Mục tiêu xoá đói giảm nghèo của Việt Nam đến năm

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu, lý giải một cách đầy đủ và có hệ thống vấn đề nghèo đói potx (Trang 81 - 83)

II. Chênh lệch về chỉ tiêu cho đời sống

3.1.1. Mục tiêu xoá đói giảm nghèo của Việt Nam đến năm

Văn kiện Đại hội Đảng khoá IX, khoá X và chiến lược toàn diện về tăng trưởng và giảm nghèo bền vững của quốc gia đã đề ra những mục tiêu chiến lược và các chỉ tiêu nhiệm vụ cụ thể về XĐGN đến năm 2010 của cả nước như sau:

Mục tiêu chung: tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; ổn định và cải thiện đời

sống nhân dân. Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Mở rộng kinh tế đối ngoại. Tạo chuyển biến mạnh về giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát huy nhân tố con người. Tạo nhiều việc làm, cơ bản xoá đói, giảm số hộ nghèo; đẩy lùi các tệ nạn xã hội, tiếp tục tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội; hình thành một bước quan trọng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội; tạo nền tảng để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại [14, tr.89,90].

Các chỉ tiêu chủ yếu

Về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm 7,5%-8%/năm. Đưa GDP năm 2010 lên gấp 2,1 lần năm 2000. GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt 1.050-1.100 USD/người. Cơ cấu ngành trong GDP năm 2010: Khu vực nông nghiệp 15- 16%, công nghiệp và xây dựng 43-44%, dịch vụ: 40-41%. Tỷ lệ huy động GDP vào ngân sách đạt 21-22%; tich lũy nội bộ nền kinh tế đạt 30%GDP; vốn đầu tư toàn xã hội đạt khoảng 40% GDP[14, tr.160], [48, tr.188].

Về xã hội và XĐGN:

- Đến năm 2010 giảm 2/3 tỷ lệ nghèo theo chuẩn nghèo quốc tế và 3/4 tỷ lệ nghèo về lương thực so với năm 2000; giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2006- 2010 của Việt Nam từ 22% năm 2005 xuống 10-11% năm 2010.

- Phấn đấu đến năm 2010 có 100% xã nghèo có đủ các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu; 95% dân số thành thị và 75% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch cho sinh hoạt với số lượng 60 lít/người/ngày; chú trọng các công trình nước sạch cho các gia đình nghèo, nhất là những người ở xa trung tâm xã, xa trục đường chính được tiếp cận nước sạch.

- Giải quyết việc làm cho khoảng 1,4-1,5 triệu lao động/năm, nâng cao tỷ lệ lao động nữ trong tổng số việc làm mới lên 50% vào năm 2010. Đến năm 2010: Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40%; thời gian sử dụng lao động ở nông thôn đạt 85%; thất nghiệp ở thành thị giảm xuống 5%.

- Năm 2010: Hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở; đạt 200 sinh viên đại học, cao đẳng/10.000 dân; cải thiện chất lượng giáo dục ở mọi cấp học và cho mọi đối tượng, đặc biệt chú ý đến học sinh nghèo.

- Duy trì vững chắc xu thế giảm tỷ lệ sinh để đạt mức thay thế bình quân ở vùng sâu, vùng xa, vùng nghèo vào năm 2010. Giảm tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi xuống còn 16%0, trẻ đẻ sống, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi giảm xuống còn dưới 20%. Thực hiện bình đẳng giới, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, phòng chống các dịch bệnh và bệnh xã hội; đưa tuổi thọ bình quân dân số Việt Nam đạt 72 tuổi [48, tr.198], [4, tr.41-42].

* Định hướng chung thực hiện mục tiêu XĐGN:

- Kết hợp các mục tiêu kinh tế với mục tiêu xã hội trong phạm vị cả nước, ở từng lĩnh vực, địa phương; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách phát triển, thực hiện tốt chính sách xã hội trên cơ sở phát triển kinh tế, gắn quyền lợi và nghĩa vụ, tạo động lực mạnh mẽ và bền vững hơn cho phát triển kinh tế-xã hội; tập trung giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc. Khuyến khích mọi người làm giàu theo luật pháp, thực hiện có hiệu quả các chính sách XĐGN.

- Đa dạng hoá các nguồn lực và phương thức thực hiện XĐGN theo hướng phát huy cao độ nội lực và kết hợp sử dụng có hiệu quả sự trợ giúp của quốc tế. Nhà nước đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội và trợ giúp về điều kiện sản xuất, nâng cao kiến thức để người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo tự vươn lên thoát nghèo và cải thiện mức sống một cách bền vững; kết hợp chính sách của Nhà nước với sự giúp đỡ trực tiếp và có hiệu quả của toàn xã

hội, của những người khá giả cho người nghèo, hộ nghèo, nhất là đối với những vùng đặc biệt khó khăn.

- Đẩy mạnh việc thực hiện chính sách về trợ giúp đầu tư phát triển sản xuất, nhất là đất sản xuất; trợ giúp đất ở, nước sạch, đào tạo nghề và tạo việc làm cho đồng bào DTIN. Có chính sách khuyến khích mạnh các doanh nghiệp, các hộ giàu đầu tư vốn phát triển sản xuất ở nông thôn, nhất là nông thôn vùng núi. Phát huy hơn nữa vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân tham gia công cuộc XĐGN.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu, lý giải một cách đầy đủ và có hệ thống vấn đề nghèo đói potx (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)