- ở hầu hết các nước có nền kinh tế phát triển theo kiểu kinh tế thị trường hoạt động kinh doanh xăng dầu cũng có mô hình tương tự như nhau. Tuy quy mô, mức độ và trình độ ở mỗi nước khác nhau, song chúng đều thực hiện các công việc và quản lý khá giống nhau.
Vì thế, Công ty Xăng dầu Lào có thể nghiên cứu các mô hình công ty xăng dầu hiệu quả nhất, cải biến chúng cho phù hợp với điều kiện của Lào nhằm rút ngắn quá trình nghiên cứu, cải cách công ty.
- Công ty Xăng dầu Lào phải chủ động kinh doanh trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Mặc dù Lào không khai thác và sản xuất dầu, chỉ nhập khẩu xăng dầu để bán trong nước, nhưng trên thị trường Lào đã xuất hiện nhiều tổ chức kinh doanh xăng dầu. Việc nhiều tổ chức cùng tham gia kinh doanh xăng dầu có những mặt tích cực nhất định như làm cho nguồn hàng phong phú hơn, nhu cầu xăng dầu được thoả mãn kịp thời hơn, cơ chế giá linh hoạt hơn... Song, xét trên lĩnh vực lợi ích của Công ty Xăng dầu Lào, thì cạnh tranh cũng gây bất lợi nên Công ty phải trưởng thành bằng cách thích nghi hoàn toàn với kinh tế thị trường.
- Nhà nước cần có chế độ chính sách hợp lý để Công ty Xăng dầu Lào hoạt động hiệu quả. Trong điều kiện nhà nước cho phép nhiều tổ chức được nhập xăng dầu về kinh doanh, nhưng việc quản lý quota nhập khẩu chưa chặt chẽ, chất lượng xăng dầu chưa được kiểm nghiệm và giám định nghiêm túc, sự chỉ đạo phối hợp trong hoạt động kinh doanh của các đơn vị kinh doanh chưa chặt chẽ sẽ gây nên những mất cân đối cục bộ từng lúc, từng nơi, từng mặt hàng...Trong khi đó Công ty Xăng dầu Lào phải nhận trách nhiệm thực thi lệnh của Nhà nước nên khó cạnh tranh hơn. Vì thế, Nhà nước cần mở rộng quyền tự chủ cho Công ty, đồng thời hỗ trợ thích đáng cho Công ty như các nước đã làm.
- Cần xây dựng Công ty Xăng dầu Lào thành tập đoàn kinh tế mạnh. Kinh nghiệm của các nước đều khẳng định cần có công ty quốc gia hùng mạnh trong kinh doanh xăng dầu. Hơn nữa, do CHDCND Lào chủ trương phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, điều đó có nghĩa phải áp dụng cơ chế thị trường, vận dụng các quy luật như: cạnh tranh, cung cầu, quy luật giá trị... trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhưng đồng thời nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo, điều tiết và quản lý nền kinh tế, tức là ở đây không có thị trường "tự do tuyệt đối" nên chú trọng vị trí của Công ty Xăng dầu Lào càng cần thiết. Công ty Xăng dầu Lào cũng cần phải tự nỗ lực, vươn lên thành "hãng xăng dầu của quốc gia" có đủ sức mạnh cạnh tranh, thực thi vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Hãng xăng dầu quốc gia này với tư cách là một tập đoàn kinh doanh xăng dầu lớn của nhà
nước, hoạt động hoàn toàn theo cơ chế thị trường, nhưng trực tiếp bảo đảm, dự trữ một lượng hàng hoá đủ sức chi phối trên thị trường, tham gia cạnh tranh với các tổ chức kinh doanh xăng dầu khác tại nước CHDCND Lào.
- Hiện đại hoá và thực tế hoá công tác quản trị doanh nghiệp là phương thức cơ bản để Công ty Xăng dầu Lào thành công trong cạnh tranh và phục vụ xã hội. Đặc biệt là hoàn thiện chiến lược kinh doanh, đào tạo và sử dụng tốt lực lượng lao động, đầu tư hợp lý và đa dạng hoá lĩnh vực hoạt động là vũ khí quan trọng để chiến thắng trong cạnh tranh.
