Khống chế nghiêm ngặt [H2S] trong khí than ẩm cũng như tỷ lệ hơi/ nước khí vào lò, nhiệt độ khí vào lò biến bôi và nhiệt độ tầng xúc tác, đề

Một phần của tài liệu Tổng quan về nhà máy phân đạm Hà Nội (Trang 31 - 32)

nước khí vào lò, nhiệt độ khí vào lò biến bôi và nhiệt độ tầng xúc tác, đề phòng hiện tượng tái lưu hóa trở lại.

Xúc tác biến đổi chịu lưu huỳnh hệ Co-Mo, khi đang sử dụng thì thành phần hoạt tính của nó ở dạng lưu hóa, trong trường hợp sử dụng không tốt thì dẫ tới tình trạng xúc tác bị mất hoạt tính – xẩy ra hiện tượng tái lưu hóa.

Tái lưu hóa tại xúc tác hệ Co-Mo chủ yếu là sự tái lưu hóa của MoS2 trong thành phần hoạt tính của xúc tác. Phản ứng của nó như sau:

Trong phòng thí nghiệm cũng như trong thực tế sản xuất, đã xác nhận rằng tỷ lệ hơi nước/ khí, nhiệt độ phản ứng và [H2S] trong khí nguyên liệu cửa vào là 3 nhân tố quan trọng ngăn chặn hiện tượng tái lưu hóa. Khi [H2S] đầy đủ và khống chế tỷ lệ hơi nước/ khí và nhiệt độ phản ứng một cách thích hợp ổn định thì hoàn toàn có thể khống chế, ngăn chặn đươc hiện tượng tái lưu hóa. Cùng vơi việc nâng cao tỷ lệ hơi / khí vào lò, nâng cao nhiệt dộ phản ứng, yêu cầu [H2S] trong khí nguyên liệu cũng nâng cao tương ứng. Yêu cầu đối với các nhân tố [H2S] trong khí vào lò, tỷ lệ hơi nước/ khí và nhiệt độ phản ứng như sau:

+ Khi H2S trong khí than ẩm ≥ 800 – 1000 mg/Nm3, tại cửa ra tháp khử H2S trong khí than ẩm H2S ≥ 100 mg/Nm3 và ≤ 150 mg/Nm3.

+ Tỷ lệ hơi nước/ khí vào lò biến đổi ≤ 0,3.

+ Nhiệt độ vào lò biến đổi 1 là 200 – 2400C, nhiệt độ điểm nhiệt tương ứng là ≤ 350 – 3800C.

+ Nhiệt độ vào đoạn I lò 2 là: 180 – 2100C, nhiệt độ điểm nhiệt tương ứng: 280–3200C.

+ Nhiệt độ vào đoan II lo biến đổi 2: 180 – 2000C, nhiệt độ điểm nhiệt tương ứng là 210 – 2400C.

Một phần của tài liệu Tổng quan về nhà máy phân đạm Hà Nội (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w