khu vực Phúc Yên
3.2.1. Thực hiện tốt công tác khách hàng
Trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập với nền kinh tế khu vực và quốc tế, các NHTM nước ta đang chịu sức ép rất lớn về năng lực cạnh tranh
như vốn, công nghệ, sản phẩm dịch vụ, phương pháp quản lý, kinh nghiệm thương trường, các giải pháp nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động trong kinh doanh của ngân hàng. Nhân thức được vấn đề như vậy, các NHTM đã và đang thực hiện chương trình tái cơ cấu trong hoạt động của mình nhằm hướng hoạt động ngân hàng theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Một trong những nội dung quan trọng là chương trình cơ cấu khách hàng, bởi khách hàng là nền tảng ban đầu cho mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp nói chung, đặc biệt là NHTM nói riêng. Ngân hàng là trung gian tài chính, huyết mạch kinh tế, khách hàng lại càng có nghĩa quan trọng, ngày càng trở thành định hướng trung tâm cho các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do đó ngân hàng đã và đang nghiên cứu tìm hiểu đưa ra nhiều giải pháp, chính sách với mục đích phục vụ tốt khách hàng của mình, đồng thời hạn chế những rủi ro có thể xảy ra.
3.2.1.1. Lựa chọn khách hàng
Đây là một khâu quan trọng trong nghiệp vụ tín dụng nhằm lựa chọn ra những khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả. Để làm tốt công tác này trước khi cho vay cán bộ tín dụng phải phân tích đánh giá khách hàng và thẩm định tính khả thi của dự án.
Phân tích khách hàng: Khách hàng là người sử dụng và
quyết định đến hiệu quả của việc sử dụng tiền vay và cũng là người chịu trách nhiệm hoàn trả vốn vay. Do vậy việc phân tích đánh giá káhc hàng là hết sức cần thiết để ngăn ngừa rủi ro.
Đối với khách hàng cá nhân: Ngân hàng yêu cầu họ cung cấp thông tin đầy đủ về tiền lương, thu nhập, tài sản hiện có, lịch sử tín dụng, các khoản nợ chưa trả, tình hình việc làm, tuổi, giới tính. Những thông tin này là cơ sở giúp ngân hang cho điểm tín dụng đối với khách hàng vay. Cán bộ tín
Sinh viên: Lê Quang Hoà Lớp: Tài chính công 44
dụng không chỉ tìm hiểu thông tin trực tiếp từ khách hàng vay vốn mà để đảm bảo khách quan cán bộ tín dụng cần thu thập thông tin từ những kênh khách như các tổ chức, cá nhân có quan hệ với khách hàng vay vốn, hàng xóm, bạn bè.
Đối với khách hàng là doanh nghiệp: Cán bộ tín dụng cần các thông tin về tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh một cách kỹ lưỡng. Khác với trên lý thuyết để hạn chế rủi ro NHTM phải đa dạng hoá đầu tư không tập trung vốn lớn váo một số khách hàng nhưng trong thực tế hiện nay thì NHTM vẫn thường cho vay tập trung đối với khách hàng tiềm năng và khách hàng quen thuộc nhằm giảm được một phần chi phí về tìm hiểu thông tin, chi phí quản lý, giám sát sử dụng vốn vay đồng thời vẫn hạn chế được rủi ro tín dụng. Cán bộ tín dụng phải hiểu rõ được nhu cầu sản phẩm của thị trường nhằm tránh cho vay đối với những doanh nghiệp đầu tư sản xuất những sảm phẩm mà nhu cầu tại địa bàn thấp hoặc tính cạnh tranh kém. Ngoài ra trên cơ sở hiểu biết của mình cán bộ tín dụng cũng tư vân thêm cho doanh nghiệp.
Thẩm định tính khả thi của dự án: Không chỉ đánh giá
Khách hàng chỉ qua thông tin mà đây chỉ là điều kiện cần thiết để ngân hàng có thể đưa ra quyết định cho vay. Khách hàng có được vay vốn hay không phụ thuộc vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp mà khả năng trả nợ của doanh nghiệp lại phụ thuộc vào khoản thu nhập trong tương lai của dự án, trong đó nguồn thu từ dự án thực hiện bằng vốn vay ngân hàng là nguồn trả nợ chính. Để có được điều này, ngân hàng cần có bộ chuyên trách trong việc thẩm định dự án.
3.2.1.2. Tăng cường giám sát sử dụng vốn vay và các luồng tiền thanh toán của khách hàng
trước khi cho vay là điều kiện cần thiết, tuy nhiên sau khi phát tiền vay cán bộ tín dụng cần kiểm tra việc sử dụng tiền vay, kiểm tra xem khách hàng có sử dụng đúng mục đích vay vốn. Nếu sau khi phát tiền vay, cán bộ tín dụng không kiểm tra, khách hàng có thể sử dụng không đúng mục đích, mượn tài khoản để thanh toán sau đó rút tiền mặt để chi tiêu không đúng mục đích dẫn đến rủi ro cao trong ngân hàng. Hạn chế cho vay tiền mặt, chỉ cho vay những khoản bắt buộc như tiền lương, vật tư nhỏ lẻ, đối với vật liệu chính như sắt thép, xi măng…yêu cầu khách hàng vay chuyển khoản, trả thẳng cho người hưởng.
• Thanh toán: Bên cạnh việc kiểm tra vốn vay cán bộ tín
dụng cần quan tâm đến nguồn thanh toán của khách hàng, yêu cầu khách hàng, chủ đầu tư, người mua khi thanh toán chuyển khoản về tài khoản khách hàng tại ngân hàng để trả nợ tiền vay, không cho rút tiền mặt. Cán bộ tín dụng nên kiểm soát tiền gửi của khách hàng và việc chi tiêu từ tài khoản tiền gửi khách hàng trong khi còn nợ tiền vay ngân hàng cần có sự đồng ý của ngân hàng, tránh hiện tượng tiền thanh toán về khách hàng không trả nợ mà sử dụng vào việc khác, khi nợ đến hạn không có khả năng trả nợ.