Chương 2
thực trạng quản lý ở công ty xăng dầu lào 2.1. sự hình thành và phát triển của công ty xăng dầu lào 2.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của Công ty xăng dầu Lào
Từ những năm đầu khi đất nước được giải phóng (ngày 2/12/1975) đến năm 1981, ngành xăng dầu Lào do Cục vật tư thuộc Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo trực tiếp. Vấn đề kinh doanh không được đặt ra trong giai đoạn này, ngành xăng dầu chỉ làm nhiệm vụ đảm bảo cung cấp vật tư để phục vụ các yêu cầu chiến đấu và đời sống của nhân dân trong lĩnh vực đi lại, thắp sáng và các loại dầu bôi trơn.... Quản lý trong ngành xăng dầu giai đoạn này là một phòng trực thuộc Bộ Giao thông vận tải với 45 người.
Cơ sở vật chất tiếp quản của ngành sau giải phóng chủ yếu do hãng xăng dầu Shell của Mỹ để lại. Tính chất hoạt động của ngành là cung ứng vật tư theo kế hoạch tập trung thống nhất của Nhà nước.
Giai đoạn 1982 đến 1986 Nhà nước quyết định thành lập Công ty xăng dầu thuộc Bộ Cung ứng vật tư. Lúc đầu công ty có các cơ sở bên dưới là chi nhánh xăng dầu miền Bắc, miền Nam Lào. Giai đoạn này Công ty đã tích cực xây dựng cơ sở vật chất để hoạt động. Đầu tiên Công ty xây dựng kho Đông Chong với sự giúp đỡ của chuyên gia Liên Xô. Kho này có cơ sở vật chất kỹ thuật, xuất nhập dầu tương đối hiện đại, có chỗ cân đo đong đếm, có phòng thí nghiệm. Nhà nước gửi cán bộ kỹ thuật đi đào tạo ở các nước với số lượng ngày càng đông, nhất là đcd ào tạo ở các nước xã hội chủ nghĩa như Việt Nam, Liên Xô ở các trình độ từ trung cấp, cao cấp đến đại học. Sau khi về nước, số cán bộ này đã giúp quản lý Công ty khá tốt. Công ty bắt tay vào xây dựng đội vận tải xitéc, hình thành các phòng tài chính, tín dụng; phòng tổ chức, phòng kinh doanh và hai kho SSO và Đông Chong.
Các chi nhánh ở các tỉnh làm nhiệm vụ đại diện cho Công ty xăng dầu kinh doanh độc quyền, thực hiện các nhiệm vụ do Nhà nước giao phó, thực hiện việc vận chuyển xăng dầu khắp đất nước theo kế hoạch của Nhà nước. Lúc này xăng dầu của Lào chủ yếu nhập
từ Liên Xô. Trong giai đoạn này, mặc dù đã hình thành công ty nhưng cơ chế hoạt động của Công ty xăng dầu Lào chưa mang tính kinh doanh, chưa hạch toán kinh tế.
Năm 1986, Đại hội lần thứ IV của Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã đề ra nhiệm vụ đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Đây là mốc rất quan trọng trong cải cách hoạt động của Công ty xăng dầu Lào. Đại hội đã nhìn lại đoạn đường hơn mười năm qua kể từ khi nước CHDCND Lào thành lập đến 1986 để tổng kết việc thực hiện các nghị quyết của Đảng, nhất là nghị quyết của Đại hội lần thứ III của Đảng, đánh giá đúng đắn những thành tựu và khuyết điểm, nhược điểm rút ra những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chế độ mới.
Trên cơ sở phân tích thực trạng kinh tế - xã hội của đất nước hiện nay, Đại hội lần thứ IV đã vạch ra phương hướng và nhiệm vụ chủ yếu của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đề ra phương hướng và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội cho giai đoạn từ 1986 đến năm 2000 và kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1986-1990), đồng thời nhấn mạnh những quan điểm cơ bản về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của sự phát triển và trên cơ sở đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước Lào đã xác định mục tiêu và nội dung đầu tư nhà nước vào phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ đổi mới là nhằm tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất - kỹ thuật, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cho phát triển kinh tế, nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá và đổi mới kinh tế đối ngoại. Lào chủ trương mở rộng quan hệ kinh tế, khoa học - kỹ thuật với Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa anh em và các nước khác. Việc hợp tác và liên kết kinh tế giữa Lào với các nước trong khu vực, nhất là với Việt Nam, được ưu tiên với những bước phát triển mới, theo những phương thức phù hợp từ chính phủ đến cơ sở.
