Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu, lý giải một cách đầy đủ và có hệ thống vấn đề nghèo đói potx (Trang 41 - 42)

*Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu:

Quảng Trị có tổng diện tích tự nhiên 4.744,15 km2 với 3/4 diện tích là đồi núi, có 10 đơn vị hành chính: 2 thị xã và 8 huyện với 138 xã, phường thị trấn. Đông Hà là thị xã tỉnh lỵ. Quảng Trị nằm trong vùng Bắc Trung Bộ của Việt Nam có toạ độ địa lý ở vào vị trí 16o18' - 17o10' vĩ độ Bắc và 106o32' - 107o24' Kinh độ Đông. Phía Bắc Quảng Trị giáp với tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía Đông giáp biển Đông với bờ biển dài 75km, phía Tây giáp 2 tỉnh Savanakhet và Sanavane của nước Lào với đường biên giới dài 206km gắn với 2 cửa khẩu là cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và cửa khẩu quốc gia La Lay. Quảng Trị cách thủ đô Hà Nội 588km về phía Bắc, cách thành phố Huế 75km và thành phố Hồ Chí Minh 1.121km về phía Nam.

Tuy diện tích không rộng nhưng ở vị trí nối liền hai miền đất nước; Quảng Trị nằm trên các trục đường giao thông quan trọng cả về đường bộ, đường sắt cũng như đường thuỷ; có đường 9 xuyên Đông Dương qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo thông ra biển Đông. Vì vậy, Quảng Trị đang giữ vai trò trọng yếu trong bảo vệ và khai thác biển Đông, bảo đảm giao thông thông suốt giữa hai miền Bắc - Nam của đất nước và với các nước trong khu vực Đông Nam Á như: Lào, Thái Lan, Myanma... mở ra thời cơ hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới.

- Địa hình Quảng Trị rất phức tạp và bị chia cắt mạnh bởi mạng lưới nhiều sông, suối, đồi núi, bãi cát, cồn cát, xen kẽ nhau; đồng thời có độ cao nghiêng dần từ Tây sang Đông, được chia thành 04 vùng rõ rệt: Vùng núi, vùng trung du, đồng bằng và vùng ven biển. Mỗi vùng có những đặc điểm về địa hình, khí hậu, thời tiết khác nhau. Tuy nhiên, sự khác biệt này thể hiện rõ nét nhất ở giữa vùng núi, đồng bằng và trung du với vùng ven biển qua các chỉ tiêu mật độ phân bố sông ngòi, khe suối: ở vùng núi, trung du là 1km/km2,

vùng đồng bằng và ven biển là 0,45-0,5 km/km2. Trong nghiên cứu kinh tế - xã hội người ta có thể chia thành 3 vùng chính: Vùng núi phía Tây của tỉnh có 47 xã, thị trấn chiếm 65,8% diện tích tự nhiên; Vùng bãi cát, cồn cát ở ven biển phía Đông kéo dài dọc theo chiều dài của tỉnh có 12 xã và chiếm 75% diện tích tự nhiên; Vùng đồng bằng ở giữa và trung du có 79 xã và chiếm 26,7% tổng diện tích tự nhiên (trong đó riêng vùng đồng bằng là 11,5%).

- Khí hậu thời tiết:

Việt Nam nói chung và Quảng Trị nói riêng là nơi chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhưng Quảng Trị ảnh hưởng rõ nét và có tính đặc thù hơn so với các tỉnh khác trong toàn quốc, được thể hiện qua hai mùa gió chính. Thứ nhất là gió Tây Nam khô nóng bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, lượng ánh nắng trong mùa này chiếm 60-70% trong năm, độ ẩm trung bình thấp nhất có lúc xuống tới 30%, nhiệt độ cao nhất lên tới 42oC, vận tốc gió có lúc lên tới 17-18m/s và lượng mưa trong mùa này chỉ chiếm khoảng 20-30% tổng lượng mưa trong năm. Thứ hai là gió mùa Đông Bắc bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Đặc điểm nổi bật của mùa này là gió kèm theo mưa lớn, hầu hết các cơn bão đều diễn ra vào mùa này và gây nên lũ lụt, ngập úng làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp và đời sống của đại bộ phận dân cư nông ngư nghiệp vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Nhiệt độ thấp nhất vào mùa này là 9-11oC; độ ẩm thấp nhất 91%, lượng mưa chiếm tới trên 70% lượng mưa của cả năm.

Với chế độ khí hậu nói trên đã đưa nền sản xuất nông nghiệp Quảng Trị vào tình trạng bấp bênh, khi thì quá khô hạn làm thiếu nước cho sinh hoạt và cây trồng, khi thì mưa nhiều gây ngập úng ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng trong mùa thu hoạch. Trong lúc đó các giải pháp đảm bảo điều hoà nguồn nước chưa hoàn thiện, đặc biệt là hệ thống thuỷ lợi, các công trình hồ đập chứa nước do không đủ vốn đầu tư nên còn thiếu, không đồng bộ và bị xuống cấp.

*Các nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Nghiên cứu, lý giải một cách đầy đủ và có hệ thống vấn đề nghèo đói potx (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)