0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Tình hình phát triển DNCNNQD ở Việt Nam trong thời gian qua

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: HOÀN THIỆN VIỆC SỬ DỤNG CÔNG CỤ THUẾ TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH Ở VIỆT NAM POT (Trang 32 -35 )

- Tác động của thuế đối với doanh nghiệp sản xuất.

2.2.1. Tình hình phát triển DNCNNQD ở Việt Nam trong thời gian qua

Trong thời kỳ đất nước bị chia cắt từ 1954 đến 1975, ở Miền Bắc đã kiên quyết xóa bỏ các DNCNNQD cho nên các DN này không phát triển. ở Miền Nam, DNCNNQD rất phát triển nhưng lệ thuộc Mỹ. Năm 1975, khi đất nước hoàn toàn giải phóng, cả nước ta bước vào giai đoạn xây dựng CNXH và DNCNNQD lại có cơ hội phát triển trở lại vào đầu những năm 80. Sau Đại hội Đảng VI, DNCNNQD đã phát triển không ngừng và chứng minh được tính hiệu quả và vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân. (Bảng 2.1).

Bảng 2.1: Số lượng các cơ sở kinh doanh công nghiệp ở Việt Nam

TT

Các loại cơ sở sản xuất

1 DNNN 6.025 5.790 5.790 5.821 5.991 5.900 5.700 2 DNNQD 62.371 61.371 59.046 61.545 61.722 62.722 68.330 3 DN có vốn nước ngoài 540 666 881 959 1.012 1.012 1.233 Tổng số 68.936 68.936 65.717 68.325 68.725 69.634 75.263

Nguồn: [32, trang 140; 41, trang 14-58].

Do chính sách khuyến khích phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, thành phần kinh tế NQD đã tăng nhanh về số cơ sở sản xuất. Đặc biệt là chỉ số tăng giá trị sản xuất công nghiệp rất cao đã đóng góp vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế. Đến 2002, DNNQD là 68.330, trong đó gồm 28.927 cơ sở sản xuất công nghiệp. Với quy mô phát triển như vậy đòi hỏi có sự quản lý của Nhà nước là tất yếu và sức mạnh của thành phần kinh tế này có được cũng phần nào nhờ vào chủ trương phát triển của Nhà nước về kinh tế.

Tuy nhiên, các DNNQD lại phân bổ theo cơ cấu không hợp lý kể cả theo vùng địa lý và theo ngành nghề. Những ngành nghề có vai trò then chốt về khoa học công nghệ, và vốn lớn có rất ít các DNCNNQD. Các DNNQD do mới được chú trọng phát triển nên còn rất nhỏ bé so với tiềm năng phát triển. Các thành phố lớn, đặc biệt là thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Thành phố Hồ Chí Minh có 27.901 cơ sở chiếm hơn 40% trong tổng số và trở thành phố đầu tầu về công nghiệp của cả nước. DNNQD có tiềm năng lớn thể hiện rất rõ qua tốc độ tăng trưởng những năm gần đây (Bảng 2.2.)

Bảng 2.2: Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp (Đơn vị: %)

Tiêu chuẩn phân loại 1995 1998 1999 2000 2001 2002

Tổng số 14,5 12,5 11,5 15,8 14,2 14,5 Khu vực kinh tế trong nước 14,5 7,6 7,1 14,2 15,4 11,7 + Kinh tế Nhà nước 11,9 7,7 7,2 16,0 15,4 11,7

Trong đó: Trung ương 13,6 8,2 6,0 11,07 13,1 12,6 Địa phương 12,6 6,9 4,3 14,9 11,8 9,8 + Kinh tế ngoài quốc doanh 16,9 7,5 10,8 18,4 20,3 19,1 Kinh tế có vốn đầu tư nước

ngoài

- 24,4 21,0 18,6 12,1 14,6

Nguồn: [33, trang 66].

Số liệu bảng trên cho thấy DNCNNQD đã có sự tăng trưởng mạnh và kéo chỉ số tăng trưởng chung của cả nước lên hơn 14%. Năm 2001, tốc độ tăng trưởng khoảng 20% và năm 2002 là 19,1% gấp hai lần so với tốc độ tăng trưởng của khu vực quốc doanh. Trước đây DNNN luôn có chỉ số tăng trưởng lớn nhất và là đầu tầu kéo chỉ số tăng trưởng chung của cả nước nhưng đến nay DN có vốn đầu tư nước ngoài và DN tư nhân đang đóng vai trò đó.

Trong những năm gần đây, Nhà nước đang sắp xếp lại các DNCN Nhà nước nên chỉ số tăng trưởng của thành phần này có phần suy giảm. Đặc biệt là các DN có vốn đầu tư nước ngoài đang có mức tăng trưởng rất cao trong thời gian qua đã phát triển chậm lại chỉ ở mức 12,1% năm 2001 và 14,6% năm 2002. Sự đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cũng đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng của nền kinh tế. Đối với khu vực kinh tế này cũng cần có sự quản lý của Nhà nước để phát triển nền kinh tế theo định hướng XHCN. Sự phát triển của DNCNNQD được phản ánh rõ nét hơn qua các con số thống kê (bảng 2.3.)

Bảng 2.3: Giá trị tổng sản phẩm trong nước theo giá hiện hành

(Đơn vị: ngàn tỷ đồng)

TT Thành phần kinh tế 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: HOÀN THIỆN VIỆC SỬ DỤNG CÔNG CỤ THUẾ TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH Ở VIỆT NAM POT (Trang 32 -35 )

×