Nhân tố văn hoá – xã hội.

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu giầy sang thị trường EU của công ty TNHH một thành viên giầy Thượng Đình - Thực trạng và giải pháp thúc đẩy (Trang 40 - 41)

V: Tổng vốn bằng nội tệ bỏ ra để kinh doanh hàng giầy dép xuất khẩu.

1.6.1.3. Nhân tố văn hoá – xã hội.

Đây là một nhân tố cực kỳ nhạy cảm bởi nó sẽ quyết định rất lớn đến hành vi tiêu dùng của người dân một nước. Nền văn hoá tạo nên cách sống, cách nghĩ của một

cộng đồng và điều này sẽ quyết định cách thức tiêu dùng, cách thức thoả mãn nhu cầu của con người sống ở đó.

Giầy dép là một phần của thời trang mà ở các nền văn hoá khác nhau sẽ có quan điểm khác nhau về thời trang, cái đẹp. Điều này sẽ chi phối đến cung cầu về sản phẩm giầy dép.

Không những thế, sự gia tăng dân số của một đất nước, sự già hoá trong dân cư cũng ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu giầy dép cụ thể như một đất nước có cơ cấu dân số già, những người trong độ tuổi từ 65 tuổi trở lên là những người nghỉ hưu sống bằng trợ cấp, thích đi bộ đường dài, du lịch dài ngày và thường xuyên. Vì thế, nhu cầu về sản phẩm giầy dép là rất lớn, những sản phẩm này phải được thiết kế đặc biệt với những tính năng hỗ trợ cơ bắp với những chất liệu phải rất mềm, kiểu dáng đơn giản, gọn nhẹ và có độ bền cao.

Hiện nay một xu hướng của xã hội hiện đại là người phụ nữ tham gia ngày càng nhiều vào các hoạt động xã hội, điều này sẽ góp phần làm tăng giá trị cho thị trường giầy dép và là cơ hội cho những nhà xuất khẩu giầy dép của Việt Nam sang những quốc gia mà tỷ lệ lao động nữ sẽ tăng mạnh và người tiêu dùng nữ luôn chiếm xấp xỉ 50% tại các thị trường giầy dép ở Anh, Pháp, Đức…

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu giầy sang thị trường EU của công ty TNHH một thành viên giầy Thượng Đình - Thực trạng và giải pháp thúc đẩy (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w