mụ ta được. Cứng rắn là thế. Đàng hoàng là thế. Giữ trọn “trinh tiết” đến thế. Vậy mà Vạn vẫn sợ mang tiếng. Mụ Hơn vừa đẻ thêm một đứa con hoang, thỉnh thoảng mụ lại ẵm con sang nhờ Vạn trông hộ. Vạn ghét cay ghét đắng muốn từ chối, nhưng “mụ mới chỉ lừ mắt Vạn đã sợ cái “phốt” ấy đấy, cái phốt Vạn trót sờ tý mụ”. Anh Vạn Điện Biên, con người quen sống trong ánh mắt ngưỡng mộ, kính nể của xung quanh ấy sợ mọi người dị nghị, chê cười. Và thế là Vạn lại chạy trốn, trốn ra vườn ươm của các cụ phụ lão trong làng. Vạn chạy trốn vì “nếu còn ở gần mụ Hơn ắt sẽ có ngày mắc với mụ ấy thì khổ cả một đời...” [18, tr.269].

Cả đời Vạn chỉ toàn là chạy trốn. Chạy trốn người Vạn yêu thương. Chạy trốn cả người Vạn khinh ghét. Vạn chạy trốn cả chính Vạn, chạy trốn khỏi cái sức mạnh bản năng của người đàn ông luôn quẫy đạp, hun đốt trong Vạn, thế nên khi thấy “bọn đàn bà con gái lại hớ hênh phơi cái phần da thịt trắng hớn ra giữa trời đất” thì Vạn chỉ biết “nhảy vào giường vật mình vật mẩy và nhận ra mình là kẻ hư hỏng quá lắm” [18, tr.269], để rồi sau mới thấy tiếc là mình không lấy vợ sớm. Chạy trốn được tất cả, nhưng Vạn vẫn không thể chạy trốn nổi số phận, số phận nghiệt ngã. Cả một đời giữ gìn phẩm giá như cô gái tân giữ gìn trinh tiết. Nhưng

rồi trong cái châng lâng của hơi men, của đòi hỏi xác thịt không kiểm soát, Vạn đã vô tình huỷ hoại nó, huỷ hoại cả danh tiết của Hạnh, người đàn bà mà “hai mươi lăm năm nay Vạn đã yêu thương nó bằng tình cảm của một người cha” và “đến như mẹ nó Vạn còn không dám” [18, tr.273]. Dù rằng Hạnh tự nguyện dâng hiến, tự nguyện tìm đến Vạn như một người đàn ông duy nhất hiểu và thương yêu nó; và Vạn cũng cảm nhận thấy mọi tinh hoa của Hạnh đã đem lại cho cuộc đời Vạn những phút giây sung sướng; nhưng Vạn vẫn không dám đối diện với chính mình. Vạn không dám nhìn mặt bất cứ ai ở làng Đông. Vạn cảm thấy xấu hổ với tất cả, kể cả những đứa trẻ con bé tí teo, đến mức muốn cầm thanh củi chọc thẳng vào

Một phần của tài liệu NÔNG THÔN VIỆT NAM TRONG CÁC TIỂU THUYẾT TỪ 1986-2000 (Trang 75 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)