Thực hiện tốt phương thức san sẻ rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển khu vực Phúc Yên (Trang 70 - 73)

khu vực Phúc Yên

3.2.5.Thực hiện tốt phương thức san sẻ rủi ro tín dụng

Hoạt động tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phúc Yên chưa chú trọng đến đa dạng hoá trong hoạt động tín dụng. Mặt khác Ngân hàng có thể gặp phải rủi ro tín dụng từ các nguyên nhân khách quan, bất khả kháng như thiên tai địch hoạ…Để hạn chế rủi ro này Ngân hàng cần sử dụng các biện pháp san sẻ rủi ro tín dụng như: Liên kết đầu tư, tránh dồn vốn, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ và bảo hiểm tín dụng.

 Cho vay đồng tài trợ:

Hình thức cho vay này được sử dụng trong trường hợp nhu

cầu vốn của khách hàng quá lớn mà một minh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phúc Yên không thể đảm đương, hoặc do ngân hàng chủ động phân tán rủi ro tín dụng, theo đó mọi vấn đề về mức vốn góp, lợi nhuận, trách nhiệm,

Sinh viên: Lê Quang Hoà Lớp: Tài chính công 44

quyền hạn và tổn thất đều được chia sẻ cho nhiều bên tham gia đồng tài trợ tuy thuộc vào cam kết và tỷ lệ đóng góp vốn của các bên.

Như vậy gánh nặng cho vay của Ngân hàng sẽ giảm bớt do việc giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng sẽ được tất cả các bên tham gia đồng tài trợ chịu trách nhiệm. Đây cũng là cơ hội để các Ngân hàng học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong quản lý vốn vay

 Tránh dồn vốn:

Đặc điểm của Ngân hàng Việt nam hiện nay là địa bàn kinh doanh nhỏ hẹp, nhất là ở Hà Nội, dẫn đến sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng trở nên gay gắt. Thường thì các Ngân hàng thường chú trọng đến lĩnh vực, dự án khả năng sinh lời cao. Dân đến tình trạng cho vay tập trung vốn vào một số tổ chức kinh tế và cá nhân dẫn đến rủi ro cao. Vi vậy để khắc phục tình trạng này Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phúc Yên nên tham gia đầu tư vào nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Không nên đầu tư số tiền quá lớn vào một khách hàng mà phải san ra nhiều khách hàng trong cùng một ngành sản xuất kinh doanh.

 Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ:

Đây là hướng đi cần thiết cho các NHTM hiện nay, thể hiện đúng bản chất của Ngân hàng là kinh doanh đa năng. Tuy nhiên, các NHTM ở Việt nam lại chưa chú trọng đúng mức tới hoạt động trung gian mà chỉ chú trọng tới hoạt động tín dụng nên kết quả kinh doanh của Ngân hàng phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động có nhiều rủi ro. Bởi vậy Ngân hàng Đầu tư nên đa dạng hoá các hoạt động nghiệp vụ như thực hiện tín dụng thuê mua, thực hiện liên doanh, liên kết, bảo lãnh hay đa dạng hoá các dịch vụ Ngân hàng. Có như vậy Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phúc Yên mới có thể tồn tại và phát triển trong sự cạnh tranh gay gắt của một số Ngân hàng tại địa bàn và cũng chuẩn bị cho hội nhập với thế giới.

 Bảo hiểm tín dụng: Đây cũng là một trong những biện

pháp nhằm phân tán rủi ro. Bảo hiểm có lợi về mặt kinh tế cho mọi người, nó làm giảm mất mát của cải.

Ngân hàng có thể bảo hiểm các khoản tín dụng theo các hình thức sau: - Ngân hàng yêu cầu khách hàng vay vốn tín dụng tham gia mua bảo hiểm cho ngành nghề mà họ kinh doanh, vì vậy những khoản tín dụng trong trường hợp này coi như cũng được bảo hiểm một cách gián tiếp. Để sử dụng tốt hình thức đó, Ngân hàng cần c ó ưu đãi ưu tiên cho vay về khối lượng và lãi suất vay đối với doanh nghiệp, cá nhân đã bảo hiểm.

- Ngân hàng tự bảo hiểm cho ngành mình bằng cách trích lập quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp những thiệt hại khi gặp rủi ro tín dụng, từ đó hạn chế hậu quả xấu có thể xảy ra mà vẫn đảm bảo tình hình tài chính của Ngân hàng.

- Ngân hàng trực tiếp mua bảo hiểm của các tổ chức bảo hiểm chuyên nghiệp. Nước ta hiện nay ngành bảo hiểm chưa thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm cho các tổ chức tín dụng nên Ngân hàng có thể mua bảo hiểm của các tổ chức nước ngoài và kiến nghị với NHNN về việc thành lập tổ chức bảo hiểm tín dụng tại Việt nam. Sự ra đời của tổ chức này tạo điều kiện ngăn ngừa rủi ro tín dụng tại các NHTM, công ty tài chính, hợp tác xã tín dụng.

Sinh viên: Lê Quang Hoà Lớp: Tài chính công 44

Một phần của tài liệu Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển khu vực Phúc Yên (Trang 70 - 73)