Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm (%)

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện việc sử dụng công cụ thuế trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam pot (Trang 50 - 53)

- Tác động đối với đối tượng nộp thuế

2 Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm (%)

Thành thị 5,88 6,01 6,35 7,4 6,44 6,26 Nông thôn 27,89 26,86 28,87 26,51 26,14 25,63

Nguồn: [35, số 116, trang 6].

Khi phân tích hệ thống thuế áp dụng cho các DNCNNQD Nhà nước cũng không thể không xem xét đến tác động của nó tới người lao động. Do đó, việc sử dụng công cụ thuế trong quản lý nhà nước đối với các DNCNNQD cũng ảnh hưởng đến người lao động và lực lượng lao động.

Nếu phân tích theo phương pháp kinh tế học tiên tiến thì mức độ đóng bảo hiểm xã hội cũng ảnh hưởng lớn đến cung và cầu lao động. Thuế thu của người lao động hay đánh vào người sản xuất đều có tác động như nhau nếu chi phí đó được tính như chi phí về nhân công. Nước ta chưa thu "thuế việc làm" nhưng người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội là 15% tổng quỹ lương do người sử dụng lao động phải nộp và 5% tổng quỹ lương do người lao động phải nộp. Về cơ bản sẽ là 20% tổng quỹ lương phải chi nộp cho Nhà nước. Như vậy, chi phí tiền lương sẽ tăng cao hơn và mức cân bằng cung cầu sẽ thay đổi. Mức lương sẽ tác động vào mức cầu và cung lao động. Tỷ lệ thất nghiệp và không có việc làm ở mức cao như nước ta tất yếu có tác động của hệ thống thuế đánh vào DN và người lao động. Tuy nhiên, hiện nay sự phân tích tính chính xác về sự ảnh hưởng này còn kém. Hệ thống thuế áp dụng cho các DNCNNQD hiện nay có tác động rất mạnh mẽ đến sự phát triển của các doanh nghiệp.

Từng loại thuế có những tác động khác nhau đối với doanh nghiệp, tuy nhiên hai loại thuế có tác động mạnh nhất đến DNCNNQD là thuế TNDN và thuế GTGT. Số thu của hai loại thuế này từ DNCNNQD chiếm hơn 90% mức đóng góp của họ. Do đó, xem xét tỉ mỉ hai loại thuế này sẽ phản ánh được công cuộc cải cách thuế giai đoạn 1991 - 2001, đồng thời rút ra được những kinh nghiệm quý báu cho việc cải cách thuế tiếp theo.

Thuế TNDN của DNCNNQD có mức đóng góp vào ngân sách rất cao, chiếm hơn 45%. Thuế TNDN hiện nay có sự mất trắng thể hiện qua tình trạng Nhà nước bị thất thu vì thuế suất cao nên DN né tránh sản xuất kinh doanh nhiều mặt hàng không chịu nổi thuế TNDN. Mặt khác, thuế TNDN cũng tác động đến quyền lợi trực tiếp của DN nên họ luôn tìm cách trốn thuế. Doanh nghiệp thường đưa giá thành cao hơn thực tế để giảm thuế TNDN. Đồng thời, thuế TNDN luôn có độ trễ trong thu thuế rất lớn do cả cơ quan thuế và người nộp thuế khó thống nhất quan điểm về xác định số thuế phải nộp. Thuế TNDN ảnh hưởng đến quyết định đầu tư sản xuất kinh doanh của DNCNNQD rất mạnh. Việc miễn giảm thuế TNDN luôn tạo cho DNCNNQD những ưu ái trong đầu tư. Nhà nước ta đã ban hành luật khuyến khích đầu tư trong nước và luật đầu tư nước ngoài qua việc vận dụng cơ chế ưu đãi về thuế. Tuy nhiên, hiện nay Nhà nước chưa thể kiểm soát được tác động của thuế TNDN đối với gánh nặng thuế cho DN hay người tiêu dùng mặc dù về bản chất là thuế đánh vào người sản xuất. Để luật thuế này thực sự trở thành thuế trực thu Nhà nước cần tăng cường hơn nữa vai trò quản lý của mình đối với nền kinh tế thị trường, đặc biệt là thông qua tác động vào cung và cầu của hàng hóa. Tình trạng phổ biến hiện nay là người tiêu dùng vẫn phải chịu gánh nặng thuế nhiều hơn DN khi hiệp hội tiêu dùng của nước ta hoạt động chưa hiệu quả. Quyền lợi của người tiêu dùng bị vi phạm tràn lan, lời cam kết bảo hành và dịch vụ kèm theo không được DN thực hiện nghiêm túc. Như vậy, xét về tác động của thuế TNDN đối với DNCNNQD hiện nay còn nhiều bất cập chưa được Nhà nước quan tâm thích đáng do đó hạn chế rất nhiều hiệu quả của luật thuế.

