Xây dựng các phương án xử lý nợ xấu

Một phần của tài liệu Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển khu vực Phúc Yên (Trang 69 - 70)

khu vực Phúc Yên

3.2.4.Xây dựng các phương án xử lý nợ xấu

Tín dụng là chính mang lại lợi nhuận cho ngân hang.Tuy nhiên tín dụng cũng là nghiệp vụ có độ rủi ro cao, đã cho vay là có rủi ro, nên việc nâng cao chất lượng tín dụng và việc xử lý thu hồi nợ là hai việc song song mà các ngân hàng phải quan tâm. Để thu hồi tối đa được nợ khi khởi kiện ra toà ngân hàng vận dụng triệt để mọi biện pháp mềm dẻo để thu hồi nợ như:

- Đối với những khách hàng dây dưa, chúng ta phải kiên trì đeo bám cho tới khi họ phải hợp tác.

- Đối với những khách hàng có thái độ nóng nảy hung hăng buộc ta phải bình tĩnh ứng phó mọi tính huống có thể xảy ra, đề cao cảnh giác, thật mềm dẻo đến khi họ trở lại trạng thái bình thường, tuy nhiên đối với những

khách hàng dạng nay dễ xử lý, vì khi đã bình tĩnh lại thì họ có thái độ hợp tác.

- Dạng khó xử lý thường lại là những khách hàng có thái độ mềm mỏng, khi mới tiếp xúc ta có cảm giác như thu hồi được nợ ngay, nhưng chính sự mềm mỏng ấy lại là cách để họ đối phó cho qua chuyện, ta phải kiên quyết, cứng rắn hơn và kết hợp với chính quyền địa phương thì mới có kết quả.

- Trường hợp những doanh nghiệp biểu hiện thua lỗ, cán bộ tín dụng nên thường xuyên tiếp cận và phân tích, tư vấn cho họ để cho họ thấy hơn thiệt, đưa ra giải pháp để xử lý nhẹ nhàng tránh phải đưa nhau ra toà làm giảm uy tín của họ.

- Những trường hợp do nguên nhân khách quan, người vay thực sự gặp khó khăn, tuỳ từng trường hợp để xem xét miễm giảm lãi tiền vay tạo mọi điều kiện thuận lợi cho họ để họ dễ dàng trả nợ.

Một phần của tài liệu Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển khu vực Phúc Yên (Trang 69 - 70)