Một số kinh nghiệm bước đầu của Việt Nam về xoá đói giảm nghèo

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu, lý giải một cách đầy đủ và có hệ thống vấn đề nghèo đói potx (Trang 35 - 37)

Theo nhận định của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới cho rằng: “Những thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực XĐGN là một trong những câu chuyện thành công nhất trong quá trình phát triển”[5, tr 11]. Phong trào XĐGN ở Việt Nam được bắt đầu khởi xướng ở Thành phố Hồ Chí Minh năm 1991. Từ năm 1992, XĐGN đã trở thành phong trào ở tất cả các tỉnh, thành phố. Đến cuối năm 1997, tổng nguồn lực huy động của các cấp, các ngành cho xóa đói giảm nghèo đã lên tới 3 nghìn tỷ đồng. Nhiều mô hình XĐGN thành công đã xuất hiện và được nhân rộng. Đến năm 1998 XĐGN đã chính thức trở thành chương trình mục tiêu quốc gia. Qua hơn 13 năm thực hiện, chương trình XĐGN đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Đặc biệt là từ năm 1998 đến nay, ngoài cơ chế chính sách và nguồn lực đầu tư trực tiếp của nhà nước, sự hỗ trợ của cộng đồng, các địa phương, các ngành đã có nhiều sáng kiến thiết thực, góp phần giải quyết được những nhu cầu bức xúc nhất định của hộ nghèo, xã nghèo, thực hiện mục tiêu XĐGN đạt hiệu quả và bền vững. Bước đầu hình thành một số mô hình XĐGN hộ gia đình, thôn, bản, xã, huyện có hiệu quả như sau: Mô hình phát triển cộng đồng gắn với XĐGN với nội dung tăng cường thể chế và tạo điều kiện thuận lợi để hộ nghèo được tham gia vào tiến trình thực hiện kế hoạch XĐGN của thôn, xã; mô hình tiết kiệm của hội liên hiệp phụ nữ trên cơ sở giúp hội viên với tổ, nhóm hỗ trợ về hướng dẫn cách làm ăn, tín dụng tiết kiệm; mô hình hỗ trợ thanh niên nông thôn XĐGN và đã hình thành phong trào thanh niên lập nghiệp, mô hình trang trại trẻ, doanh nghiệp trẻ, thanh niên tình nguyện đến vùng sâu, vùng xa v.v.. và rất nhiều mô hình hiệu quả khác. Với kết quả tổng hợp của các cơ chế, chính sách, mô hình XĐGN... Hằng năm tỷ lệ hộ nghèo giảm trên 2%/năm; đời sống của nhiều vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa được cải thiện đáng kể.

Từ những thành quả bước đầu của Việt Nam về XĐGN có thể rút ra những kinh nghiệm sau:

- Một là, phải có sự nhận thức đúng đắn và sâu sắc quan điểm của Đảng, chủ trương và chính sách của Nhà nước về XĐGN. Công tác XĐGN phải được xem là một bộ phận của chiến lược phát triển Kinh tế - Xã hội của đất nước và từng địa phương. Từ đó, có định hướng phù hợp trong chỉ đạo thực hiện, huy động sự đóng góp của cộng đồng và khuyến khích người nghèo phát huy tính chủ động, năng động, sáng tạo tự vươn lên thoát khỏi

nghèo đói. Các mục tiêu XĐGN và hệ thống cơ chế chính sách phải đồng bộ, toàn diện và mang tính chiến lược; Không chỉ tập trung nâng cao mức sống mà còn bao gồm cả tạo cơ hội và hành lang pháp lý để nâng cao dân trí, ý thức pháp luật v.v.. Cơ chế chính sách không chỉ dừng lại ở chống đói nghèo mà còn ngăn chặn tái đói nghèo.

- Hai là, XĐGN phải dựa trên cơ sở tăng trưởng và phải được thống nhất với các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của TW và địa phương, cơ sở. Tăng trưởng kinh tế cao và ổn định là tiền đề giúp XĐGN nhanh, toàn diện. Thực hiện XĐGN bền vững cần phải đảm bảo các điều kiện cho người nghèo có thể thụ hưởng các thành tựu của phát triển. Do vậy, phải biết phối hợp đồng bộ giữa chương trình XĐGN với các chương trình phát triển Kinh tế - Xã hội khác, tạo môi trường cho phát triển bền vững là giải pháp hữu hiệu để tăng trưởng và XĐGN.

- Ba là, có giải pháp thích hợp để đa dạng hóa việc huy động nguồn lực, trước hết là chủ động phát huy nguồn lực tại chỗ, huy động nguồn lực của cộng đồng (các Tổng công ty, các địa phương, các tầng lớp dân cư v.v..), kết hợp với sự hỗ trợ đầu tư của nhà nước; mở rộng hợp tác đầu tư quốc tế về kinh nghiệm, kỹ thuật, tài chính cho XĐGN. Khuyến khích người dân làm giàu chính đáng để giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho dân cư theo hướng “lá lành đùm lá rách”.

- Bốn là, phải thiết lập các mô hình tổ chức bộ máy và cán bộ XĐGN, cơ chế hoạt động và phối hợp đồng bộ giữa các Bộ ngành ở TW. Các quy chế về huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực XĐGN phù hợp và hiệu quả.

- Năm là, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức hội, đoàn thể quần chúng triển khai thực hiện chương trình. Thông qua các tổ chức đó để tuyên truyền, vận động làm chuyển biến nhận thức và hành động đến từng hội viên và nhân dân. Huy động nguồn lực, chuyển giao khoa học công nghệ, trao đổi kinh nghiệm, bảo lãnh tín chấp để người nghèo được vay vốn làm ăn, thực hiện chương trình XĐGN.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu, lý giải một cách đầy đủ và có hệ thống vấn đề nghèo đói potx (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)