Công tác quản lý nguồn nhân lực trong kinh doanh lữ hành

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực trong kinh doanh lữ hành tại Công ty Cổ phần tập đoàn NTT (Trang 35)

3. Nội dung tổ chức và quản lý nguồn nhân lực trong kinh doanh lữ hành.

3.2. Công tác quản lý nguồn nhân lực trong kinh doanh lữ hành

3.2.1. Khái niệm kinh doanh lữ hành

Lữ hành là thực hiện một chuyến đi từ nơi này đến nơi khác bằng bất kỳ phương tiện nào, vì bất kỳ lý do gì, có hay không trở về nơi xuất phát lúc đầu.

Có hai cách tiếp cận về khái niệm kinh doanh lữ hành theo nghĩa rộng. Họat động lữ hành bao gồm tất cả các hoạt động di chuyển của con người cũng như hoạt động liên quan đến sự di chuyển đó. Có thể hiểu lữ và du lịch là một (theo các nước phát triển đặc biệt là Bắc Mỹ) vì thế người ta dùng thuật ngữ lữ hành du lịch để ám chỉ các hoạt động đi lại và các hoạt động khác có liên quan tới các chuyến đi với mục đích du lịch.

-Theo nghĩa hẹp thì hoạt động lữ hành được hiểu là những hoạt động có tổ chức các chương trình du lịch trọn gói.

-Theo định nghĩa của Tổng cục Du lịch Việt Nam: Kinh doanh lữ hành là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần, quảng cáo và bán các chương trình này trực tiếp hay gián tiếp thông qua các trung gian hoặc văn phòng đại diện, tổ chức các chương trình du lịch hay hướng dẫn du lịch.

3.2.2. Nội dung của kinh doanh lữ hành.

Tổ chức các hoạt động trung gian, bán và tiêu thụ sản phẩm của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch. Hệ thống các điểm bán, các đại lý du lịch tạo thành mạng lưới phân phối sản phẩm của các nhà cung cấp dịch vụ du lịch. Trên cơ sở đó, rút ngắn hoặc xóa bỏ khoảng cách giữa khách du lịch với các cơ sở kinh doanh du lịch.

Tổ chức các chương trình du lịch trọn gói. Các chương trình này nhằm liên kết các sản phẩm du lịch như vận chuyển, lưu trú, tham quan, vui chơi giải trí v.v… thành một sản phẩm thống nhất, hoàn hảo, đáp ứng được nhu cầu của khách. Các chương trình du lịch trọn gói sẽ xóa bỏ tất cả những khó khăn lo ngại của khách du lịch, tạo cho họ sự an tâm, tin tưởng vào thành công của chuyến du lịch.

3.2.3. Các nguyên tắc quản trị nhân lực trong kinh doanh lữ hành

* Nguyên tắc về tính thang bậc trong quản lý:

Nguyên tắc cho thấy mọi người trong tổ chức cần có một lãnh đạo và họ làm việc dưới sự chỉ huy của người này. Mỗi người chỉ có một thủ lĩnh và phải xác định được vị trí của mình trong hệ thống. Bất cứ nhân viên nào cũng có thể tìm ra vị trí của mình trên mô hình thang bậc quản lý. Nhân viên dưới không vượt cấp của mình, không vượt cấp người quản lý, và cấp trên cũng không vượt cấp dưới của mình mà phải qua trung gian.

Việc áp dụng nguyên tắc này giúp cấp trên dễ quản lý và đạt hiệu quả cao hơn, các thông tin được thông suốt từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên dảm bảo tính liên tục, phổ cập của thông tin. Vì vậy cơ chế chỉ huy theo thang bậc đảm bảo tính liên tục, phổ cập của thông tin. Vì vậy, cơ chế chỉ huy theo thang bậc đã trở thành một trong những nguyên tắc tổ chức quản lý trong du lịch.

* Nguyên tắc trong quản lý và điều hành.

Đối với nguyên tắc này, mỗi nhân viên chỉ chịu trách nhiệm trước một và chỉ trước cấp trên mà thôi. Nói một cách khác, mỗi người chỉ có một lãnh đạo.

Nguyên tắc này, nếu được tuân thủ một cách chặt chẽ và các hoạt động được điều phối nhịp nhàng sẽ tránh được tình trạng mâu thuẫn nội bộ.

* Nguyên tắc ủy quyền.

