Chương 2:Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển khu vực Phúc Yên
2.1.3. Đặc điểm môi trường kinh doanh và khách hàng của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển khu vực Phúc Yên
Ngân hàng Đầu tư và phát triển khu vực Phúc Yên
2.1.3.1. Thuận lợi
Ngân hàng Đầu tư và phát triển khu vực phúc yên ra đời và hoạt động từ những năm đất nước còn chiến tranh, thời kỳ kinh tế bao cấp, cho đến nền kinh tế thị trường luôn có bước tiến ổn định.
- Xuất phát từ yêu cầu mở rộng mạng lưới kinh doanh trên địa bàn thị xã Phúc Yên Chi nhánh luôn được sự quan tâm trực tiếp của ban lãnh đạo Ngân hàng Đầu tư và Phát triển tỉnh Vĩnh Phúc. Cán bộ tín dụng trong những năm quan đều là những người đã kinh qua thực tế, am hiểu thị trường, nhạy ben, có kiến thức kinh doanh và lập trường chính trị vững vàng.
-Hoạt động của ngân hàng trên địa bàn thị xã Phúc Yên nên hầu hết khách hàng vay vốn là Doanh nghiệp nhà nước; công ty cổ phần; công ty TNHH và hộ tư nhân cá thể hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Những năm gần đây một số khách hàng lớn, có uy tín đã về đặt quan hệ giao dịch với Ngân hàng như Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng, công ty cổ phần xây dựng sông hồng 26…
- Đặc biệt Ngân hàng nằm tại thị xã có dân cư đông đúc, đây là điểm thuận lợi cho Ngân hàng trong công tác cho vay. Đây còn là thị trương tiềm năng rộng lớn để Ngân hàng khai thác.
- Ngân hàng đã và đang thực hiện chức năng của một Ngân hàng kinh doanh đa năng, hoạt động tín dụng, thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán L/C, bảo lãnh, tư vấn…nên đã đáp ứng được yêu cầu đa dạng của khách hàng, từ đó thu hút được khách hàng và tăng nguồn thu cho Ngân hàng.
- Phúc Yên là nơi tập trung nguồn nhân lực có trình độ cao của tỉnh Vĩnh Phúc nên ngân hàng dễ dàng lựa chọn khách hàng quan hệ tín dụng.
2.1.3.2. Khó khăn
Sinh viên: Lê Quang Hoà Lớp: Tài chính công 44
- Trên địa bàn thị xã Phúc Yên tập trung nhiều chi nhánh ngân hàng thương mại trong nước như Ngân hàng Công thương Phúc Yên; Ngân hàng NN và PTNT Phúc Yên và các quỹ tín dụng cơ sở đã tạo nên sự cạnh tranh gay gắt nhất là trên lĩnh vực lãi suất.
- Trong năm 2004, để thực hiện chủ trương thu hút khách hàng hoặc kìm hãm phát triển tín dụng Ngân hàng đã thay đổi mức lãi suất, mức độ chênh lệch lãi suất giữa đầu vào và đầu ra thấp tạo nên khó khăn về tài chính.
- Một số doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, đặc biệt là DNNN, vốn tự có ít, hoạt động chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng, kinh doanh thua lỗ kéo dài, khả năng trả nợ gặp nhiều khó khăn điều này gây nhiều kho khăn cho Ngân hàng.
- Việc ban hành chính sách, chế độ của Nhà nước còn nhiều vướng mắc nên Ngân hàng không khỏi lúng túng khi áp dụng vào thực tiễn.
- Lực lượng cán bộ vẫn còn thiếu, lại bất cập về trình độ chuyên môn, tin học và ngoại ngữ, đôi khi không đáp ứng được yêu cầu của công việc.