Thực trạng nguồn nhân lực tại Công ty Cổ phần tập đoàn NTT:

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực trong kinh doanh lữ hành tại Công ty Cổ phần tập đoàn NTT (Trang 45)

Trước khi đi vào phân tích nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần tập đoàn NTT, nêu qua về tình hình nguồn nhân lực của ngành du lịch trong thời gian 3 năm trở lại đây. Ngành du lịch của Việt Nam hiện đang phát triển rất mạnh mẽ, lý do là đời sống của người dân Việt Nam bây giờ đang được nâng lên khá cao mức thu nhập, cũng như công việc của họ đòi hỏi phải có thời gian để giải toả street, sự căng thẳng trong công việc làm cho người ta muốn có một khoảng thời gian và không gian thoải mái để nghỉ dưỡng lấy lại sự thư thái, đây là cái gốc để tạo ra nguồn khách nội địa ngày càng phong phú và dồi dào. Mặt khác sau năm 2005 khi Việt Nam tổ chức thành công hội nghị

thượng đỉnh Á- ÂU, ASEM5 và tiếp đó năm 2006 Việt Nam lại một lần nữa tổ chức thành công Diễn đàn Châu Á Thái bình dương APEC đã tạo ra một đât nước hoà bình, hữu nghị và an toàn trong con mắt của du khách quốc tế khi đến Việt Nam, vì thế nguồn khách quốc tế trong thời gian gần đây đã tăng lên rất cao. Những tín hiệu trên là một dấu hiệu đáng mừng cho ngành du lịch Việt Nam, nhưng vấn đề về nhân lực phục vụ cho ngành du lịch hiện nay đang là vấn đề được những người làm du lịch đang rất quan tâm, bởi vì nguồn nhân lực của chúng ta hiện nay đang vừa yếu vừa thiếu, theo lời phát biểu của Ông Nguyễn Văn Mỹ giám đốc công ty Lửa Việt về tình trạng thiếu nhân lực, nhất là HDV trên tờ báo trực tuyến Dân trí như sau: “ Công ty nhận hơn 50 em sinh viên ngành du lịch đến thực tập làm HDV, nhưng sau đó số còn lại làm việc theo chế độ tập sự không đếm đủ trên đầu ngón tay”. Cũng theo Ông Mỹ phát biểu trên tờ báo này thì số người thiết kế tour cũng đang rất thiếu.

Trên đây là tình trạng chung về nguồn nhân lực của ngành du lịch ở Việt Nam hiện nay, được tổng kết lại trong câu: “Nhân lực của ngành du lịch Việt Nam hiện nay vừa thiếu vừa yếu”.

2.1 Công tác tuyển dụng nhân sự ở Công ty Cổ phần tập đoàn NTT:

Đứng trước tình hình chung hiện nay của ngành du lịch, Công ty cổ phần tập đoàn NTT cũng đang thiếu nguồn nhân lực khá lớn, số lao động học đúng chuyên ngành du lịch, và được đào tạo bài bản ở các trường chuyên nghiệp là khá ít, số lượng lao động được đào tạo khác chuyên ngành chiếm một phần khá đông, ngoài ra còn có một số lao động là cộng tác của Công ty trong lức mùa vụ cao điểm.

Bảng 2.1: Lao động của toàn Công ty

Đơn vị tính: người

Các phòng ban Năm 2005 Năm 2006

- Phòng hành chính- tổ chức 10 16

- Phòng thị trường 32 45

- Phòng tài chính 5 5

- Chi nhánh tại Côn Minh 10 15

- Khách sạn 134 150

Tổng 212 257

(Nguồn: Báo cáo nhân sự của Công ty)

Qua bảng trên ta thấy trong năm 2006 Công ty có một số sự thay đổi về số lượng đội ngũ lao động. Cụ thể, năm 2005 tổng số lao động của Công ty là 212 người đến năm 2006 số lao động của toàn Công ty là 257 người. Vậy năm 2006 tăng so với năm 2005 là 45 người tương đương với 21,2%. Trong đó phòng tổ chức hành chính tăng 6 người, phòng thị trường tăng 13 người, phòng lữ hành tăng 5 người, chi nhánh ở Côn Minh tăng 5 người, khách sạn tăng 16 người. Riêng phòng tổ chức vẫn giữ nguyên 5 người. Sự tăng lên về số lượng lao động của toàn công ty là do yếu tố khách quan mang lại. Vì như chúng ta đã biết năm 2005 và năm 2006, nước Việt Nam chúng ta nói chung và ngành du lịch nói riêng đã có nhũng bước phát triển mới ở một tầm cao hơn đó là kết quả qua hai lần tổ chức thành công các hội nghị lớn đó là ASEM 5 và APEC, do đó lượng khách du lịch đến Việt Nam ngày một tăng lên, số người dân trong nước quan tâm đến việc đi du lịch nhiều hơn và việc đi du lịch đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của đại bộ phận người dân, vì vậy việc Công ty có sự tăng lên về nhân lực là một việc tất yếu phải diễn ra.