Quá trình thực hiện đổi mới kinh tế ở Lào đã đưa lại một số kết quả ban đầu. Nước Lào đã nhận được sự ủng hộ giúp đỡ và hợp tác ngày càng tăng của các nước anh em và bạn bè trên thế giới. Kim ngạch xuất khẩu năm 1985 đã tăng gấp 5 lần so với năm 1976. Những thành quả trên đây đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sản xuất, cải thiện đời sống của nhân dân Lào và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ban đầu của chủ nghĩa xã hội.
Trong quản lý kinh tế, Nhà nước Lào đã cố gắng nghiên cứu, tìm tòi và từng bước xây dựng cơ chế quản lý kinh tế phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước và với xu thế phát triển của thời đại. Công tác kế hoạch hoá đã được cải tiến tốt hơn. Hoạt động của các tổ chức sản xuất kinh doanh đang chuyển dần từ chế độ quản lý tập trung quan liêu, hành chính bao cấp sang thực hiện hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa và bước đầu đã có một số doanh nghiệp kinh doanh có lãi. Nhà nước đã thực hiện phân công, phân cấp quản lý hợp lý hơn trước, mở rộng thêm quyền chủ động cho địa phương và cơ sở trong việc thực hiện kế hoạch Nhà nước. Nhiều chính sách kinh tế (giá cả, tiền lương, tài chính, tín dụng...), nhiều định mức kinh tế - kỹ thuật được sửa đổi và xây dựng nhằm phát huy tác dụng đòn bẩy, thúc đẩy tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh. Kết quả là hơn mười năm qua tổng sản phẩm xã hội đã tăng gấp đôi và thu nhập bình quân đầu người tăng 60%, mặc dù số dân tăng nhanh.
Vào tháng 11/1987 Nhà nước đã quyết định cho Công ty xăng dầu chuyển đổi sang kinh doanh xăng dầu. Mặc dù Công ty vẫn giữ thị phần lớn trong việc nhập - xuất hàng xăng dầu ở nước Lào, nhưng đã xuất hiện nhiều công ty được cấp quota nhập xăng dầu vào cạnh tranh trên thị trường với công ty như: Công ty Shell, Caltex, Bang Trạc... Tình trạng buộc phải cạnh tranh đã làm thay đổi cơ cấu và sản lượng xăng dầu kinh doanh trên thị trường của Công ty. Việc xuất hiện nhiều tổ chức tham gia kinh doanh xăng dầu đã làm cho thị trường xăng dầu sôi động hẳn lên đồng thời cũng xuất hiện những khuynh hướng cạnh tranh không lành mạnh gây lộn xộn và lãng phí. Công ty xăng dầu Lào từ chỗ độc quyền cung ứng xăng dầu buộc phải chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, không còn là tổ chức kinh doanh duy nhất nữa.
Lào phải dùng ngoại tệ mạnh để nhập xăng dầu từ các nước "khu vực II" nên chính phủ có ý đồ làm cho sự cạnh tranh trên thị trường nội địa tăng lên thông qua mở rộng quyền trực tiếp nhập – xuất xăng dầu, mở rộng kinh doanh trong nước bằng cách làm cho cửa hàng kinh doanh nhiều lên, từ đó tiết kiệm xăng dầu, tiết kiệm ngoại tệ.
Để phù hợp với tình hình mới, Công ty xăng dầu Lào buộc phải củng cố lại cơ cấu tổ chức theo hướng kinh doanh có chất lượng, vừa đảm bảo nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó, vừa giảm chi phí kinh doanh. Thời kỳ 1992-1993 Nhà nước quyết định cho
Công ty xăng dầu Lào chuyển đổi cơ cấu tổ chức lại, đồng thời thay đổi một phần cán bộ quản lý. Từ đó cho tới nay cơ cấu tổ chức của Công ty luôn luôn được củng cố theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Công ty có quyền kinh doanh theo nguyên tắc cạnh tranh toàn diện, có quyền vay ngân hàng trong nước và nước ngoài, có quyền mua bán với các đối tác ở nhiều nước trên thế giới.
