Môi trường hoạt động kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM – VINAMILK (Trang 30 - 36)

Môi trường bên ngoài DN

− Yếu tố kinh tế

Nền kinh tế Việt Nam được các chuyên gia nước ngoài đánh giá là nước có tiềm năng lớn nhưng hiện nay Việt Nam đang đối mặt với tình trạng lạm phát cao với mức hai con số,và có nguy cơ bùng phát ở mức cao hơn nữa. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến nguồn vốn đầu tư của công ty. Đồng thời,chi phí nguyên vật liệu từ các nhà cung ứng cũng tăng cao do biến động từ lạm phát. Không những vậy lượng tiêu dùng cũng giảm đáng kể do tình trạng giá sản phẩm tăng, đăc biệt là lượng tiêu dùng từ nông dân, vùng sâu, những người có thu nhập thấp nay chịu áp lực nặng hơn từ lạm phát. Từ đó cho thấy những khó khăn đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty cổ phần sữa Vinamilk nói riêng.

Tuy nhiên mức sống của người dân Việt Nam trong thời gian qua cũng được đánh giá tương đối tốt, thu nhập bình quân đầu người trong cả nước là 1.387.200 đồng/người/tháng. Trong đó, thu nhập bình quân ở khu vực thành thị là 2.129.700 đồng/người/tháng, khu vực nông thôn là 1.070.500 đồng/người/tháng, (theo tổng cục thống kê thu nhập bình quân năm 2010). Mặc dù vậy do lạm phát cao nên sức mua của người tiêu dùng cũng có hạn.

− Yếu tố chính trị và luật pháp

Vinamilk luôn cam kết thự hiện đúng theo các quy định của Nhà nước, chính phủ về bảo vệ môi tường, thực hiện luật lao động, kinh tế, canh tranh lành mạnh, sản phẩm đảm bảo chất lượng, đảm bảo sức khoẻ người tiêu dùng…Vinamilk cũng nhận được sự ưu đãi của Nhà nước thông qua các chính sách khuyến khích nông dân nuôi bò sữa ở các vùng cao nguyên, đồi núi, vùng kinh tế mới. Chính từ những

chính sách đó đã toạ nguồn nguyên liệu cho công ty, giảm thiểu được lượng lớn các nguyên liệu nhập khẩu. Để từ đó ngành sữa trong nước phát triển.

− Yếu tố văn hoá và xã hội

Việt Nam không phải là nước có truyền thống sản xuất sữa, vì vậy đại bộ phận dân chúng chưa có thói quen tiêu thụ sữa. Thêm vào đó so với các thực phẩm khác và thu nhập của đại bộ phận gia đình Việt Nam (nhất là ở các vùng nông thôn) thì giá cả của các sản phẩm sữa ở Việt Nam vẫn còn khá cao. Còn ở nhiều nước khác, với mức thu nhập cao, việc uống sữa trở thành một điều không thể thiếu được trong thực đơn hàng ngày.Những nước có điều kiện kinh tế khá đã xây dựng chươngtrình sữa học đường, cung cấp miễn phí hoặc giá rất rẻ cho các cháu mẫu giáo và học sinh tiểu học. Tập cho trẻ em uống sữa đều đặn từ nhỏ, giúp duy trì sự sản sinh men tiêu hóa đường sữa, sẽ tránh được nhiều vi khuẩn gây bệnh. Điều này không chỉ giúp các cháu phát triển thể chất, còn giúp các cháu có thói quen tiêu thụ sữa khi lớn lên.

Mặt khác, từ ngàn xưa giá trị văn hoá cốt lõi đã đi sâu vào mỗi người dân Việt đó là xu hướng hướng về cội nguồn, đề cao truyền thống tổ tiên, đất nước, dân tộc việt, hướng cề các ngày lễ cổ truyền, thể hiện tấm lòng nhân ái…Nắm bắt được tâm lý khác hàng, vinamilk đã đưa ra các hình ảnh quảng cáo về những chú bò to khoẻ khoắn trên đồng cỏ thể hiện những giá trị lao động, hình ảng quảng cáo với nội dung “sáu triệu ly sữa cho trẻ em nghèo” và các chiến dịch từ thiện quyên góp khác đã toạ tâm lý thúc đẩy người dân tiêu dùng sản phẩm.

