- Những nhân tố xã hội tác động đến nghèo đói và hoạt động XĐGN bao gồm: Dân số và lao động, trình độ dân trí, đầu tư cho giáo dục, chăm sóc sức khỏe, phong tục, tập quán, vấn đề cán bộ và tổ chức bộ máy quản lý, điều hành.
Tình trạng nghèo đói liên quan chặt chẽ với sự gia tăng dân số và cơ cấu dân cư. Theo điều tra, bình quân nhân khẩu phải nuôi trên một lao động chính của các hộ nghèo
thường cao hơn các hộ giàu. Như vậy, phải chăng nghèo đói, dân trí thấp dẫn đến sinh đẻ nhiều và đến lượt nó, sinh đẻ nhiều lại càng làm cho đời sống khó khăn hơn. Do sinh đẻ nhiều, thời gian lao động và thu nhập của hộ gia đình sẽ giảm. Ngược lại nhân khẩu trong gia đình tăng nên mức thu nhập bình quân đầu người của hộ giảm. Sức khỏe của người mẹ đẻ nhiều cũng suy giảm và tác động đến sức khỏe của những đứa con sau khi sinh làm cho sức lao động giảm dần, nguy cơ nghèo đói sẽ tăng cao.
Trên góc độ quốc gia, dân số tăng nhanh thì mức gia tăng thu nhập bình quân đầu người sẽ giảm. Với một nguồn lực hạn chế phải cân đối cho một lượng dân cư lớn hơn thì sẽ khó khăn cho việc huy động nguồn lực để hỗ trợ thực hiện các mục tiêu XĐGN. Nếu cơ cấu dân số trẻ nhiều thì áp lực đầu tư cho giáo dục sẽ lớn, đầu tư cho phát triển sản xuất sẽ giảm dẫn đến tăng trưởng chậm. Một vấn đề khác nữa là, nếu tỷ lệ dân cư phân bổ ở những vùng nghèo tiềm lực và không theo quy hoạch của Nhà nước mà cao thì nguy cơ xuống cấp môi trường và tình trạng nghèo đói sẽ lớn (do tình trạng phát nương làm rẫy, khai phá tài nguyên bừa bãi, làm xói mòn đất...).
- Xét yếu tố lao động: Nếu cơ cấu dân cư có tỷ lệ lao động thấp. Một lao động chính phải nuôi nhiều người ăn theo, cùng với cơ cấu lao động phân bổ chủ yếu về sản xuất nông nghiệp, tỷ lệ lao động công nghiệp và dịch vụ ít, thì đó là một bất lợi lớn cho việc tăng nhanh mức thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ tích lũy sẽ thấp. Do vậy, khó khăn cho việc xây dựng và phát triển các quỹ XĐGN.
Bảng 1.2: Thống kê dân số, lao động, GDP và GDP bình quân đầu người
của Việt Nam.
Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1999 Năm 2001
Tổng dân số (nghìn người) 74.057 76.597 78.686
Tổng lao động có việc làm(1.000
người) 34.493 35.976 37.676
Tỷ lệ lao động có việc làm/dân số(%) 46,58 46,96 47,88 Lao động có việc làm theo ngành (%) 100 100 100
+ Công nghiệp và xây dựng (%) 11,65 11,95 12,5
+ Dịch vụ (%) 18,2 19,14 20,34
Tổng sản phẩm quốc nội (tỷ đồng) 313.623 399.942 481.295
+Nông lâm ngư nghiệp 80.826 101.723 111.858
+Công nghiệp -Xây dựng 100.594 137.959 183.515
+Dịch vụ 132.203 160.260 185.922
*GDP/lao động (Triệu đồng) - - -
+ Tính chung cả nước 9,1 11,17 12,77
+ Tính riêng ngành nông, lâm, ngư,
nghiệp 3,34 4,1 4,42
+ Tính riêng ngành CN - Xây dựng 25,02 32,08 38,95
+ Tính riêng ngành dịch vụ 21,06 23,28 24,27
Nguồn: Báo cáo phát triển Việt Nam 2004: Nghèo; báo cáo chung của các nhà tài trợ tại Hội nghị Tư vấn các nhà tài trợ Việt Nam tại Hà Nội tháng 12/2003.
Từ kết quả so sánh ở bảng trên cho thấy tình hình ở Việt Nam, lao động tập trung chủ yếu ở ngành nông-lâm-ngư nghiệp, chiếm trên 70% tổng số lao động xã hội nhưng tạo ra giá trị GDP /lao động là rất thấp, chỉ bằng 1/8 ngành công nghiệp - xây dựng và bằng 1/7 ngành dịch vụ. Vấn đề đặt ra cho công tác XĐGN là tìm giải pháp để chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm lao động trong ngành nông nghiệp và tăng lao động trong ngành công nghiệp và dịch vụ. Chính ngành CN và DV là ngành mở ra khả năng tiềm tàng để tạo nhiều việc làm mới có thu nhập cao.
