Về nguồn thông tin phục vụ cho hoạt động thẩm định dự án

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển - chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 74 - 75)

I. Rủi ro, thuận lợi và khó của dự án

K. Nguồn trả nợ từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

1.6.2.4. Về nguồn thông tin phục vụ cho hoạt động thẩm định dự án

Thông tin số liệu làm căn cứ tính toán thẩm định chưa đầy đủ dẫn đến khó đánh giá hoặc đánh giá sai về khách hàng hiệu quả kinh tế xã hội và tính khả thi của dự án.

Pháp lệnh kế toán thống kê chưa được thực hiện nghiêm túc, nhất là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Việc hạch toán của doanh nghiệp nhiều khi không đúng thực chất và chưa có chế độ kiểm toán bắt buộc nên rất khó đánh giá thực trạng khả năng tài chính, tình hình thanh toán, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.Mặt khác, hạch toán không được cập nhật, doanh nghiệp chỉ có bảng cân đối tài khoản hoặc lập quyết toán theo tháng, quý, thậm chí 6 tháng một lần nên số liệu cung cấp cho chi nhánh không kịp thời và thường sai lệch so với hiện tại. Trung tâm CIC của NHNN lấy số liệu từ các bảng cân đối kế toán, bảng thống kê tài khoản, bảng thống kê tài sản của doanh nghiệp do NHTM cung cấp thường bị chậm và cũng chưa được chuẩn xác.

Chi nhánh khó có thể đối chiếu tình hình công nợ, nợ khê đọng, nợ khó đòi của đơn vị, nên chi nhánh gặp khó khăn trong việc thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Việc xác định nguồn vốn của doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp tư nhân để xác định mức độ tự chủ về vốn của doanh nghiệp trong phương án đầu tư rất khó khăn và thường không chính xác.

Biến động giá cả, vật tư hàng hoá và thị trường tác động mạnh và có yếu tố quyết định đến hiệu quả của dự án trong khi Ngân hàng nắm bắt thị trường chưa nhanh nhạy. Do đó doanh nghiệp xây dựng phương án kinh doanh trên cơ sở giá thị trường nên phương án không đủ điều kiện thông tin để thẩm định.

Các chỉ tiêu để tính toán không phù hợp với cấu trúc của các báo cáo tài chính nên gây khó khăn cho các cán bộ tín dụng khi tính toán các chỉ tiêu này. Chẳng hạn khi phân tích tình hình dự trữ vốn lưu động và vốn cố định thì vẫn dựa vào nguồn vốn cố định và vốn lưu động, trong khi trên báo cáo tài chính chúng được gộp lại thành nguồn vốn kinh doanh. Do vậy khi tính toán các chỉ tiêu này, các cán bộ tín dụng phải hỏi lại doanh nghiệp về mức cụ thể của các loại trên.

Bên cạnh số liệu lịch sử về doanh nghiệp thiếu chính xác số liệu nên trong các báo cáo khả thi hoặc luận chứng kinh tế kỹ thuật cũng ở tình trạng như vậy. Trong đó các con số dự kiến về cân đối thu chi, khả năng tiêu thụ thường là ước tính chưa mang tính khoa học cao, nhất là áp dụng phương pháp toán học để tính toán. Từ đó tính toán cá chỉ tiêu điểm hoà vốn, NPV, IRR và mốc các chỉ tiêu đi cùng thiếu chính xác.

Việc tổng hợp thông tin, đánh giá xếp loại doanh nghiệp chưa có cơ quan nào chính thức thực hiện (chẳng hạn như Pháp thì NHNN làm việc này). Mặt khác chưa có khung định hướng chung về tiêu chuẩn và phương pháp phân loại doanh nghiệp. Dẫn đến có thể xảy ra tình trạng cùng một doanh nghiệp nhưng đơn vị chủ quản đầu tư xếp loại A, MHTM xếp họ loại B, NHĐT & PT xếp họ loại C…

Thông tin tổng hợp từ NHNN, Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam cũng như tại ngân hàng BIDV Nam Hà Nội về tình hình và xu hướng phát triển các ngành kinh tế trong từng thời kỳ còn ít, chưa kịp thời nên chi nhánh thiếu căn cứ thông tin vĩ mô trong việc thẩm định..

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển - chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w