Khả năng thực hiện thành công một công việc được giao phó của cấp dưới tùy thuộc một phần nào vào sự chỉ đạo và ủy quyền có thể cho từ một công việc

nhỏ đến toàn bộ trách nhiệm đối với một công việc quan trọng. Nhưng đối với cả cấp trên lẫn cấp dưới phải có sự thỏa thuận về mức độ trách nhiệm, mức độ tự do hành động và quyền hạn đối với công việc được giao phó.

4. Các tiêu thức để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động trong doanhnghiệp du lịch. nghiệp du lịch.

Để đánh giá quá trình làm việc của người lao động các doanh nghiệp du lịch phải biết đựơc hiệu quả từng công việc của họ để trả công, khen thưởng xứng đáng, đồng thời cũng kịp thời uốn nắn phòng ngừa những hiện tượng tiêu cực phát sinh.

Việc đánh giá phụ thuộc vào thông tin chính xác về những gì đã hoàn thành. Trong doanh nghiệp du lịch một số công việc hay một vài giai đoạn của công việc có thể đánh giá cụ thể. Nhưng có những công việc chỉ xảy ra khi nhân viên làm việc như sự “hiếu khách”. “thái độ phục vụ” …thì việc đánh giá lại rất khó khăn, nói chung với những công việc không thường xuyên lặp đi lặp lại thì việc đánh giá hiệu quả rất khó khăn. Do đó biện pháp dùng để đánh giá quá trình làm việc của người lao động nên được sử dụng là “hành vi thái độ” phải được thực hiện bằng cách liệt kê những “sở trường” trong thao tác khi nhân viên làm việc để xếp loại nhân viên. Trên quy định về “tính cách” tổng quát của doanh nghiệp du lịch, nhân viên được chọn các danh mục hoạt động để ghi “thích” hay “không thích”. Việc này giúp cho việc phân loại tương đối khách quan, để nhân viên biết loại hành vi và thái độ mà doanh nghiệp muốn nhân viên phải thực hiện.

Đánh giá kết quả công việc của người lao động trong doanh nghiệp, phải dựa trên “thắng lợi” của doanh nghiệp, đó chính là nguồn thu, là lợi nhuận doanh nghiệp đã được vì đó là những gì quan trọng nhất đối với doanh nghiệp, sự thoả mãn của khách hàng đối với dịch vụ được phục vụ.

Đánh giá hiệu quả công việc của người lao động dựa trên số lượng và chất lượng công việc:

- Số lượng công việc của người lao động được phân công, thời gian và số lượng sản phẩm họ hoàn thành trong ca, trong ngày, số ngày họ làm việc trong tháng v.v…

- Chất lượng lao động phụ thuộc vào độ phức tạp của công việc, yêu cầu về trình độ chuyên môn, tay nghề…và hiệu quả của công việc thể hiện ở năng suất lao động, ở sự đánh giá của khách về phong cách, thái độ, chất lượng phục vụ.

Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động dựa trên tình hình biến động nhân lực của doanh nghiệp trong mối quan hệ với doanh thu cảu khách sạn bằng chỉ số sau: 1 1 0 100% o Ti I x D T x D =

Trong đó: Ti là lao động của kỳ phân tích T0 là lao động của kỳ trước

Di là doanh thu của kỳ phân tích D0 là doanh thu của kỳ trước

Nếu I1< 1 Tiết kiệm lao động so với kỳ trước I1> 1 Tăng phí lao động so với kỳ trước I1= 1 Không thay đổi so với kỳ trước

Từ đó suy ra số lao động tiết kiệm (lãng phí) = Di/D0.

Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động dựa trên tình hình biến động quỹ tiền lương của doanh nghiệp trong mối quan hệ với doanh thu bằng chỉ số sau: 1 1 1 0 100% o S I x D S x D =

Trong đó: S1 là quỹ lương của kỳ phân tích S0 là quỹ lương của kỳ trước

D1 là doanh thu của kỳ phân tích D0 là doanh thu của kỳ trước.

Nếu Is< 1 Tiết kiệm quỹ lương so với kỳ trước Is> 1 Lãng phí quỹ lương so với kỳ trước

Is= 1 Không thay đổi so với kỳ trước.

Từ đó suy ra quỹ tiền lương tiết kiệm (lãng phí) = ∆s = S1 – S0 x D1/D0.

5. Ý nghĩa của công tác tổ chức quản lý lao động trong kinh doanh lữ hành. hành.

- Ý nghĩa chung đối với kinh tế chính trị xã hội

Việc tổ chức lao động có ý nghĩa rất lớn đối với kinh tế chính trị xã hội vì nếu chúng ta sắp xếp hợp lý thì hiệu quả công việc sẽ tăng cao về kinh tế thu được nhiều lợi nhuận, về chính trị và xã hội thì hoàn thành được các công việc theo kế hoạch.

