Lưu trình dịch

Một phần của tài liệu Tổng quan về nhà máy phân đạm Hà Nội (Trang 38 - 39)

Dung dịch nghèo từ thùng chứa dung dịch đến cửa vào bơm được bơm dịch nghèo tăng áp đến 30 kg/cm2 đi vào đỉnh tháp hấp thụ. Dịch đi qua các tầng đệm và hấp thụ H2S trong khí biến đổi, đi xuống đáy tháp, qua van tiết dịch diện giảm áp xuốn 13 kg/cm2 đi đến thùng phân phối dung dịch ở đỉnh tháp tái sinh. Dung dịch có áp suất 13 kg/cm2đi qua bơm tuy-e hút không khí vào thùng tái sinh (khác vơi cương vị khử H2S thấp áp, không cần bơm tăng áp trước thiết bị tái sinh kiểu tuy-e). ở đây dung dịch được tái sinh chảy về thùng dich nghèo, cong bọt lưu huỳnh nổi lên trên chảy tràn về thùng bọt trung gian và được chuyển đến cương vị thu hồi lưu huỳnh.

2.2.3.4. Chỉ tiêu công nghệ:Thành phần dung dịch: Thành phần dung dịch:

+ Tổng độ kiềm : ≥ 0.4 N

+ Na2CO3 : 4 – 6 gam/lít.

+ NaHCO3 : 20 – 36 gam/lít.

+ Tananh : 1,5 – 2 gam/lít.

+ NaVO3 : 1 – 1,5 gam/lít.

+ VO3- : ≥ 0,8 gam/lít.

+ Lưu huỳnh huyền phù : < 1gam/lít.

+ Na2S2O3 : < 150 gam/lít.

Thành phần khí:

+ [H2S] cửa vào : ≤ 200 mg/lít.

+ [H2S] cửa ra : ≤ 10 mg/lít.

Lưu lượng dịch : 200 – 350 m3/h

Chiều cao dịch diện : 1/3 – 2/3 dịch diện kế

2.2.4. Cương vị khử CO2

2.2.4.1. Mục đích, ý nghĩa của cương vị:

Cương vị này dùng dung dịch K2CO3 để khử bỏ khí CO2 trong hỗn hợp khí biến đổi, khí sau khi khử CO2 gọi là khí tinh chế được tiếp tục đưa đi khử CO và CO2 vi lượng ở bước tiếp theo, để làm nguyên liệu cho quá trình tổng hợp Nh3.

Cương vị tận dụng nhiệt dư của khí biến đổi và hơi nước 5 kg/cm2, gia nhiệt cho dung dịch sau hấp thụ để thực hiện quá trình tái sinh, khôi phục lại năng lực hấp thụ của dung dịch.

Lượng khí CO2 thuần thoát ra khỏi dung dịch trong quá trình tái sinh được dùng làm nguyên liệu để sản xuất urê và các sản phẩm khác như CO2 lỏng - rắn, sôđa, NH4HCO3, CaCO3,…

2.2.4.2. Nguyên lý.

Một phần của tài liệu Tổng quan về nhà máy phân đạm Hà Nội (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w