V: Tổng vốn bằng nội tệ bỏ ra để kinh doanh hàng giầy dép xuất khẩu.
Xưởng Cơ năng
2.1.6.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Số lượng các sản phẩm tiêu thụ chủ yếu của công ty qua các năm đều tăng cao, thể hiện ở bảng 2.5.
Bảng 2.5: Tình hình tiêu thụ sản phẩm và cơ cấu sản lượng tiêu thụ các sản phẩm giầy của công ty giầy Thượng Đình (năm 2003 – 2007).
(Đơn vị: nghìn đôi)
STT
Các sản phẩm chủ
yếu
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 SL TT (%) SL TT (%) SL TT (%) SL TT (%) SL TT (%) 1 Giầy xuất khẩu 2.103 40 2.139 39 2.912 42 2.971 41 3.105 42 Trong đó Giầy vải 1.335 25 1.001 18 1.642 23 1.623 22 1.774 24 Giầy thể thao 768 15 1.138 21 1.270 19 1.348 19 1.331 18 2 Giầy tiêu 3.126 60 3.314 61 3966 58 4.276 59 4.289 58
thụ nội địa Trong đó Giầy bata 1.841 35 1.725 32 1.835 27 1.823 25 1922 26 Giầy nam 598 11 1.005 18 1.367 20 1.551 21 1626 22 Giầy nữ 464 9 441 8 549 8 684 9 672 9 Giầy trẻ em 223 5 143 3 215 3 209 3 69 1 3 Tổng 5229 100 5453 100 6878 100 7247 100 7394 100
( Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu)
Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty tăng nhanh qua các năm từ 5229 nghìn đôi năm 2003 tới 7394 nghìn đôi năm 2007.
Ở công ty giầy Thượng Đình, hoạt động xuất khẩu luôn được quan tâm và tập trung đẩy mạnh. Qua các năm ta có thể thấy số lượng giầy xuất khẩu tăng lên, chiếm 40% tổng số sản phẩm của công ty với 2 loại giầy xuất khẩu là giầy vải và giầy thể thao. Trong đó, sản phẩm giầy vải xuất khẩu vẫn chiếm tỷ trọng lớn vì đây là sản phẩm có thế mạnh của công ty. Sản phẩm của công ty đã được xuất khẩu đến các nước Châu Âu với tỷ lệ 60% tổng sản lượng của công ty. Công ty cũng đã sản xuất ra các sản phẩm cho các hãng lớn như: FILA, UMBRO, KELME, AMERICAN EAGLE,GOLA, JOHN SMITH, KAPPA…
Sản phẩm giầy nội địa chiếm tỷ trọng 60% tổng số sản phẩm của công ty. Cụ thể là:
nhất là vào năm 2004 với 1.725 nghìn đôi, tỷ trọng giảm hiện nay giảm từ 35% (năm 2003) xuống còn 25% (năm 2006) và dừng lại ở mức 26% (năm 2007) trong tổng số sản phẩm tiêu thụ của công ty điều này phần nào cho thấy rằng sản phẩm giầy bata không còn phù hợp với nhu cầu thị trường vì mẫu mã không phong phú và khách hàng có thể sử dụng thay thế giầy bata bằng các kiểu giầy vải và giầy thể thao có kiểu dáng mẫu mã phong phú và bền đẹp. Bên cạnh đó, mặt hàng giầy bata của Trung Quốc tràn vào nước ta có giá thấp hơn nhiều, chất lượng không hề thua kém sản phẩm của công ty đã làm cho nhu cầu về sản phẩm này chững lại.Vì vậy, công ty cần có kế hoạch sản xuất cho phù hợp với mặt hàng này.
• Giầy nam người lớn: Đặc trưng cho sự khoẻ khoắn và linh hoạt của nam giới cho nên các sản phẩm giầy của nam được thiết kế một cách bền chắc mà vẫn đảm bảo tính thời trang, có thể dùng đi làm hoặc đi du lịch, đi picnic. Nhờ đó số lượng tiêu thụ sản phẩm này tăng mạnh qua các năm, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản phẩm tiêu thụ của công ty, đem lại nguồn thu lớn nên công ty cần có kế hoạch khai thác tối đa nhu cầu của khu vực thị trường này.
• Giầy nữ: Giầy nữ luôn có mẫu mã và kiểu dáng đa dạng hơn giầy của nam giới. Bởi vì nó đáp ứng được thị hiếu của giới nữ cũng như công ty đã biết cách khai thác nhu cầu của nhóm khách hàng này, thường xuyên đổi mới mẫu mã, chủng loại, nâng cao chất lượng sản phẩm nên số lượng giầy nữ được tiêu thụ tăng lên qua các năm với mức tiêu thụ bình quân là 562 nghìn đôi/năm.
• Giầy trẻ em: Về mặt hàng này có thể nói công ty chưa thể cạnh tranh được với giầy của Trung Quốc cả về mẫu mã, màu sắc và giá cả. Chính vì vậy mà việc tiêu thụ sản phẩm này có xu hướng giảm từ 223 nghìn đôi (năm 2003) xuống còn 69 nghìn đôi (năm 2007).