Doanh số thu nợ phản ánh lượng tiền thu về của ngân hàng trong một thời gian nhất định. Doanh số thu nợ cũng là công tác quan trọng được chi nhánh quan tâm, nó phản ánh khả năng tình hình tài chính của khách hàng, cũng như công tác thẩm định khách hàng và thu hồi nợ của cán bộ tín dụng. Nó là nguồn tái đầu tư
tín dụng, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn trong thị trường. 4.1.2.1. Phân tích thu nợ theo thời hạn.
Việc NH cho vay có chọn lọc các doanh nghiệp Nhà nước và đa dạng hóa các hình thức cấp tín dụng, tập trung cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên việc thu nợ của Ngân hàng tăng lên, đặc biệt là vốn cho vay ngắn hạn. Năm 2005 thu
được 499.627 triệu đồng, sang năm 2006 đạt 454.494 triệu đồng giảm 45.133 triệu
đồng so với năm 2005; năm 2007 đạt 569.818 triệu đồng, tăng 115.324 triệu đồng tương đương tăng 25,37% so với năm 2006.
a. Thu nợ ngắn hạn.
Năm 2005, Ngân hàng thu nợ 389.060 triệu đồng, chiếm 77,87% trong tổng doanh số thu nợ của năm. Đến năm 2006 thu được 264.243 triệu đồng, chiếm 58,14%, giảm đến 124.817 triệu đồng so với năm 2005. Năm 2007 đạt 371.042 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 65,12%, tăng 106.799 triệu đồng, tương đương tăng 40,42 % so với năm 2006.
Tình hình thu nợ ngắn hạn của chi nhánh có doanh số thu nợ biến động lên xuống với mức độ chênh lệch cao và tỷ trọng giảm qua các năm, đó là do những nguyên nhân khách quan, bên cạnh đó chi nhánh cũng nên chú trọng công tác quản lý nợ của cán bộ tín dụng. Cho vay ngắn hạn của Ngân hàng làm cho đồng vốn quay vòng nhanh và góp phần giảm rủi ro. Năm 2006, công tác thu hồi nợ gặp nhiều khó khăn do những nguyên nhân khách quan như dịch bệnh gia cầm, lỡ
mồm long móng ở lợn tái xuất hiện, các loại thuỷ sản rớt giá mạnh, trong khi đó giá cả thị trường lại tăng cao đã tác động gián tiếp đến việc thu hồi nợ của Chi nhánh, nông dân không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng do mất nguồn thu nhập. Ngoài ra doanh số thu nợ giảm một phần cũng do doanh số cho vay giảm. Đến năm 2007 thì công tác thu hồi nợ rất khả quan và đạt hiệu quả hơn năm 2006, do cơ quan nhà nước có nhiều chính sách thông thoáng, ưu đãi đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc gia nhập WTO đã tạo điều kiên cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào nhiều, thu nhập người dân tăng cao nên nhu cầu tiêu dùng cũng tăng. Do đó, hoạt động sản xuất kinh ngày càng hiệu quả, lợi nhuận được tạo ra dễ dàng hơn và khả năng trả nợ của các doanh nghiệp được nâng cao, và công việc trả nợ được họ thực hiện đầy đủ. Nắm bắt được xu thế này Chi nhánh đẩy mạnh các hoạt động tín dụng và đã có những chuyển biến tích cực, bên cạnh đó cũng cho thấy hiệu quả cao của công tác thu hồi nợ, quản lý nợ cũng như thẩm định khách hàng của chi nhánh là tốt. Chi nhánh cần khai thác sâu, triệt
để hơn nữa với đối tượng khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì đây là những đối tượng hoạt động linh hoạt và có hiệu quả cao trong tình hình kinh tế
389.060 110.567 264.243 190.251 371.042 198.776 2005 2006 2007 Ngắn hạn Trung & dài hạn
Biểu đồ 6: CƠ CẤU THU NỢ THEO THỜI HẠN CỦA SACOMBANK CẦN THƠ QUA 3 NĂM
b. Thu nợ trung và dài hạn.
Năm 2005 Ngân hàng thu nợ được 110.567 triệu đồng, chiếm 22,13%. Năm 2006 là 264.243 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 58,14% so với 2005 thì tăng 79.684 triệu, tức tăng 72,07%. Đến năm 2007 tiếp tục tăng 198.776 triệu đồng, tăng với tốc độ 4,48% so năm 2006, tức tăng 8.525 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 34,88% trong tổng doanh số thu nợ cho vay.