− Yếu tố tự nhiên

Giá thức ăn cho bò sữa cùng với chi phí về công lao động và chi phí khác là nguyên nhân gián tiếp kìm hãm sự phát triển của ngành sữa cũng như thúc đẩy giá sữa nên cao khiến cho sức tiêu thụ của người dân giảm mạnh. Ngành sữa hiện nay còn chịu sự thay đổi của khí hậu toàn cầu : theo Terry Mader của đại học Nebraska-

Lincoln, cứ mỗi một độ tăng lên trên với mức tối ưu này thì năng suất sữa sẽ giảm khoảng 2%. Người ta dự đoán rằng cùng với hiện tượng ấm lên của trái đất, thời tiết cũng khắc nghiệt hơn, thiên tai xảy ra nhiều hơn và nhiệt độ trung bình sẽ cao hơn, đây là tin xấu cho nhữngngười chăn nuôi gia súc ở Việt Nam và toàn thế giới: Trái đất ấm lên sẽ làm giảm lượng cỏ, cây bụi và những loại cây thức ăn gia súc khác ở nhiều vùng và đồng thời cũng ảnhhưởng trực tiếp đến sinh lý của bò sữa. Nhưng bên cạnh đó, sự ô nhiễm môi trường với sự tăng lên của các chất độc hại sẽ ạo cơ hội cho sữa Vinamilk tăng cường nghiên cứu, phát triển những sản phẩm tốt cho sức khoẻ, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể để chống lại môi trường tự nhiên như sữa tươi nguyên chất 100%, sữa tươi tiệt trùng…

− Yếu tố khoa học công nghệ

Nền công nghệ trên thế giới hiện nay ngày càng phát triển vượt bậc đặc biệt là các công nghệ chế biến từ khâu sản xuất, chế biến đến đóng gói và bảo quản.Vinamilk đã đầu tư phát triển nền công nghệ của mình tới trình độ tiên tiến, hiện đại của thế giới, đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất sữa bột sấy phun từ công nghệ “gõ” sang “thổi khí, công nghệ và thiết bị thu mua sữa tươi của nông dân, đảm bảo thu mua hết lượng bò sữa, thúc đẩy ngành chăn nuôi bò sữa trong nước. Ngoài ra công ty còn không ngừng đổi mới dây chuyền đồng bộ sản xuất, đa dạng hoá bao bì sản phẩm, thay đổi công nghệ quản lý chất lượng theo hệ thống mang tính khoa học như: ISO-9000-2000, HACCP (phân tích mối nguy hại và kiểm soát điểm tới hạn). Hiện tại, tất cả các đơn vị thành viên cũ Vinamilk đã áp dụng ISO 9000- 2000,HACCP và đang đầu tư xây dựng hệthống xử lý nước thải hiên đại, đồng bộ, đạt các chỉ tiêu môi trường của Việt Nam vềBOD,COD, TSS…

Với công nghệ và trang thiết bị hiện đại, công ty sữa Vinamilk luôn cho ra được những sản phẩm mới đạt tiêu chuẩn vệ sinh cũng như chất lượng dinh dưỡng tiêu

chuẩn cao. Góp phần nâng cao tầm tin cậy của khách hàng đến các sản phẩm của công ty, từ đó làm tăng lượng doanh thu của công ty.

Môi trường bên trong của DN

− Môi trường cạnh tranh

Ngành sữa của Việt Nam là ngành phân tán do có nhiều nhà sản xuất, Vinamilk, Dutch Lady, các công ty sữa có quy mô nhỏ như Hanoimilk, Ba Vì,…các công ty sữa nước ngoài như Abbott, Nestle…nhưng các công ty có thị phần lớn như Vinamilk, Dutch Lady (gần 60% thị phần) không đủ sức chi phối ngành mà ngày càng chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của các hãng khác, đặc biệt là các hãng sữa đến từ nước ngoài.

Tính thị phần theo giá trị thì Vinamilk và Dutch Lady (một liên doanh với Hà Lan có nhà máy đặt tại Bình Dương) hiện là 2 công ty sản xuất sữa lớn nhất cả nước, đang chiếm gần 60% thị phần. Sữa ngoại nhập từ các hãng như Mead Johnson, Abbott, Nestle... chiếm khoảng 22% thị phần, với các sản phẩm chủ yếu là sữa bột. Còn lại 19% thị phần thuộc về khoảng trên 20 công ty sữa có quy mô nhỏ như Nutifood, Hanoi Milk, Ba Vì ...

Sữa bột hiện đang là phân khúc cạnh tranh khốc liệt nhất giữa các sản phẩm trong nước và nhập khẩu. Trên thị trường sữa bột, các loại sữa nhập khẩu chiếm khoảng 65% thị phần, Vinamilk và Dutch Lady hiện đang chiếm giữ thị phần lần lượt là 16% và 20%.

Phân khúc thị trường sữa đặc và sữa nước chủ yếu do các công ty trong nước nắm giữ: chỉ tính riêng Vinamilk và Dutch Lady, hai công ty này đã chiếm khoảng 72% thị phần trên thị trường sữa nước và gần 100% thị trường sữa đặc, phần còn lại chủ yếu do các công ty khác trong nước nắm giữ. Sự cạnh tranh của các sản phẩm sữa nước và sữa đặc nhập khẩu gần như không đáng kể.

Về sản phẩm thay thế: các yếu tố cạnh tranh của sản phẩm thay thế được thể hiện qua các chỉ tiêu: giá cả, chất lượng, văn hóa, thị hiếu. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm cạnh tranh với các sản phẩm sữa như: trà xanh, café lon, các loại nước ngọt, tuy nhiên do đặc điểm văn hóa và sức khỏe của người Việt Nam, không sản phẩm nào có thể thay thế được sữa. Do vậy ngành sữa ít chịu rủi ro từ sản phẩm thay thế.