2.2 Công tác bố trí và sử dụng lao động:

Chúng ta đều biết, lao động là yếu tố quan trọng nhất trong hoạt động lao động sản xuất kinh doanh. Việc quản lý và sử dụng lao động có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định, chất lượng và hiệu quả kinh doanh. Do tầm

quan trọng của lao động trong kinh doanh nên Công ty đã có những biện pháp tổ chức khoa học trong việc bố trí và sử dụng lao động sao cho linh hoạt và phù hợp với yêu cầu của công việc.

Bảng 2.2: Phân tích tình hình biến động lao động

Đơn vị: Người

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2005 2006 Số tuyệt đối Số tương đối (%) Tổng số lao động 212 257 +45 +21,2 Lao động trực tiếp 167 207 +40 +23,9

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của công ty)

Qua bảng trên ta thấy tổng số lao động của Công ty năm 2006 tăng so với năm 2005 là 19 người tương đương 21,2%. Cụ thể năm 2005 số lao động trực tiếp của công ty là 167 người nhưng sang năm 2006 tổng số lao động trực tiếp này là 207 người. Vậy năm 2006 tổng số lao động trực tiếp đã tăng 40 người tương đương 23,9%. Trong khi đó số lao động gián tiếp trong năm 2005 là 45 người nhưng sang năm 2006 tổng số lao động gián tiếp đã tăng lên 45 người tương đương với 11,1%.

Qua phân tích hình lao động của công ty thấy số lượng lao động của công ty trong năm 2006 đã tăng 21,2% so với năm 2005 nhưng chủ yếu tăng ở số lao động trực tiếp. Nguyên nhân của sự gia tăng nay là vì số lao đông được đào tạo ra ngày một nhiều hơn, tức là thời gian trước đó đã có số người quan tâm đến làm du lịch tăng lên, đồng thời lúc này lại rơi vào đúng thời kỳ mà ngành du lịch Việt Nam đang phát triển mạnh, nhiều doanh nghiệp du lịch đang thiếu nguồn nhân lực trầm trọng, cũng qua bảng 2 ta thấy rằng số lao đông trực tiếp đã tăng lên mức đangs kể, còn số lao động gián tiếp chỉ tăng lên mang tính xu hướng mà thôi, đây là một tín hiệu rất đáng mừng vì ngày càng có nhiều lao động được đào tạo bài bản trong các trường có uy tín ra trường có việc làm ngay. Đó là điều tất yếu khi mà ngành du lịch đang là một ngành mang lại thu nhập cao cho người lao động, cùng với đó là tính hấp dẫn mà chỉ riêng ngành du lịch mới có, đó là được đi nhiều, khám phá cảnh đẹp trên khắp đất nước cũng như những vùng miền nổi tiếng về cảnh đẹp và món ăn ngon trên khắp đất nước và toàn thế giới, hay là sự tìm hiểu về bản sắc văn hoá của các dân tộc khác nhau trên thế giới.

Bảng 2.3: Phân tích tình hình biến động theo giới tính

Đơn vị tính: Người Chỉ tiêu

năm Chênh lệch

2005 2006 Số tuyệtđối Số tương đối(%)

Tổng số lao động trực tiếp 212 257 45 +21,2

Lao động nam 56 70 14 +25,0

Lao động nữ 156 187 31 +19,8

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của công ty)

Qua bảng ta thấy tổng số lao động trực tiếp của Công ty năm 2006 đã tăng so với năm 2005 là 45 người tương đương 21,2%. Cụ thể năm 2005 số lượng nam là 56 người, lao động nữ là 156 người. Sang năm 2006 số lượng lao động nam là 70 người, lao động nữ là 187 người. Vậy trong năm 2006 số lao động nam tăng so với năm 2005 là 14 người tương đương 25,0%; số lao động nữ tăng 31 người tương đương 19,8%. Trong năm 2006 ta thấy lao động nữ chiếm 187 người tương đương 72,7%. Đây là một tỷ lệ tương đối hợp lý vì nó phù hợp với ngành kinh doanh dịch vụ một ngành đòi hỏi ngoài chuyên môn ra cần phải có sự cần cù, tỉ mỉ của đội ngũ lao động.

