III. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kiểm toán các khoản phải trả người bán do a&c thực hiện
2. Hoàn thiện thủ tục phân tích
Theo chương trình kiểm toán mẫu của A&C thì phần hành kiểm toán nào của A&C cũng có thủ tục phân tích trong quá trình thực hiện kiểm toán. Tuy nhiên A&C thường không thực hiện thủ tục này hoặc thực hiện không đầy đủ. Thông qua chương trình kiểm toán mẫu của A&C, em nhận thấy thủ tục phân tích của A&C chưa thực sự hoàn thiện. Thủ tục phân tích của A&C chỉ dừng lại ở việc so sánh số dư tài khoản của năm nay với năm trước. Cách làm này chỉ mới dừng lại ở mức đơn giản, không phát huy được tác dụng của thủ tục phân tích. Chính vì vậy, nhiều khi kiểm toán viên thường bỏ qua bước này và tập trung vào thực hiện kiểm tra chi tiết. Vận dụng những kiến thức được trang bị trong trường đại học cùng những tìm hiểu của bản than từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện thủ tục phân tích áp dụng cho giai đoạn thực hiện kiểm toán khoản mục phải trả người bán do A&C thực hiện như sau:
Để bảo đảm tính hợp lý chung của nợ phải trả người bán, kiểm toán viên có thể tính một số chỉ tiêu dưới đây và so sánh với năm trước để nhận dạng các biến động bất thường và tìm hiểu nguyên nhân:
- Tỷ lệ nợ phải trả người bán/tổng giá trị hàng mua trong kỳ.
- Tỷ lệ nợ phải trả người bán/tổng nợ ngắn hạn.
Một thủ tục phân tích khác là kiểm toán viên nghiên cứu số liệu chi tiết nợ phải trả theo từng người bán để phát hiện những điểm bất thường. Chẳng hạn so sánh số liệu của từng người bán với số liệu của chính họ trong các năm trước, như so sánh số liệu mua vào, số dư cuối kỳ…
Cơ sở thực hiện
Khi thực tiến hành các thủ tục phân tích trong phần hành kiểm toán nợ phải trả nhà cung cấp và khẳng định số dư của phải trả nhà cung cấp thì khi kiểm toán tài sản cố định hoặc hàng tồn kho, quy mô mẫu kiểm tra chi tiết của phần hành này sẽ được thu hẹp so với quy mô mẫu A&C đã chọn. Tuy nhiên, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa kiểm toán viên thực hiện kiểm toán nợ phải trả và các kiểm toán viên thực hiện các phần hành có liên quan như đã nói ở trên để tránh công việc bị chồng chéo, lặp lại.
KẾT LUẬN
Nước ta vừa gia nhập WTO chưa lâu, còn gặp nhiều khó khăn thách thức trong quá trình hội nhập. Để đưa đất nước tiến lên, đòi hỏi tất cả các Bộ, Ngành từ Trung ương đến địa phương phải tập trung mọi nguồn lực phát triển kinh tế. Hơn nữa trong giai đoạn này nước ta đang phát triển mạnh thị trường chứng khoán. Trong bối cảnh đó, Ngành Kiểm toán càng phải đối mặt với nhiều yêu cầu và thách thức lớn. Là một mắt xích quan trọng trong chuỗi các Công ty được kiểm toán trên thị trường chứng khoán, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C không thể không ngừng vươn lên, hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý để theo kịp xu thế. Qua nghiên cứu lý luận cũng như thực tế công tác kiểm toán các khoản nợ phải trả người bán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do A&C thực hiện, em nhận thấy kiểm toán các khoản phải trả người bán thực sự là một thủ tục quan trọng trong kiểm toán Báo cáo tài chính. Trong quá trình nghiên cứu tài liệu tại A&C, trên cơ sở những kiến thức chuyên ngành kiểm toán đã được học và những thực tiễn thu được từ thời gian thực tập vừa qua tại A&C, em xin đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện công tác kiểm toán khoản phải trả người bán trên Báo cáo tài chính do Công ty A&C thực hiện. Em cũng rất mong nhận được ý kiến phản hồi từ phía Công ty A&C và các thầy cô, đặc biệt là Thạc sỹ Nguyễn Thị Hồng Thuý. Em xin chân thành cảm ơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS.TS. Nguyễn Quang Quynh – Giáo trình Kiểm toán Tài chính, NXB Tài chính, 2006.
2. Bộ tài chính - Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, quyển 1, 2, 3, 4.
3. Tạp chí kiểm toán.
4. Hồ sơ kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C. 5. Các tài liệu của A&C.