− Khách hàng

Đây là một yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Số lượng người mua ảnh hưởng tới doanh thu của doanh nghiệp, sự tín nhiệm của khách hàng có thể là tài sản có giá trị nhất của hãng. Sự tín nhiệm đó đạt được do biết thỏa mãn tốt hơn nhu cầu và thị hiếu của khách hàng so với với các đối thủ cạnh tranh. Một vấn đề mấu chốt khác liên quan đến khách hàng là khả năng trả giá của họ. Người mua có ưu thế có thể làm cho lợi nhuận của ngành hàng giảm bằng cách ép giá xuống hoặc đòi hỏi chất lượng cao hơn và phải làm nhiều công việc dịch vụ hơn. Họ có thể so sánh với sản phẩm cùng loại để từ đó tạo áp lực về giá làm cho doanh nghiệp phải có những biện pháp nhằm cân đối thu chi, giữ được thế cạnh tranh trong ngành. Cuộc sống ngày một nâng cao, người tiêu dùng càng có những đòi hỏi về chất lượng dinh dưỡng cũng như cần phải đảm bảo sức khoẻ cho họ và người thân vì vậy Vinamilk đã không ngừng nghiên cứu, phát triển sản phẩm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho người tiêu dùng, tạo sự tin cậy cũng như thu hút những khách hàng đang phân vân khi phải lựa chọn sản phẩm để sử dụng lâu dài.

Tuy vậy, ngành sữa cũng không chịu áp lực bởi bất cứ nhà phân phối nào. Đối với sản phẩm sữa, khi giá nguyên liệu mua vào cao, các công ty sữa có thể bán với giá cao mà khách hàng vẫn phải chấp nhận. Do vậy ngành sữa có thể chuyển những bất

lợi từ phia nhà cung cấp bên ngoài sang cho khách hàng. Có thể nói sức ép từ người mua đối với sản phẩm sữa vẫn trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp.

− Đối thủ tiềm ẩn

Áp lực cạnh tranh từ các đối thủ tiềm ẩn ngày càng mạnh mẽ là do sức hấp dẫn của ngành sữa cũng như nhu cầu thiết yếu của con người trong cuộc sống ngày càng được nâng cao. Nhận thấy thị trường sữa nói chung và sữa nước nói riêng được đánh giá là thị trường có nhiều tiềm năng cũng như có thể tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trong những năm tới. Cụ thể từ năm 2000, mỗi người Việt Nam chỉ tiêu thụ trung bình hơn 8 lít sữa, đến năm 2010, con số này đã tăng lên 14,81%. Tính bình quân, nhu cầu này tăng khoảng 9% mỗi năm.Vì vậy, ngành sữa hiện nay đang được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm, nghiên cứu và phát triển.

− Nhà cung cấp

Các công ty trong ngành sữa có lợi thế mặc cả với người chăn nuôi trong việc thu mua nguyên liệu sữa, trong đó Vinamilk là nhà thu mua lớn, chiếm 50% sản lượng sữa của cả nước. Nguồn cung cấp nguyên liệu của công ty luôn đạt tính ổn định và đảm bảo chất lượng. Công ty có các chính sách giá, hỗ trợ tài chính nhằm tạo mối quan hệ làm ăn lâu dài bền vững với nguồn cung ứng. Hiện tại, công ty cũng phát triển nhiều trang trại nuôi bò sữa tại Nghệ An, Tuyên Quang để chủ động về nguồn nguyên liệu sữa cho các nhà máy chế biến, đảm bảo sản xuất ổn định, lâu dài. Ngoài ra, Vinamilk còn kết hợp với công ty Campia xây dựng trung tâm huấn luyện kỹ thuật nuôi bò sữa ở Lâm Đồng, hay nhập khẩu sữa bột tại Úc, New Zealand nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất cả về chất lwọng và số lượng

− Các rào cản gia nhập, rút lui của ngành

Đối với sản phẩm sữa thì chi phí gia nhập ngành không cao. Ngược lại chi phí gia nhập ngành đối với sản phẩm sữa nước và sữa chua lại khá cao. Quan trọng hơn để

thiết lập mạng lưới phân phối rộng đòi hỏi một chi phí lớn. Như vậy nguy cơ của các đối thủ xâm nhập tiềm tàng tương đối cao.Rào cản về công nghệ, vốn đầu tư: chi phí đầu tư ban đầu vào ngành sữa rất cao, do đó khi một công ty muốn rút khỏi thị trường sữa thì sẽ gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn đầu tư như máy móc, thiết bị… Bên cạnh đó còn có các ràng buộc với người lao động, chính phủ, các tổ chức liên quan, hay các ràng buộc về chiến lược, kế hoạch.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM – VINAMILK (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w