Áp dụng các phương pháp phân tích nghiên cứu kinh tế tiên tiến

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện việc sử dụng công cụ thuế trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam pot (Trang 84 - 90)

II- Hệ thống thuế đối với người lao động

3.2.2.4.áp dụng các phương pháp phân tích nghiên cứu kinh tế tiên tiến

Công tác nghiên cứu và phân tích ảnh hưởng của hệ thống thuế đến các mặt của đời sống xã hội, các tổ chức, cá nhân cần được quan tâm hơn nữa. Đặc biệt là những phương pháp phân tích kinh tế học tiên tiến. Những phương pháp phân tích định lượng chính xác sẽ giúp ích nhiều hơn trong việc sử dụng công cụ thuế. Những phương pháp phân tích kinh tế này cần có bộ phận phụ trách và kinh phí thực hiện. Nhà nước nước nên hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng những cán bộ ngành thuế có những kiến thức kinh tế sâu sắc. Những giải pháp kinh tế tối ưu nên được chú trọng và đã ngộ xứng đáng. Thậm chí, Nhà nước tuyển lựa những chuyên viên tư vấn kinh tế giỏi cho đi đào tạo về phân tích chính

sách thuế nhằm cung cấp những thông tin về phân tích ảnh hưởng của thuế cho các cơ quan quản lý thuế và Chính phủ. Ngoài ra, Nhà nước cũng nên hỗ trợ các cơ quan nghiên cứu và Tổng cục Thống kê nâng cao hiệu quả của các con số thống kê nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu và phân tích. Trong thời gian tới, Nhà nước có thể cho phép những đề án chuyên sâu phác họa những yêu cầu xây dựng nên phần mềm phân tích kinh tế tiên tiến để nâng cao chất lượng thông tin cho quản lý nhà nước về thuế. Việc nghiên cứu xem xét công cụ quản lý thuế dưới nhiều góc độ và quan điểm khác nhau là rất cần thiết, thậm chí là những gốc độ nghiên cứu khác biệt. Trên cơ sở có nhiều các nhìn và nhiều phương pháp nghiên cứu mới có thể có những đánh giá chính xác về công cụ thuế. Những phương pháp phân tích kinh tế tiên tiến là những cơ sở khoa học về lý luận và thực tiễn rất tốt khi đã có những quốc gia phát triển áp dụng. Nhà nước tận dụng được những phương pháp này chắc chắn có được hiệu quả cao với chi phí dành cho nghiên cứu và thí điểm thấp.

Kết luận

Từ việc giải thích các nội dung về doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh và công cụ thuế, luận văn đưa ra những luận điểm về việc sử dụng công cụ thuế trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam. Luận văn cũng phân tích về quản lý nhà nước thông qua công cụ thuế. Việc sử dụng công cụ này diễn ra trên cả 3 phương diện về chính sách thuế, cơ chế quản lý thuế và bộ máy quản lý thuế. Chính sách thuế có hai cấp độ chính là chủ trương chính sách và hệ thống các sắc thuế cụ thể. Luận văn đưa ra những phương pháp phân tích tác động thuế theo lý thuyết kinh tế học tiên tiến như phân tích về độ trễ của thuế; sự mất trắng của thuế.

Trên cơ sở những luận điểm đã trình bày ở trên, luận văn đã đi sâu phân tích việc sử dụng công cụ thuế đối với DNCNNQD ở Việt Nam cả về chính sách, bộ máy và cơ chế. Trước hết, luận văn tập trung vào phân tích tình hình phát triển ngành công nghiệp và tình hình thu thuế nói chung, từ đó luận văn mới đi sâu phân tích từng khía cạnh riêng có của doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh. Bên cạnh đó, luận văn cũng phân tích khá tỉ mỉ về tác động của hệ thống thuế đối với Nhà nước là chủ thể quản lý và doanh nghiệp là đối tượng bị quản lý nhằm có những cách nhìn và đánh giá toàn diện. Cuối cùng, luận văn tập hợp những phân tích đánh giá về những ưu nhược điểm của hệ thống thuế ở nước ta đối với doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh.

Để có những giải pháp mang tính khả thi, luận văn đưa ra bốn quan điểm đổi mới về điểm đánh thuế, vận dụng thuế linh hoạt, kết hợp hài hòa thuế trực thu với thuế gián thu và luật pháp hóa tất cả các nguồn thu của Ngân sách. Giải pháp của luận văn tập trung vào hai nhóm giải pháp lớn là giải pháp hoàn thiện hệ thống thuế hiện có, giải pháp bổ trợ cho việc thực hiện công cụ thuế. Những giải pháp này được trình bày theo các khía cạnh về cơ sở lý luận và thực tiễn, nội dung, hiệu quả và điều kiện áp dụng giải pháp. Hơn nữa, các giải pháp này không gây tốn kém về chi phí và công sức của Nhà nước. Với hệ thống các giải pháp trên được áp dụng đồng bộ đảm bảo góp phần hoàn thiện công cụ thuế trong quản lý nhà nước ở nước ta hiện nay.

danh mục tài liệu tham khảo

1. Lê Văn ái (2000), Giáo trình Thuế nhà nước; Trường Đại học Tài chính - Kế toán, Nxb Thống kê, Hà Nội.

2. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (1996), Tài liệu học tập Văn kiện Đại hội VIII của Đảng, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

3. Ban Tư tưởng - văn hóa Trung ương (2001), Tài liệu nghiên cứu Văn kiện Đại hội IX của Đảng, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (1992), Những quan điểm cơ bản về kinh tế của Đại hội VII, Nxb giáo dục chính trị, Hà Nội.