Bảng 2.4: Cơ cấu lao động toàn Công ty

Đơn vị tính: Người

Độ tuổi Năm 2005 Năm 2006 Tuyệt đốiSo sánhTương đối %

Trên 40 52 32 -20 -38,5

30-40 115 95 -20 -17,4

Dưới 30 45 130 85 +188,8

Tổng 212 257 45 +21,2

(Nguồn: Trích báo cáo nhân sự của Công ty)

Qua bảng trên chúng ta thấy, tổng số lao động của Công ty năm 2005 là 212 người đến 2006 số lao động của Công ty là 257 người. Vậy năm 2006 số

lao động đã giảm 45 người tương đương với 21,2%. Trong đó số lao động có độ tuổi trên 40 tuổi giảm 20 người tương đương 38,5%, và số người ở độ tuổi 30- 40 tuổi giảm 20 người tương đương với 17,4%. Ngược lại số người ở độ tuổi dưới 30 lại tăng 85 người tương đương với 188,8%. Điều này có nghĩa là số lao động có độ tuổi trung bình là tương đối thấp. Số lao động này còn trẻ và đang ở độ tuổi lao động, họ chính là những người rất năng động, nhiệt huyết với công việc và rất phù hợp với đặc thù của ngành du lịch. Đó là những người lao động còn trẻ có sức khoẻ phù hợp với cường độ lao động cao và có thể chịu sức ép của xã hội về công việc.

Sự thay đổi cơ cấu lao động chứng tỏ Ban giám đốc của Công ty đã có những chính sách hết sức hợp lý. Số lượng lao động có độ tuổi trên 40 tuổi đã giảm nhưng vẫn giữ một lượng vừa đủ vì đây là những người có kinh nghiệm, có kiến thức. Họ chính là những người sẽ dìu dắt và truyền lại những kinh nghiệm cho lớp trẻ và Công ty tránh được tình trạng giảm hàng loạt lao động đến độ tuổi về hưu hoặc thuyên chuyển công tác.

2.3 Công tác đào tạo và phát triển lao động

Hàng năm, công ty thường tổ chức các khóa học nhằm bồi dưỡng các khóa học cho cán bộ công nhân viên trong công ty với mục đích nâng cao tay nghề cho công nhân viên. Việc đào tạo này do ban lãnh đạo của Công ty Cổ phần tập đoàn NTT kết hợp với giáo viên của các trường như trung học du lịch, Phương Đông…. Hiện nay, công ty đã có một đội ngũ công nhân viên có trình độ và tay nghề cao. Điều này được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.5: Tình hình biến động theo trình độ chuyên môn

Đơn vị: Người

Chỉ tiêu năm Chênh lệch

2005 2006 Số tuyệt đối Số tương đối (%)

ĐH Du lịch và khách sạn 30 55 +25 +83,3 ĐH khác 23 30 +7 +30,4 Trung học Du lịch 53 64 +11 +20,7 Cao đẳng du lịch 26 38 +12 +46,1 Sơ cấp 56 52 -4 -7,1 Không nghề 24 18 -6 -25,0 Tổng số 212 257 +45 +21,2

Nguồn: Báo cáo tổng hợp của công ty

Qua bảng trên ta thấy tình hình lao động của Công ty có thay đổi đáng kể. Sự thay đổi là theo phương hướng đi lên, cụ thể lao động được đào tạo có trình độ Đại học trong ngành Du lịch và khách sạn năm 2006 là 55 người đã tăng 25 người so với năm 2005. Lao động có trình độ Đại học của các ngành khác là 30 người tăng 7 người so với năm 2005 tương đương với 30,4%. Trong khi lao động có trình độ đại học tăng lên với lượng đáng kể 83,3% thì lượng lao động có trình độ cao đẳng, trung học, sơ cấp tăng ở mức thấp và có xu hướng giảm. Sự giảm sút lao động diễn ra ở nhóm lao động có trình độ không cao là điều hiển nhiên bởi vì đó là sự đào thải tất yếu khi mà những người có năng lực cao, được đào tạo bài bản ngày một nhiều hơn. Đặc biệt là nhóm lao động không nghề. Số lượng lao động giảm 6 người tương đương 25,0%.

