Theo phương pháp này bất kỳ thời điểm nào trên sổ sách kế toán cũng xác định được giá trị hàng tồn kho hiện có. Do đó cung cấp thông tin kịp thời và có độ chính xác cao. Đây là phương pháp áp dụng phổ biến trong các doanh nghiệp hiện nay.
Chủ yếu kế toán sử dụng 2 loại tài khoản sau:
Tài khoản 151: “Hàng mua đang đi đường”
Tài khoản 152: “Nguyên liệu,vật liệu”
TK 152 dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng giảm các loại NVL của doanh nghiệp theo giá thực tế và được chi tiết theo cơ cấu vật liệu sử dụng tại doanh nghiệp. Kết cấu của TK 152:
Bên Nợ:
- Giá trị thực tế của NVL nhập kho do mua ngoài, tự chế, gia công chế biến, nhận vốn góp hoặc từ nguồn khác…
Bên Có:
- Trị giá thực tế NVL xuất dùng vào sản xuất kinh doanh, để bán, thuê ngoài gia công chế biến hoặc đi góp vốn.
- Trị giá NVL trả lại người bán, giảm giá hàng mua.
- Chiết khấu thương mại NVL khi mua được hưởng.
- Trị giá NVLhao hụt, mất mát, phát hiện khi kiểm kê. Dư Nợ: Giá trị thực tế NVL tồn kho.
TK 152 được chi tiết thành các TK cấp 2 để kế toán chi tiết từng loại, nhóm thứ vật liệu tùy thuộc vào yêu cầu quản lý của DN, theo vai trò và công dụng của NVL như sau: TK 1521: NVL chính. TK 1522: Vật liệu phụ. TK 1523: Nhiên liệu TK 1524: Phụ tùng thay thế TK 1525: Vật liệu khác …
TK 151- hàng mua đang đi đường, được dùng để phản ánh giá trị vật tư hàng hóa của doanh nghiệp đã thu mua nhưng cuối kỳ chưa về nhập kho, ví dụ như hàng đang lưu kho, lưu bãi ỏ người bán, hàng đang trên đường vận chuyển hoặc đã về đến doanh nghiệp nhưng đang chờ kiểm nhận để nhập kho…
Kết cấu của TK151:
Bên Nợ: Giá trị hàng hóa, vật tư đang đi đường…
Bên Có: Giá trị hàng hóa vật tư đang đi đường đã về nhâp kho hoặc chuyển giao cho các đối tượng sử dụng hay khách hàng.
Dư Nợ: Giá trị hàng hóa vật tư đi đường chưa về nhập kho.