5. Bộ Tài chính (1998), Những văn bản hướng dẫn thực hiện luật thuế giá trị gia tăng,

Nxb Tài chính, Hà Nội.

6. Bộ Tài chính (2001), Lịch sử Tài chính Việt Nam, tập 1.

7. Chính phủ (1998), Pháp lệnh về tài chính kế toán, Nxb Tài chính, Hà Nội.

8. Chính phủ (1998), Nghị định số 28/1998/NĐ-CP quy định chi tiết việc thực hiện luật thuế giá trị gia tăng ngày 11/5/1998.

9. Chính phủ (1998), Quyết định số 4-L/CT Công bố luật thuế khoáng sản (có bổ sung) Ngày 28/4/1998.

10. Chính phủ (1998), Quyết định số 75/1998/QĐ-TTg quy định về mã số nộp thuế cho các đối tượng nộp thuế ngày 4/4/1998.

11. Ngô Đình Giao (1994), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa nền kinh tế quốc dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Lương Xuân Quỳ (2002), Xây dựng quan hệ sản xuất định hướng XHCN và thực hiện tiến bộ công bằng xã hội ở Việt Nam, Nxb Tài chính, Hà Nội.

14. Lê Văn Châu (1998), Vốn nước ngoài và chiến lược phát triển kinh tế ở Việt Nam,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam (1999), Nhịp cầu giao thương Việt Mỹ, Nxb Tài chính, Hà Nội.

16. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (1992), Văn kiện Đại hội Đảng VII.

17. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (1996), Văn kiện Đại hội Đảng VIII.

18. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (1998), Các quy định pháp luật về kinh tế ngoài quốc doanh.

19. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2001), Văn kiện Đại hội IX. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

20. Nhà xuất bản Pháp lý (1992), Các văn bản pháp luật kinh doanh đối với kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân và công ty, Tập 1.

21. Nhà xuất bản Sự thật (1987), Văn kiện Đại hội Đảng VI.

22. Nhà xuất bản Tài chính (2001), Hệ thống hóa các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng đã được sửa đổi bổ sung.

23. Quách Đức Pháp (1999), Thuế công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, Nxb Xây dựng, Hà Nội.

24. Luật thuế doanh thu, (1990), Nxb Pháp lý, Hà Nội.

25. Luật thuế lợi tức và thuế thu nhập đặc biệt, (1990), Nxb Pháp lý, Hà Nội. 26. Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN VN, (1992), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

27. Bổ sung và sửa đổi thuế doanh thu, thuế lợi tức, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế XNK

(1993), (đã được thông qua kỳ họp quốc hội thứ 9 lần thứ 3 ngày 14/7/1993). 28. Luật thuế khoáng sản (1996), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29. Luật thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp. (1997), 30. Luật Ngân sách Nhà nước, sửa đổi và bổ sung ngày 20/5/1998. 31. Luật Doanh nghiệp (1999).

32. Tổng cục Thống kê (2002), Niên giám thống kê công nghiệp - 2000, Nxb Thống kê, Hà Nội.

33. Tổng cục Thống kê (2002), Kết quả điều tra toàn bộ doanh nghiệp 01/4/2001, Nxb Thống kê, Hà Nội.

34. Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính (8/2000), Thuế Việt Nam qua các thời đại lịch sử. 35. Thời báo Kinh tế Việt Nam (2002), Báo động gian lận thuế GTGT, số 58, Công

nghiệp trước thách thức, số 84, Thuế vẫn vướng, số 86, Ngăn chặn hoàn thuế GTGT, số 113, Dự toán Ngân sách năm 2003, số 143, Bình đẳng cho kinh tế tư nhân, số 146, các doanh nghiệp bị "sốc" vì thuế, số 152.

36. Thời báo Kinh tế Việt Nam (2003), Tốc độ tăng trưởng công nghiệp Việt Nam, số 6. 37. JOSEPH E. STILITZ (1995), Kinh tế học công cộng, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà

Nội. 38. www.mof.org.vn/. 39. www.vneconmy.com.vn/. 40. www//http/worldbank.org/. Mục lục Trang Trang phụ bìa Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các sơ đồ mở đầu 1

Chương 1: Vai trò của thu ngân sách nhà nước và tổ chức hẹ thống

quản lý thu ngân sách cấp tỉnh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện việc sử dụng công cụ thuế trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam pot (Trang 84 - 90)