Qua phân tích ở trên ta thấy ban lãnh đạo của Công ty đã chú ý đến chất lượng lao động của Công ty hơn là số lượng lao động. Đây là một chính sách đúng đắn nhất là trong bối cảnh mà tốc độ phát triển của ngành đang tăng lên rất cao, nhiều đối tượng khach nước ngoài hơn, đòi hỏi Công ty phải có đôị ngũ nhân viên không những giỏi về nghiệp vụ du lịch mà còn phải giỏi cả trong cách cư xử giao tiếp ngoại ngữ, và sự cạnh tranh giữa các doanh

nghiệp ngày càng diễn ra khốc liệt thì việc nâng cao chất lượng là một điểm mạnh mà mỗi doanh nghiệp cần phải phấn đấu. Qua đây ta cũng thấy được các hình thức đào tạo lao động của Công ty Cổ phần tập đoàn NTT đang đi đúng hướng và hợp lý.

2.4 Công tác đãi ngộ lao động

Để cho người lao động yên tâm công tác, hăng say với công việc và phát huy được hết khả năng của mình thì doanh nghiệp cần phải có một chế độ đãi ngộ hợp lý đối với sự công hiến của người lao động. Người lao động được kích thích nâng cao năng suất lao động, chất lượng công tác khi sự đãi ngộ về vật chất và tinh thần của họ được đáp ứng. Ta có thể thấy rõ sự nỗ lực của ban lãnh đạo trong Công ty Cổ phần tập đoàn NTT với chế độ đãi ngỗ lao động trong hoàn cảnh còn nhiều khó khăn của công ty trong giai đoạn đang thiếu then về nhiều mặt thông qua bảng kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần tập đoàn NTT năm 2005- 2006.

Bảng 2.6: Kết quả kinh doanh của Công ty

Đơn vị tính: Triệu đồng

Tổng doanh thu Năm

2005 Năm 2006 So sánh Số tuyệt đối Số tương đối (%) I. Tổng doanh thu 12306 18562 6256 50,84 1. Doanh thu khách sạn 6765 9854 3089 45,66 2. Doanh thu lữ hành 5541 8708 3167 57,15 II. Tổng chi 10325 15670 6345 61,45

III. Vốn kinh doanh 48186 59012 10526 21,84

IV. Nộp ngân sách 4246 5208 962 22,65

Thuế VAT 2356 3125 769 32,64

Nghĩa vụ nộp ngân sách 1890 2083 193 10,21

Thuế thu nhập doanh nghiệp 25,48 226,52 201,04 789,01 V. Thu nhập bình quân/người 0,652 0,718 0,065 110,12 (Nguồn: Trích báo cáo tổng kết của Công ty)

Qua bảng trên ta thấy tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần tập đoàn NTT trong hai năm 2005-2006 như sau:

Năm 2005 doanh thu của Công ty là 12306 triệu đến năm 2006 doanh thu của Công ty là 18562 triệu. Vậy doanh thu năm 2006 của công ty đã tăng so với năm 2005 là 6256 triệu tương đương với 50,84%. Sự tăng lên này là do ảnh hưởng của hai kỳ tổ chức ASEM và APEC diễn ra ở Việt Nam trong hai năm đó. Trong đó sự tăng lên mạnh về doanh thu từ bộ phận lữ hành đã ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của Công ty. Năm 2005 doanh thu từ lữ hành của công ty là 5541 triệu đến năm 2006 doanh thu là 8708 triệu. Vậy doanh thu năm 2006 đã tăng 3167 triệu tương đương với 57,15%. Bên cạnh đó doanh thu của khách sạn tăng thấp hơn lữ hành một chút. Có được sự gia tăng này là do Ban giám đốc của Công ty đã có một số chính sách kinh doanh hợp lý, và nắm bắt được cơ hội mà từ sự kiện chính trị của đất nước mang lại. Khi hoạt động kinh doanh của Công ty đang diễn biến tốt thì mức lương trung bình tính trên đầu người/tháng tăng lên là điều tất yếu. Năm 2005 hệ số lương của công nhân là 0,625 nhưng sang năm 2006 hệ số lương của công nhân là 0,718. Với mức thu nhập hàng tháng đã được nâng cao lên thì đời sống của cán bộ công nhân viên của Công ty cũng đã có được của sống đầy đủ, và họ sẽ yên tâm làm việc, cũng như cống hiến nhiều hơn sức lực của mình cho công việc để cho Công ty ngày càng phát triển hơn.

3. Thực trạng áp dụng các công cụ quản lý nguồn nhân lực trong kinh doanh lữ hành tại Công ty Cổ phần tập đoàn NTT: doanh lữ hành tại Công ty Cổ phần tập đoàn NTT:

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực trong kinh doanh lữ hành tại Công ty Cổ phần tập đoàn NTT (Trang 45)

w