Chất lượng nguồn lao động (trình độ tay nghề, sức khỏe, thái độ lao động của người lao động) là một yếu tố rất đáng được quan tâm đối với quá trình phát triển nói chung và XĐGN nói riêng. Chất lượng nguồn lao động sẽ tác động trực tiếp tới khả năng áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới. Phát triển nhiều ngành nghề mới đòi hỏi áp dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ cao sẽ tăng năng suất, thu nhập cho người lao động. Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, quá trình tự do hóa thương mại (như cam kết hội nhập khu vực thương mại tự do AFTA; gia nhập WTO) không chỉ tạo điều kiện thuận
lợi tiếp cận đầu vào, máy móc thiết bị, công nghệ mới, mở rộng thị trường hàng hóa, đẩy nhanh quá trình cải cách khu vực doanh nghiệp Nhà nước, hạn chế buôn lậu vv...mà còn gây tác động tiêu cực đến những ngành có sức cạnh tranh thấp của Việt Nam. Tự do hóa thương mại có thể làm tăng nhu cầu sử dụng lao động, mang lại cơ hội việc làm và thu nhập cao hơn cho một bộ phận đáng kể người lao động trong các khu vực có lợi thế so sánh (như nông, lâm và thủy sản, dệt may, xây dựng và xuất khẩu); nhưng cũng đòi hỏi cao hơn về chất lượng lao động, làm nảy sinh nguy cơ thất nghiệp, giảm thu nhập và không đảm bảo các điều kiện an toàn lao động đối với một bộ phận lao động khác. Lao động rẻ của Việt Nam sẽ không còn là một lợi thế cạnh tranh. Đa số người nghèo Việt nam có trình độ chuyên môn thấp, sống chủ yếu ở các vùng nông thôn và làm việc trong các khu kinh tế phi chính thức thì rất khó hưởng thụ thành quả kinh tế trong quá trình hội nhập. Chất lượng nguồn lao động gắn liền với việc nâng cao trình độ dân trí và chiến lược phát triển giáo dục. Tài sản chủ yếu của người nghèo là thời gian lao động; Giáo dục góp phần tăng năng suất của tài sản này. Kết quả với từng cá nhân là có thu nhập cao hơn [26, tr 74]. Người học cao thì biết chăm lo sức khỏe cho mình nên mạnh khỏe hơn. Người học cao thì ít sinh đẻ nhiều vv...Đa số những người nghèo, vùng nghèo của Việt Nam là những nơi có trình độ dân trí thấp. Cùng với tác động của thu nhập thấp nên việc đầu tư chăm lo cho con cái học hành của các hộ gia đình nghèo và vùng nghèo ít được quan tâm hơn, ít được học vấn, ít được đào tạo nghề nên ít có cơ hội tìm kiếm việc làm có thu nhập cao. Kết quả tỷ lệ đi học trong độ tuổi ở các vùng này sẽ thấp và như vậy, nguy cơ nghèo về tri thức dẫn đến nghèo đói về mọi mặt sẽ gia tăng. Kết quả bảng dưới đây cho thấy tỷ lệ người đi học của nhóm nghèo thấp hơn nhóm giàu:
Bảng 1.3: Tỷ lệ đi học đúng tuổi của Việt Nam.
Đơn vị tính: %
Theo phần trăm (%)
Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ
thông
1993 1998 2002 1993 1998 2002 1993 1998 2002
Nhóm nghèo nhất 72 81,9 84,5 12,1 33,6 53,8 1,1 4,5 17,1 Nhóm gần nghèo nhất 87 93,2 90,3 16,6 53 71,3 1,6 13,3 34,1 Nhóm trung bình 90,8 94,6 91,9 28,8 65,5 77,6 2,6 20,7 42,6 Nhóm gần giàu nhất 93,5 96 93,7 38,4 71,8 78,8 7,7 36,4 53 Nhóm giàu nhất 95,9 96,4 95,3 55 85,5 85,8 20,9 64,3 67,2 Người kinh và hoa 90,6 93,3 92,1 33,6 66,2 75,9 7,9 31,4 45,2 Các dân tộc thiểu số 63,8 82,2 80 6,6 36,5 48 2,1 8,1 19,3 Thành thị 96,6 95,5 94,1 48,5 80,3 80,8 17,3 54,5 59,2 Nông thôn 84,8 90,6 89,2 26,3 57,9 69,9 4,7 22,6 37,7
Nguồn: Báo cáo Việt Nam năm 2004.