Hiện nay, Công ty xăng dầu Lào thuộc Bộ Thương mại là lực lượng chủ yếu bảo đảm nhu cầu xăng dầu cho thị trường cả nước, có vai trò quan trọng trong việc điều hành kinh doanh xăng dầu cũng như ổn định giá và dịch vụ, trong việc điều chỉnh giá mua, bán của thị trường xăng dầu Lào, góp phần tích cực phát triển kinh tế, bảo đảm ổn định chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng. Nhiệm vụ Nhà nước giao cho Công ty là phải cung ứng xăng dầu trên toàn đất nước, không quản ngại vùng sâu, vùng xa, thậm chí phải kinh doanh với giá lỗ, bởi vì lợi nhuận không phải là mục đích duy nhất của Công ty. Đi đôi với nhiệm vụ kinh tế Công ty phải hoàn thành mục đích chính trị - xã hội mà Đảng và Nhà nước giao phó.
Đến năm 1995-1997 và đầu năm 1998 việc kinh doanh xăng dầu lỗ là vì Công ty không tăng giá xăng dầu trong nước và tỷ giá đồng Kíp so với USD tăng liên tục, có khi một ngày tăng 2 lần, một tuần tăng gấp đôi. Chính vì lẽ đó xăng dầu bán ra bằng tiền kíp, tiền chuyển khoản không thể theo kịp tốc độ mất giá làm cho Công ty bị lỗ vốn.
Từ năm 1999 đến nay Công ty xăng dầu Lào vẫn giữ được vị trí chủ đạo trong việc nắm giữ nguồn hàng, điều tiết thị trường, đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội.
Từ năm 2000 đến nay, Công ty xăng dầu Lào có bước phát triển tốt. Công ty đã kinh doanh có lãi, đã đầu tư xây dựng mô hình quản lý theo kiểu công ty mẹ, xây dựng chi nhánh ở các tỉnh và xây dựng hệ thống các cửa hàng xăng dầu trên cả nước. Tới nay Công ty đã có 178 cửa hàng, đã tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, mở rộng và nâng cấp các kho đầu mối có khả năng tự động hoá khi giao nhận... Việc ứng dụng tin học một cách có hệ thống và sâu rộng trong toàn ngành đã đem lại hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh và quản lý.
Bên cạnh đó, Công ty xăng dầu Lào luôn đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp đi đôi với bảo toàn và phát triển vốn. Liên tục trong nhiều năm Công ty xăng dầu Lào là đơn
vị chủ đạo trong hoạt động kinh doanh xăng dầu với lượng xăng dầu nhập khẩu chiếm ưu thế trên thị trường. So với tổng doanh thu của 16 công ty trong năm 2005, Công ty xăng dầu Lào chiếm 40,8% tổng lượng xăng dầu nhập vào nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào. Với chức năng nhiệm vụ và tổ chức quản lý kinh doanh mà Nhà nước Lào giao phó, Công ty có quy mô toàn quốc (bảo đảm 75% sản lượng xăng dầu cả nước), đã chuyển sang hoạt động theo cơ chế mới (bảo đảm 42% sản lượng tiêu thụ trên cả nước). Công ty xăng dầu Lào luôn phát huy vai trò chủ lực, chỉ đạo điều tiết, ổn định và phát triển thị trường xăng dầu phục vụ đắc lực công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Có thể nhìn tổng quát mô hình tổ chức của Công ty xăng dầu Lào ở sơ đồ 2.1. - Ban giám đốc gồm: 01 Giám đốc, 02 Phó Giám đốc.
- Có 3 bộ phận chức năng gồm: bộ phận phụ trách tổ chức - hành chính; bộ phận phụ trách kinh doanh; bộ phận phụ trách kỹ thuật.
- Có 8 phòng; phòng tổ chức - hành chính; văn phòng giám đốc; phòng pháp chế thanh tra; phòng kế hoạch - kế toán; phòng marketting; phòng phát triển marketting; phòng quản lý kỹ thuật; phòng quản lý xây dựng.
- Có 3 đội: đội kinh doanh ga; đội kinh doanh công nghệ; đội vận tải xăng dầu. - Có 8 chi nhánh ở các tỉnh trực thuộc công ty: