0
Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển khu vực Phúc Yên

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN KHU VỰC PHÚC YÊN (Trang 39 -47 )

Chương 2:Thực trạng rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển khu vực Phúc Yên

2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển khu vực Phúc Yên

và phát triển khu vực Phúc Yên

2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn là một nhiệm vụ quan trọng đối với một Ngân hàng thương mại, sự phát triển nguồn vốn với cơ cấu hợp lý luôn có ý nghĩa quyết định tới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Căn cứ vào đặc điểm huy động vốn của toàn hệ thống ở từng thời kỳ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phúc Yên đã đề ra chủ trương huy động vốn phù hợp, có chính sách lãi suất phù hợp với từng thời kỳ cụ thể kết hợp với việc sử dụng các biện pháp tuyên truyền để vận động, các biện pháp nghiệp vụ để tăng nguồn vốn huy động theo hướng: Huy động vốn với các hình thức có các kỳ hạn như kỳ hạn

tuần, kỳ hạn tháng, kỳ hạn 3 tháng, kỳ hạn 6 tháng, kỳ hạn 12 tháng, kỳ hạn 13 tháng, kỳ hạn 18 tháng với các mức lãi suất ở từng kỳ hạn hấp dẫn nhằm tăng nguồn vốn huy động vốn ngắn hạn, dài hạn và nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ, cố gắng huy động vốn với lãi suất cao, tăng nguồn vốn huy động với lãi suất thấp và đã đạt được những kết quả khả quan đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh, thực hiện tốt việc lập và điều chỉnh kế hoạch nộp vốn điều hoà, tạo nguồn vốn chung cho cả hệ thống.

Có thể xem xét tình hình huy động vốn của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phúc Yên qua bảng sau.

Bảng 1: Hoạt động huy động vốn.

Đơn vị: triệu đồng

chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Số tiền Số tiền tỷ lệ% Số tiền Tỷ lệ%

Huy động vốn 182551 190605 04 210000 10

(Nguồn: Theo nguồn Phòng Kế toán) Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng nguồn vốn huy động qua 3 năm đều tăng nhưng chưa cao. Cụ thể năm 2004 so với năm 2003 tăng 8054 trđ tỷ lệ tăng 4%, năm 2005 so với năm 2004 tăng 19395 tỷ lệ tăng 10%. Nguồn vốn huy động được chủ yếu tăng lên bằng hình thức gửi tiết kiệm, việc tăng trưởng này chủ yếu nhờ vào tiếp thị, quảng cáo, thay đổi linh hoạt chính sách lãi suất và sự tận tâm, nhiệt tình của đội ngũ cán bộ nhân viên đã không ngại khó khăn mở các bàn tiết kiệm lưu động để huy động vốn từ việc đền bù giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư có nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước đã làm tăng một cách đáng kể nguồn vốn huy động của Ngân hàng. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phúc Yên những năm gần đây rất chú trọng và tập trung vào huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế, các tổ chức tín dụng, tạo đà cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh.

Sinh viên: Lê Quang Hoà Lớp: Tài chính công 44

Tuy mạng lưới huy động vốn còn ít chỉ tập trung tại chi nhánh và một bàn tiết kiệm Phuờng Xuân Hoà, nhưng vì có chính sách phù hợp, cùng với sự tín nhiệm, lòng tin đối với ngân hàng do đó nguồn huy động vốn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phúc Yên đã tăng lên. Do có sự tự do hoá về lãi suất huy động và lãi suất cho vay theo khung mà Thổng đốc Ngân hàng nhà nước qy định và theo chỉ đạo của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam mà Ngân hàng có thể uyển chuyển linh hoạt theo quan hệ cung cầu trên thị trường. Chính từ việc làm này mà Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phúc Yên đã thực hiện hiệu quả chính sách huy động vốn.

 Theo thành phần kinh tế: Nguồn vốn Ngân hàng

Đầu tư và Phát triển Phúc Yên gồm hai nguồn chính là tiền gửi của các tổ chức dân cư và của các tổ chức kinh tế. Qua bảng số liệu ta thấy tỷ trọng tiền gửi của dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao. Tốc độ tăng của tiền gửi dân cư luôn cao hơn tốc độ tăng của tiền gửi của tổ chức kinh tế. Cụ thể tiền gửi của dân cư năm 2004 tăng 5688 trđ, tỷ lệ tăng 6% so với năm 2003, năm 2005 tăng 11000 trđ, tỷ lệ tăng 10% so với năm 2004. Tiền gửi của tổ chức kinh tế năm 2004 tăng 2366 trđ tỷ lệ tăng 3% so với năm 2003 và năm 2005 tăng 8395 trđ tỷ lệ tăng 10% so với năm 2004.

 Theo thời hạn: Tiền gửi không kỳ hạn qua 3 năm

lần lượt là 71501 trđ, 78799 trđ, 68000 trđ so với tiền gửi có kỳ hạn là 111050 trđ, 111806 trđ, 142000 trđ. Như vậy tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn tiền gửi không kỳ hạn khoảng 70% tổng nguồn vốn huy động. Nguồn vốn huy động từ tiền gửi không kỳ hạn có ưu điểm lãi suất thấp song lại có nhược điểm là thường hay biến động lớn vì khoản tiền này nó phụ thuộc vào tình hình tài chính của khách hàng làm cho ngân hàng khó hoạch định chính sách trung và dài hạn.

trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động được của ngân hàng. Điều đó được thể hiện qua các năm như sau: năm 2003 đạt 162019 trđ chiếm 89% tổng nguồn vốn huy động. Năm 2004 là 151582 trđ chiếm 80% tổng nguồn vốn huy động được của ngân hàng. Năm 2005 là 179179 trđ chiếm 85% tổng nguồn vốn huy động. Tuy tỷ trọng VNĐ luôn chiếm tỷ trong lớn song lại không ổn định tăng giảm thất thường qua các năm do sự biến động về tỷ giá giữa động USD và VNĐ.

2.1.4.2. Hoạt động tín dụng

Với truyền thống đầu tư phát triển, hoạt động trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phúc Yên đã thực hiện kinh doanh đa năng tổng hợp, tích cực, linh hoạt lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng làm mục tiêu phấn đấu. Trong công tác sử dụng vốn ngân hàng đã thực hiện các nghiệp vụ như: Tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn và đầu tư, bảo lãnh trong xây dựng, hoạt động thanh toán quốc tế, hoạt động thanh toán ngân quỹ, giao dịch mua bán ngoại tệ…

Xây dựng chính sách tín dụng có hiệu quả đi đôi với chính sách nguồn vốn hiệu quả là yêu cầu ngân hàng cần phải thực hiện. Cho nên những năm qua, chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phúc Yên đã tận dụng tối đa nguồn vốn huy động trong đó dư nợ tín dụng không ngừng tăng trưởng qua các năm. Năm 2003 dư nợ cho vay đạt 318401 trđ nhưng năm 2004 dư nợ tín dụng đạt 337964 trđ tăng 6% so với năm 2003. Đến năm 2005 dư nợ cho vay đạt 369500 trđ tăng 9% so với năm 2004.

Để có thể đánh giá tình hình hoạt động tín dụng, ta có thể xem xét chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn của chi nhánh.

Hiệu suất sử dụng vốn = Tổng dư nợ/ Tổng nguồn vốn huy động.

Sinh viên: Lê Quang Hoà Lớp: Tài chính công 44

Chỉ tiêu này cho biết ngân hàng có sử dụng hết vốn huy động hay không. Tình hình sử dụng vốn của chi nhánh được thể hiện qua bảng sau.

Bảng 2: Hiệu suất sử dụng vốn

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Tổng dư nợ 320401 337964 369500

TG của DN và cá nhân 182551 190605 210000

Hiệu suất sử dụng vốn 176% 177% 176%

Ta thấy rằng hiệu suất sử dụng vốn của chi nhánh rất cao. Điều đó chứng tỏ hoạt động tín dụng của chi nhánh chiếm vai trò chủ đạo trong các hoạt động. Do hiệu suất sử dụng vốn lớn nên nguồn vốn huy động của ngân hàng đã không đủ để cho vay nên ngân hàng vẫn còn phải sử dụng vốn điều hoà của ngân hàng cấp trên. Chính vì vậy trong thời gian tới ngân hàng cần có những chính sách thích hợp nhằm tăng cường huy động vốn nhiều hơn nữa để tạo tính tự chủ cho ngân hàng.

2.1.4.3. Hoạt động khác

Ngoài hai hoạt động chính của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phúc Yên còn có một số hoạt động khác nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh và tạo sự cạnh tranh với các Ngân hàng khác tại địa bàn.

 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Bước vào thời kỳ đổi mới Ngân hàng ngày càng đa dạng hoá sản phẩm. Ngoài nghiệp vụ truyền thống là cho vay và thu nợ bằng VNĐ, chi nhánh đã tham gia vào việc mua bán ngoại tệ, mở L/C, thanh toán kiều hối, chiết khấu chứng từ.

 Hoạt động bảo lãnh:

Bảng 3: Hoạt động bảo lãnh

Loại bảo lãnh Năm 2003 Năm 2004 Tốc độ tăng trưởng Năm 2005 Tốc độ tăng trưởng Tổng dư bảo lãnh 16.562 18.083 109 19825 110% Bảo lãnh dự thầu 1.995 1.728 87 2548 147%

Sinh viên: Lê Quang Hoà Lớp: Tài chính công 44

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng

6.667 5.455 82 7563 139%

Bảo lãnh thanh toán 6.300 10.900 173 9085 83%

Bảo lãnh khác 1.600 0 0 0

Số món bảo lãnh 327 191 58 335 175%

Thu phí bảo lãnh 263 220 84 294 134%

(Theo nguồn: Phòng tín dụng)

 Công tác thanh toán: Ngân hàng Đầu tư và Phát

triển khu vực Phúc Yên là một trong những NHTM có hệ thống công nghệ thanh toán đáp ứng nhu cầu về thanh toán của một hệ thống Ngân hàng nói chung, việc thanh toán không dùng tiền mặt đang không ngừng được quan tâm đổi mới, nâng cao chất lượng bằng hệ thống tin học hiện đại đủ đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước. Mọi phát minh trong nghiệp vụ đều được sử lý kịp thời và chính xác, các khoản chuyển tìên trong nước trước đây thường mất 3-4 ngày nhưng đến nay chỉ sau một vài giờ tiền có thể đến ngay người nhận hoặc tài khoản của người thụ hưởng.

 Công tác kho quỹ:

- Doanh số thu tiền mặt năm 2005 đạt: - Doanh số chi tiền mặt năm 2005 đạt:

Trước đây khi có nhu cầu sử dụng một lượng vốn lớn, Ngân hàng đều phải chờ sự điều chuyển vốn từ cấp trên, do đó làm chậm tiến độ cấp tín dụng. Những năm gần đây Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phúc yên đã chủ động được nguồn tiền mặt từ các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, các doanh nghiệp buôn bán xăng dầu và các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, đáp ứng khả năng rút vốn của các khách hàng khi có nhu cầu vay tiền mặt.

 Kết quả kinh doanh: Trong những năm đổi mới với môi

trường kinh doanh ngày càng đa dạng và phức tạp thì Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Phúc yên luôn đảm bảo sự phát triển ổn định, lợi nhuận năm sau

cao hơn năm trước, điều này đã ngày càng khẳng định được uy tín của Ngân hang đối với khách hàng, vị thế quan trọng của Ngân hàng vào phát triển kinh tế địa phương.

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Tổng thu nhập Tổng chi phí Lợi nhuận

Tốc độ tăng của lợi nhuận

Sinh viên: Lê Quang Hoà Lớp: Tài chính công 44

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN KHU VỰC PHÚC YÊN (Trang 39 -47 )

×