Đối với các loại thuế gián thu như thuế GTGT, thuế TTĐB hiện nay cũng có nhiều tác động đến DN. Thuế GTGT có tác động lớn nhất đến DNCNNQD với mức đóng góp hơn 46%. Vì vậy, nếu thu thuế GTGT có độ trễ lớn sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến thu NSNN đối với khu vực kinh tế này. Nhà nước đã phải quy định chặt chẽ việc báo cáo và nộp thuế GTGT theo từng tháng. Thu thuế GTGT cũng ảnh hưởng lớn đến người tiêu dùng và

doanh nghiệp. Khi chuyển đổi sang hệ thống thuế mới nhiều doanh nghiệp có mức đóng góp ít hơn nhưng cũng có nhiều DNCNNQD sẽ chịu thuế nhiều hơn thuế doanh thu trước đây. DNCNNQD sẽ chịu thuế hay người tiêu dùng chịu thuế sẽ tùy thuộc vào giá cả hàng hóa sau khi đánh thuế. Mặc dù về bản chất thuế GTGT là đánh vào người tiêu dùng nhưng thực chất người tiêu dùng và người sản xuất đấu tranh với nhau dựa trên quan hệ cung cầu và giá cả hàng hóa được xác lập trong giao dịch. Khi giá cả hàng hóa tăng cao thì người tiêu dùng mới phải chịu thuế. Nếu chỉ số giả cả bình quân tăng quá thấp thì doanh nghiệp phải chịu thuế nhiều hơn. Thậm chí, trong nhiều trường hợp giá cả tăng lên mà người tiêu dùng không chấp nhận mua thì các doanh nghiệp đã đưa ra tiêu thức bán hàng không xuất hóa đơn hoặc viết hóa đơn thấp hơn giá trị thực nhằm né tránh gánh nặng thuế này.

Thuế GTGT cũng gây ra sự mất trắng rất lớn khi khả năng người tiêu dùng hạn chế chi tiêu hay tìm mua hàng lậu thuế giá rẻ. Trong những trường hợp này, Nhà nước thất thu thuế mà DN cũng không thu được lợi nên Nhà nước cần phải có những biện pháp tăng cường công tác quản lý thuế trên nhiều mặt. Mặc dù, những năm gần đây nạn gian lận hoàn thuế GTGT rất lớn đã thất thoát của Nhà nước hàng trăm tỷ đồng nhưng hiệu quả của thuế GTGT vẫn đáng được quan tâm. Sự sai sót không phải là nguyên lý gây ra sự mất trắng thuế mà do chính sách thuế và cơ chế quản lý do đó hạn chế về thuế GTGT ở nước ta lại xoay quanh vấn đề gian lận hoàn thuế. Trên thực tế, việc gian lận xảy ra chủ yếu nảy sinh trong buôn bán hàng nông, hải sản xuất khẩu qua đường biên giới. Cho nên, không thể coi đây là hạn chế về sự mất trắng của thuế GTGT. Đối với tác dụng của thuế GTGT đối với DNCNNQD hiện nay là khá mạnh mẽ. Phần lớn các DN này hoạt động trong các ngành chế biến phục vụ tiêu dùng nên bị ảnh hưởng nhiều. Trong giai đoạn vừa qua giá cả hàng hóa từng chủng loại mặt hàng có khác nhau nên để phân định gánh nặng thuế của từng loại mặt hàng phải lập đề án cụ thể. Để thấy rõ hơn tác động của thuế GTGT, có thể phân tích kỹ hơn về gánh nặng thuế khi áp dụng luật thuế GTGT trong năm 2000. Năm 1999, luật thuế được ban hành và có hiệu lực nhưng ảnh hưởng của nó diễn ra rõ ràng nhất vào năm 2000. Rất khó đánh giá khi hiệu quả của luật thuế còn chưa phát huy và số liệu thống kế về thu thuế còn phải bù trừ với các khoản thuế nợ đọng của hệ thống thuế cũ. Tác động của thuế GTGT đối với nền kinh tế nước ta nói chung và DNNQD là rất lớn. Đến này

2000, số liệu phân tích về gánh nặng thuế của một số nhóm hàng cụ thể theo cách đánh thuế GTGT theo biểu đồ 2.5.

Biểu đồ 2.5: Người tiêu dùng và DN chia sẻ "gánh nặng thuế"

Nếu sự biến động giá cả sau khi áp dụng thuế GTGT chủ yếu do thuế gây nên: Cả người tiêu dùng và doanh nghiệp đều chịu gánh nặng thuế.

Nguồn: [39].

Như vậy, nếu xét riêng tác động của thuế GTGT trong giai đoạn này thì thấy tính chất thuế đã có sự thay đổi nền có nhiều DN còn lúng túng trong khai báo thuế gây tâm lý lo lắng và dè dặt. Tuy nhiên, Bộ Tài chính đã có những giải pháp tình thế giải quyết cho những doanh nghiệp gặp khó khăn khi tính theo luật thuế mới. Tuy nhiên, để có những đánh giá xác đáng cần phân tích tác động của hệ thống thuế đối với đối tượng của thuế đó là đối tượng chịu thuế.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện việc sử dụng công cụ thuế trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp công nghiệp ngoài quốc doanh ở Việt Nam pot (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)