Cũng theo báo cáo phát triển Việt Nam năm 2004 thì chi phí cá nhân cho giáo dục (cho một học sinh) của nhóm giàu nhất gấp trên 5 lần của nhóm nghèo nhất.
- Về y tế: người nghèo có thu nhập thấp và thường tập trung ở vùng khó khăn nên ít có điều kiện để chăm lo sức khỏe, bệnh tật phát sinh, sức lao động suy giảm ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập và chi tiêu của họ. Họ phải gánh chịu hai gánh nặng: một là mất đi thu nhập từ lao động, hai là gánh chịu chi phí cao cho khám chữa bệnh. Kết quả là họ phải vay mượn, cầm cố tài sản để có tiền trang trải chi phí, dẫn đến tình trạng càng có ít cơ hội cho người nghèo thoát khỏi nghèo đói. Trong thời kỳ 1993 - 1997 tình trạng ốm đau của người giàu giảm 30% nhưng tình trạng của nhóm nghèo vẫn giữ nguyên và theo báo cáo phát triển Việt Nam năm 2004 thì năm 2002 tỷ lệ người bị ốm đau
không lao động được của nhóm nghèo nhất gấp 2 lần nhóm giàu nhất; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cũng cao gấp 3 lần nhóm giàu nhất [5, tr.66].
- Nghèo đói về kinh tế sẽ ảnh hưởng đến các mặt xã hội và chính trị. Các tệ nạn xã hội phát sinh như: trộm cắp, cướp giật, ma túy, mại dâm, mê tín và sự trỗi dậy của các tập tục lạc hậu, tôn giáo phát triển v.v.. Đạo đức sẽ suy đồi, an ninh xã hội không được đảm bảo đến mức nhất định có thể dẫn đến rối loạn xã hội. Tập tục lạc hậu và mê tín luôn đối lập với văn minh tiến bộ. Nó cản trở quá trình tiếp thu tri thức mới, tiến bộ khoa học, kỹ thuật vv... nên càng tụt hậu xa hơn. Nếu người nghèo không được chú ý giải quyết, tỷ lệ và cấp độ của nghèo đói vượt qua giới hạn an toàn sẽ dẫn đến hậu quả về mặt chính trị như mất ổn định chính trị, ở mức cao hơn là khủng hoảng chính trị, đặc biệt là nguy cơ diễn biến hòa bình và chiến tranh biên giới mềm sẽ xảy ra. Nghèo về kinh tế luôn dẫn tới những sức ép căng thẳng về xã hội và chính trị. Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập của nước ta hiện nay thì sự lệ thuộc của người nghèo vào người giàu, vùng nghèo vào vùng giàu, nước nghèo vào nước giàu là điều khó tránh khỏi. Bắt đầu từ kinh tế rồi xâm nhập vào văn hóa, hệ tư tưởng, chính trị. Có thể nói, nghèo đói và lạc hậu đi đôi với nhau, là xiềng xích trói buộc những người nghèo, vùng nghèo, nước nghèo là một lực cản lớn trong quá trình thực hiện các chương trình phát triển, XĐGN của quốc gia và các địa phương.
- Một vấn đề khác không kém phần quan trọng ảnh hưởng đến thành quả thực hiện các mục tiêu XĐGN là vấn đề cán bộ, tổ chức bộ máy quản lý, điều hành gắn với cải cách hành chính công. Để hỗ trợ cho người dân nói chung và người nghèo nói riêng tiếp cận tốt với các dịch vụ hỗ trợ của nhà nước, chuyển tải những chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước đến tận người dân, tổ chức triển khai thực hiện việc chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật, các chương trình, dự án đầu tư cho nông thôn, cho người nghèo... Cần có một đội ngũ cán bộ đủ năng lực (đủ số lượng, có chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm, có đạo đức) để thực thi nhiệm vụ trên. Thực tế cho thấy, những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi... Trình độ cán bộ cơ sở xã, thôn rất thấp, nhiều vùng cán bộ xã chưa học hết cấp 2; đọc viết chưa thành thạo, lực lượng cán bộ khuyến nông, lâm của tỉnh, huyện tăng cường tham gia giúp xã thường không đủ mạnh. Bên cạnh số lượng cán bộ
thiếu về số lượng, trình độ chuyên môn hạn chế, chế độ lương thấp vv...Trong lúc lại phải công tác ở vùng khó khăn nên lòng nhiệt tình, hăng hái không cao vv... do đó kết quả các