- Đối với người lao động

Công việc giúp cho người lao động làm việc đúng với chuyên môn của mình giúp công việc đạt được kết quả cao và giúp họ cảm thấy yêu nghề hơn. Đồng thời giúp người lao động có việc làm giảm tình trạng thất nghiệp.

- Đối với khách du lịch: Phân công lao động hợp lý giúp cho khách du lịch nhanh chóng thuận tiện trong các dịch vụ vui chơi giải trí. Giúp họ thỏa mãn được các yêu cầu của mình qua chất lượng phục vụ của nhân viên.

- Đối với Công ty: Đây là yếu tố rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụ của công ty và tác động trực tiếp đến khách hàng. Qua đó giúp công ty ngày càng thu hút được nhiều nguồn khách, nâng cao chất lượng dịch vụ bán được nhiều sản phẩm, thu được nhiều lợi nhuận.

CHƯƠNGII: CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ NHÂN LỰC TRONG KINH DOANH LỮ HÀNH TẠI CÔNG TY

CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN NTT 1. Vài nét về Công ty cổ phần tập đoàn NTT:

1.1. Sự hình thành

1.1.1 Công ty cổ phần tập đoàn NTT:

- Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo:

+ Công văn 1868/DMDN ngày 29/1/2002 của Văn phòng chính phủ về việc Thủ tướng cho phép thành lập Công ty cổ phần tập đoàn NTT.

+ Quyết định thành lập số 1882/QĐUB ngày 16/3/2002 của UBND thành phố Hà Nội.

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 2000876 của UBKH thành phố Hà Nội cấp ngày 20/8/2002.

-Tên các đơn vị thành viên: + Khách sạn Tân Hưng - Sa pa. + Khách sạn Tuần Châu - Hạ long.

+ Văn phòng tại Bankok - Thái lan và chi nhánh tại Côn Minh - Trung Quốc.

1.1.2 Công ty cổ phần tập đoàn NTT:

* Vị trí Công ty:

Công ty Cổ phần tập đoàn NTT được hình thành trên sự góp vốn của hai Công ty là Công ty NTT - Việt Nam, và Công ty Nanumata - Nhật, với quy định là Nanumata góp vốn, còn NTT sẽ trực tiếp kinh doanh. Công ty cổ phần tập đoàn NTT nằm tại một vị trí thuận lợi, trung tâm thủ đô Hà Nội - một thành phố là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, đầu mối giao thông

của cả miền bắc và miền trung… đồng thời là trung tâm du lịch lớn của cả nước.

Công ty Cổ phần tập đoàn NTT được UBND thành phố Hà Nội cấp giấy phép kinh doanh số 2002/UBND ngày 2/8/2002.

+ Tên giao dịch: OHAYO Tours + Tên GĐ: Vũ Phương Hùng.

+ Trụ sở chính: Số 11 Lý Thường Kiệt - Q.Hoàn Kiếm - Hà Nội. + Văn phòng giao dịch: Số 44 Phố Huế - Q.Hai Bà Trưng - Hà Nội. + Mã số thuế: 0.101.245.895

+ Điện thoại: (84-4) 2.122.261- 9.334.659- 9.334.660. +Fax: (84-4) 9.334.659

Là doanh nghiệp cổ phần kinh doanh về du lịch thuần tuý, hoạt động theo luật doanh nghiệp Việt Nam.

Tổng số vốn: 5.700.000 USD.

1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy.

1.2.1 Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty

Công ty Cổ phần tập đoàn NTT có cơ cấu tổ chức khá chặt chẽ và linh hoạt luôn đảm bảo thực hiện đầy đủ và toàn diện các chức năng nhiệm vụ và trách nhiệm của mình.

Cơ cấu tổ chức quản lý Công ty Du lịch và dịch vụ Tây Hồ tổ chức theo cơ cấu trực tuyến. Các bộ phận bình đẳng hợp tác, thống nhất. Các phòng ban chức năng có trách nhiệm thực thi các nhiệm vụ được giao và làm cố vấn cho Giám đốc về các lĩnh vực hoạt động của mình.

Hình2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty

Error: Reference source not found

2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban:

- HĐQT: Bao gồm những người có số vốn góp cao trong công ty, số thành viên trong HĐQT thấp nhất là 11 người, trong công ty NTT số thành viên là 15 người. HĐQT có vai trò quản lý và hoạch định các kế sách của công ty ở tầm vĩ mô, giám sát các và bổ nhiệm chức vụ giám đốc cho công ty.

