Về thông tin phục vụ cho hoạt động thẩm định

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển - chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 70 - 72)

I. Rủi ro, thuận lợi và khó của dự án

K. Nguồn trả nợ từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

1.6.1.4. Về thông tin phục vụ cho hoạt động thẩm định

Là một Ngân hàng có quan hệ giao dịch rộng với nhiều doanh nghiệp và cơ quan khác trong và ngoài ngành Ngân hàng nên nguồn thông tin tín dụng của Ngân hàng tương đối dồi dào. Với các nguồn thông tin này, chất lượng tín dụng cũng được nâng lên rất nhiều. Ngoài ra, chi nhánh cũng đã chú trọng đến việc lấy thông tin trực tiếp từ khách hàng như: phỏng vấn người đi vay, điều tra trực tiếp tại cơ sở… nên chất lượng của thẩm định không ngừng được nâng cao.

Với thời gian hoạt động dài,chi nhánh đã tạo ra được uy tín trong quan hệ với khách hàng và với các Ngân hàng bạn, các tổ chức trong và ngoài nước. Các tổ chức đã mạnh dạn rót vốn cho các dự án thông qua Ngân hàng là người bảo lãnh. 1.6.1.5. Về nội dung thẩm định

Trong quá trình thẩm định, cán bộ tín dụng luôn chú trọng đến việc phân tích và đánh giá mức độ tổng hợp của vốn đầu tư, thời điểm rót vốn của dự án để nguồn vốn đầu tư được sử dụng hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất, đặc biệt là đối với các dự án cần nhiều ngoại tệ.

Năng lực của người vay vốn mà dặc biệt là khả năng quản lý và khả năng sản xuất kinh doanh cũng đã được Ngân hàng chú ý tới, các khoản tín dụng lớn thường được phê duyệt với những khách hàng có đủ nămg lực và uy tín. Thẩm định tư cách khách hàng cũng được cán bộ tín dụng tương đối quan tâm.

Công tác phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp được thực hiện đầy đủ theo định kỳ đã giúp Ngân hàng nắm được các thông tin mang tính cập nhật về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và khả năng tài chính của khách hàng để từ đó có những biện pháp theo dõi và có thể đưa ra những quyết định phù hợp.

Khi cho vay chi nhánh luôn chú trọng nguyên tắc vay vốn phải có vật tư hàng hoá tương đương để bảo đảm, đặc biệt để hạn chế rủi ro Ngân hàng khai thác triệt để việc thế chấp của đơn vị vay vốn. Đối với những đơn vị kinh doanh có tính chất mạo hiểm, có khả năng gặp rủi ro lớn thì Chi nhánh chỉ cho vay nếu có tài sản gửi tại Ngân hàng. Những trường hợp khách hàng thế chấp bằng tài sản cố định và giấy tờ có giá trị đều được xem xet một cách chặt chẽ và chỉ khi chứng minh được tính hợp pháp và đúng đắn của nó thì chi nhánh mới chấp thuận. Việc định kỳ hạn nợ được chi nhánh rất coi trọng, nó có liên quan đến việc Ngân hàng quyết định lượng vốn vay. Vì nếu định kỳ hạn nợ không đúng với chu kỳ sản xuất, thời điểm tiêu thụ sản phẩm thì sẽ dễ dàng đẫn đến việc vốn vay bị sử dụng sai mục đích hoặc chưa trả được nợ, phải gia hạn nợ. Còn nếu lượng vốn vay nhiều quá sẽ gây ra tình trạng thừa

vốn hoặc vốn vay ít quá thì không đủ điều kiện tiến hành sản xuất. Nếu rơi vào trong các trường hợp trên thì rất có thể dẫn tới rủi ro cho chi nhánh trong việc thu nợ. Nhờ nhận thức như vậy mà trong năm qua chi nhánh đều đảm bảo đủ vốn cho các đơn vị tiến hành sản xuất kinh doanh nhưng việc định kỳ hạn nợ rất sát với chu kỳ sản xuất, chỉ có một số ít trường hợp định kỳ hạn nợ không đúng phải gia hạn nợ.

Trên đây là những thành tựu đã đạt được trong công tác thẩm định dự án đầu tư ở Ngân hàng BIDV Nam Hà Nội. Tuy nhiên đây không phải là tất cả những gì mà chi nhánh mong muốn. Điều đó đòi hỏi một sự không ngừng đổi mới nâng cao hiệu quả, vai trò của công tác thẩm định dự án đầu tư, góp phần bảo đảm cho chất lượng kinh doanh của Ngân hàng ngày càng tăng lên., tiếp tục đổi mới, khắc phục những bất cập để theo kịp với sự phát triển chung của nền kinh tế trong nước và trên toàn thế giới.

1.6.2. Những mặt tồn tại

1.6.2.1. Về quy trình thẩm định

Hiện nay đã có quy trình thẩm định ban hành thống nhất nhưng là hướng dẫn chung cho tất cả các dự án được thẩm định, mà chưa có quy trình thẩm định cho từng loại dự án cụ thể. Nhưng quy trình thẩm định chung lại không thể áp dụng cho tất cả các loại dự án

Hiện nay trong công tác thẩm định dự án tại Ngân hàng thì cần khắc phục sự không thống nhất giữa phòng Thẩm định và phòng Tín dụng trong việc phân tích và đánh giá dự án đầu tư. Bởi phòng Tín dụng được tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, còn phòng Thẩm định chỉ thẩm định dựa trên hồ sơ do phòng Tín dụng chuyển lên. Do đó, việc không thống nhất giữa 2 phòng là điều không tránh khỏi, điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động thẩm định dự án đầu tư, đặc biệt là về thời gian thẩm định khi mà ý kiến của 2 phòng có điểm khác nhau

1.6.2.2. Về phương pháp thẩm định

Hệ thống các cơ quan, công ty tư vấn về thẩm định dự án, nhất là phương diện thị trường và kỹ thuật còn rất ít, chưa đủ tầm để Ngân hàng thuê xem xét một số mặt của dự án. Đây cũng là một nguyên nhân xảy ra tình trạng mua thiết bị không phù hợp với yêu cầu của dự án, hoặc cho vay vượt quá nhu cầu cần về thiết bị của người vay để người vay dùng vào việc khác như đã nêu trên. Bên cạnh đó khi thẩm dịnh về phương diện kỹ thuật Ngân hàng thường là người thụ động, còn dựa vào chủ đầu tư hay các cơ quan giám định và chỉ nắm được những thông số cơ bản như sản lượng hàng hoá sản xuất, chất lượng máy móc thiết bị (tổng quát nhất)… mà yếu tố

công nghệ là yếu tố quyết định mang lại sự thành công cho dự án. Do đó Ngân hàng hoàn toàn xác định theo cảm tính khi thẩm định phương diện kỹ thuật

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án vay vốn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển - chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w