3. Nội dung tổ chức và quản lý nguồn nhân lực trong kinh doanh lữ hành.
3.1.2 Bố trí, sử dụng lao động
- Sử dụng số lượng lao động
Ở đây, chúng ta cần xem xét hai phạm trù là thừa tuyệt đối và thừa tương đối.
- Thừa tuyệt đối: Là những người đang thuộc danh sách quản lý của doanh nghiệp nhưng không bố trí được việc làm, là số người dôi ra ngoài định biên cho từng khâu công tác, từng bộ phận sản xuất kinh doanh hay nói cách khác, sau khi sắp xếp lại lao động trong dây chuyền sản xuất người ta thấy rằng có những bước công việc, những khâu không cần lao động.
- Thừa tương đối: Là những người lao động được cân đối trên dây chuyền sản xuất kinh doanh và các khâu công tác nhưng không có đủ việc làm cho cả ngày (cả ca) làm việc do nhiều nguyên nhân khác nhau như thiếu hụt nguyên vật liệu, máy hỏng, mất điện….
Ở nhiều nơi người ta gọi hai hiện tượng trên là “Hiện tượng thất nghiệp ngay trong cổng doanh nghiệp”. Điều đó sẽ gây ra sự lãng phí sức lao động, làm giảm năng suất lao động. Trong khi người lao động không được sử dụng mà doanh nghiệp vẫn phải trả lương cho họ đã làm giảm thu nhập của doanh nghiệp. Mặt khác khi lượng lao động vượt quá nhu cầu sản xuất dẫn tới việc quỹ tiền lương trong doanh nghiệp tăng hơn dự kiến do có người lao động không có việc làm hoặc không đủ việc nên phí và giá thành sản phẩm bị đội lên khiến cho sức cạnh tranh của doanh nghiệp bị giảm dần, nếu kéo dài sẽ đẩy doanh nghiệp đến bờ vực phá sản. Vì vậy, doanh nghiệp nào cũng phải thường xuyên xem xét lại lực lượng lao động của mình và cần có biện pháp để khắc phục. Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng những biện pháp sau:
+ Phân loại lao động trên cơ sở sắp xếp lại lực lượng lao động để có cơ cấu lao động tối ưu. Đưa những người lao động của doanh nghiệp đảm bảo yêu cầu sản xuất và chất lượng sản phẩm, làm việc.
+ Mở rộng hoạt động dịch vụ của doanh nghiệp: dịch vụ sản xuất (trạm sửa chữa, bảo dưỡng…) và dịch vụ đời sống. Một mặt tạo công ăn việc làm cho số lao động dôi ra, mặt khác tăng thu nhập cho doanh nghiệp.
+ Giải quyết cho nghỉ hưu, mất sức lao động, cho nghỉ thôi việc được hưởng trợ cấp theo chế độ Nhà nước quy định.
+ Đối với những nhân viên còn trẻ, khỏe có triển vọng trong nghề nghiệp, tương lai còn cần cho doanh nghiệp thì gửi đi đào tạo lại, bồi dưỡng trình độ chuyên môn nhằm phát triển nguồn lực của doanh nghiệp.
- Sử dụng thời gian lao động
Tất cả mọi người lao động đều có quyền hưởng lương tùy thuộc vào trình độ và kinh nghiệm của mình. Vì vậy, nguyện vọng của người lao động trong doanh nghiệp là được làm việc, tận dụng hết thời gian có, có thu nhập cao. Để đáp ứng được nguyện vọng này một mặt doanh nghiệp phải tìm mọi cách, mọi biện pháp để sử dụng tối đa thời gian lao động theo chế độ, mặt khác phải đảm bảo trả thù lao, lao động phù hợp với kết quả lao động của mỗi người.
Chỉ tiêu đánh giá việc sử dụng thời gian lao động là: số ngày làm việc theo chế độ bình quân một năm và số giờ làm việc theo chế độ bình quân một ngày (1ca).
- Số ngày làm việc theo chế độ được xác định theo các tiêu thức sau: Ncd: Số ngày làm việc theo chế độ năm
N: Số ngày làm việc theo lịch (365 ngày) L: Số ngày nghỉ lễ một năm
C: Số ngày nghỉ cuối tuần một năm F: Số ngày nghỉ phép một năm
Trên cơ sở đó, chỉ tính đến số ngày làm việc của mỗi người trong một năm, mà doanh nghiệp phải tính số bình quân cho toàn doanh nghiệp vì trong các tiêu thức trên chưa kể nghỉ ốm, nghỉ đẻ….
- Số giờ làm việc theo chế độ: Theo qui định chung hiện nay là 8h. Sau từng thời kỳ nhất định (3 tháng, 6 tháng) doanh nghiệp phải tổ chức phân tích tình hình sử dụng thời gian để tìm ra những tồn tại, nguyên nhân chủ yếu để có biện pháp khắc phục cho thời gian tới.
- Sử dụng chất lượng lao động
Sử dụng chất lượng lao động được hiểu là việc sử dụng đúng ngành nghề, bậc thợ chuyên môn, sở trường, kỹ năng, kỹ sảo. Chất lượng lao động được thể hiện ở bằng cấp, bậc thợ.
Tuy nhiên, để đánh giá chất lượng lao động không chỉ căn cứ ở trình độ bằng cấp mà phải đánh giá cả khả năng thực hành, kỹ năng của người lao động. Vì vậy, lao động khoa học kỹ thật, lao động quản lý giỏi, bậc thợ cao là tài sản quý của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần quan tâm đặc biệt đến việc sử dụng có hiệu quả loại tài sản này. Để sử dụng tốt chất lượng lao động, chúng ta cần nghiên cứu và áp dụng đúng đắn những hình thức phân công lao động trong doanh nghiệp.
- Phân công lao động theo nghề (theo tính chất công nghệ): là sắp xếp những người lao động có cùng chuyên môn, cùng một nghề thành từng nhóm khác nhau nhằm phục vụ quản lý, sử dụng và bồi dưỡng lao động. Doanh nghiệp không nên sử dụng nhiều loại ngành nghề vì nó vừa gây lãng phí lao động xã hội vừa gây khó khăn cho việc hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Phân công lao động theo tính chất phức tạp của công việc: có nghĩa là công việc càng phức tạp càng đòi hỏi phải bố trí lao động một cách khoa học,
hợp lý nhất để người lao động đảm nhiệm tốt công việc được giao, nói một cách khác là cố gắng đảm bảo cấp bậc công việc phù hợp với cấp bậc công nhân.
- Phân công công việc theo công việc chính và công việc phụ. Việc phân công nhằm chuyên môn hóa công nhân, đảm bảo cho công nhân chính tập trung vào công việc của mình để tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.