- Ban giám đốc Công ty bao gồm một Giám đốc và hai Phó giám đốc giúp việc.

+ Giám đốc: Giám đốc là người có quyền điều hành mọi hoạt động chung của công ty, là chủ tài khoản của công ty, trực tiếp ký kết các hợp đồng, các giao dịch kinh tế. Chịu trách nhiệm trước nhà nước, trước Ban tài chính quản trị trung ương và công ty về mọi mặt hoạt động kinh doanh của toàn Công ty. Giám đốc chỉ đạo trực tiếp phòng kế toán tài chính, phòng hành chính – tổ chức.

Giám đốc do Chủ tịch đồng quản trị của Công ty bổ nhiệm, khen thưởng và kỷ luật theo đề nghị của Ban giám đốc Công ty.

+ Phó giám đốc1: Là người giúp việc cho giám đốc, chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc, Phó giám đốc1 phụ trách quản lý phòng điều hành, làm các công việc như điều phối nhân lực đi các tours, hay giám sát các trưởng các bộ phận nằm trong phòng điều hành, cùng với việc chỉ đạo phòng hướng dẫn.

+ Phó giám đốc 2: Có nhiệm vụ giám sát chỉ đạo công tác thị trường, đây là công tác có vai trò rất lớn trong mỗi doanh nghiệp, nhất là trong công ty du lịch, vì khách chính là nguồn sống của công ty, vì vậy cần phả tuyển dụng được một người có năng lực cao và giỏi phụ trách công việc này. Ngoài ra phó giám đốc2 còn đảm nhận thêm công việc là lên các chính sách về tiền lương, chế độ chính sách đối với người lao động, bởi vì phó giám đốc 2 làm việc gần gủi hơn với số lượng lao động lớn trong công ty.

- Phòng tổ chức hành chính:

+ Tham mưu cho giám đốc về các lĩnh vực nhân sự, các chế độ chính sách do nhà nước ban hành các hoạt động quản lý hành chính quản trị. Phòng hành chính xây dựng các nội quy, quy chế quản lý hành chính, khen thưởng, kỷ luật, đôn đốc hướng dẫn các nhân viên của Công ty.

+ Ngoài ra phòng còn có chức năng tham mưu về công tác tổ chức bộ máy, tuyển dụng lao động, đề bạt, sắp xếp cán bộ, kỷ luật miễn nhiệm cán bộ trong bộ phận quản lý đảm bảo tính gọn nhẹ, hợp lý và hiệu quả.

- Phòng kế toàn tài chính :

+ Tham mưu cho giám đốc Giám đốc về lĩnh vực tài chính kế toán, thực hiện việc kiểm tra giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách, các quy chế trong lĩnh vực tài chính theo quy định của nhà nước và của Công ty.

+ Đề xuất các phương án đầu tư, sản xuất kinh doanh cùng với nhiệm vụ thiết lập cơ chế quản lý đảm bảo nguồn vốn kinh doanh của Công ty.

- Phòng kế hoạch thị trường.

+ Tìm kiếm, khai thác, phân tích thị trường, xây dựng kế hoạch Marketing theo mùa vụ, năm và theo từng giai đoạn cụ thể. Lập kế hoạch và theo dõi thực hiện kế hoạch của các đơn vị sản xuất kinh doanh trực tiếp và trên Công ty, tổ chức đón tiếp khách.

+ Thực hiện nhiệm vụ về lễ tân, thanh toán thu ngân cùng việc lập kế hoạch cho sản xuất kinh doanh và đầu tư xây dựng cơ bản của từng đơn vị và của toàn Công ty theo từng thời kỳ. .

- Phòng điều hành: Phòng này chuyên thiết kế các Tour du lịch: inbound, outbound, nội địa để ban giám đốc xét duyệt và là bộ phận tổ chức điều hành các tour đó.

- Phòng hướng dẫn: Phòng này có nhiệm vụ điều các HDV phù hợp cho từng tours, hoặc vào thời gian không phải mùa vụ sẽ điều HDV sang làm

thị trường, nhằm mục đích không để cho nhân viên bị thừa và vẫn giữ được các HDV giỏi, còn nhiệm vụ chính của HDV là hướng dẫn khách du lịch theo các tour mà công ty đã lên kế hoạch.

Một phần của tài liệu Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn nhân lực trong kinh doanh lữ hành tại Công ty Cổ phần tập đoàn NTT (Trang 35)

w