Doanh số thu nợ trung và dài hạn qua 3 năm của Ngân hàng đều tăng, tuy năm 2006 có sự tăng chậm hơn nhưng là đánh dấu hiệu phản ánh hoạt động tốt của công tác này. Như ta biết, doanh số thu nợ sẽ tăng giảm cùng với doanh số cho vay hay nói cách khác, doanh số thu nợ tỷ lệ thuận với doanh số cho vay. Thực tế năm 2006 doanh số cho vay có giảm nhưng tổng doanh số thu nợ trung và dài hạn vẫn tăng chậm, điều này cho thấy hiệu quả công tác thu hồi nợ, bên cạnh đó doanh số
thu nợ còn phụ thuộc rất nhiều vào kỳ hạn trả nở của các khoản vay. Đây là loại tiền mang lại lợi nhuận cao nếu khách hàng trả nợđúng hạn. Trong thời gian qua
cán bộ tín dụng Ngân hàng cũng đã tuân thủ tốt quy trình nghiệp vụ cho vay từ
khâu đánh giá khách hàng đến khâu phát vay, và luôn theo dõi định kỳ các khoản vay của khách hàng, nên công tác thu hồi nợđạt hiệu quả cao, mặc dù có năm tình hình kinh tế xã hội của Thành Phố gặp nhiều khó khăn nhưng Chi nhánh vẫn đạt
được các chỉ tiêu đề ra. Chi nhánh cần chú trọng, quan tâm hơn nữa hình thức cho vay này, tăng cho vay kết hợp với thẩm định, kiểm tra cũng như phân tích thật tỉ
mỉđịnh hướng, mục đích sử dụng vốn của các khách hàng để bảo đảm việc thu nợ đúng kỳ hạn.
Bảng 4.4: TÌNH HÌNH THU NỢ THEO THỜI HẠN
Đvt: Triệu đồng
2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006
Chỉ tiêu
ST (%) ST (%) ST (%) ST (%) ST (%)
- Ngắn hạn 389.060 77.87 264.243 58.14 371.042 65.12 -124.817 -32,08 106.799 40,42 - Trung & dài hạn 110.567 22.13 190.251 41.86 198.776 34.88 79.684 72,07 8.525 4,48
Tổng cộng 499.627 100 454.494 100 569.818 100 -45.133 -9,03 115.324 25,37
(Nguồn: Phòng kế toán & Ngân quỹ)
c. Theo đối tượng.
- Đối với cá thể: doanh số cho vay nhìn chung đối với doanh nghiệp tư nhân và cá thể có sự tăng trưởng, đặc biệt đối với đối tượng là cá thể tăng trưởng mạnh. Sự tăng lên của doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng tăng theo. Để thấy
được tình hình thu nợ đối với thành phần kinh tế của chi nhánh như thế nào qua 3 năm, ta cần đi vào phân tích số liệu sau: doanh số thu nợ hộ cá thể trung bình chiếm trên 89,64% tổng doanh số thu nợ. Năm 2005 là 450.217 triệu đồng chiếm 90,11% doanh số thu nợ của năm; năm 2006, do các hộ làm ăn gặp rất nhiều khó khăn, sự bất ổn định của thời tiết làm ảnh hưởng đến năng suất lúa, dịch bệnh, giá cả bất ổn định… ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho Ngân hàng, làm doanh số thu
nợ trong năm giảm nhẹ còn 454.494 triệu đồng, giảm 45.133 triệu đồng so với năm 2005, tốc độ giảm 9,03%, chiếm tỷ trọng 89,97% doanh số thu nợ; đến năm 2007, doanh số thu nợ là 506.244 triệu đồng, tăng so với năm 2006 là 97.354 triệu
đồng, tỷ lệ tăng là 23,81%. Sự gia tăng này phù hợp với tốc độ tăng của doanh số
cho vay đối với thành phần kinh tế này. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do trong những năm qua TP. Cần Thơ đã phát huy được các thế mạnh tiềm năng và
đem lại hiệu quả về mặt kinh tế như: sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng cao và có giá, hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp tăng cao, thu nhập của người dân tăng cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm... Kết quả doanh số thu nợ qua các năm chứng tỏ công tác thẩm định vốn vay, lựa chọn sàng lọc khách hàng cho vay được cán bộ
tín dụng làm khá tốt.
- Doanh nghiệp nhà nước: chiếm trung bình khoảng 3,10% trong tổng doanh số thu nợ của chi nhánh, cụ thể: năm 2005 Ngân hàng đã thu được 18.705 triệu
đồng; năm 2006 doanh số thu nợ là 12.626 triệu đồng giảm 6.079 triệu đồng hay giảm 32,50%; năm 2007 thu được 15.842 triệu đồng tăng 3.216 triệu đồng tương
ứng tăng 25,47%. Doanh số thu nợ doanh nghiệp nhà nước có xu hướng giảm đi, năm 2006 là do ngân hàng hạn chế cho vay thành phần kinh tế này do phần lớn các đơn vị kinh tế này làm ăn kém hiệu quả, mất khả năng trả nợ, dẫn đến rủi ro cao.
- Doanh nghiệp tư nhân: tuy chiếm tỷ trọng không cao bình quân 3 năm chiếm khoảng 7,26% tổng doanh số cho vay, nhưng thu nợ lại tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2005 là 30.705 triệu đồng chiếm 6,15%; năm 2006 đạt 32.978 triệu
đồng tăng 2.273 triệu đồng so với năm 2005, chiếm tỷ lệ 7,26% tổng doanh số cho vay; năm 2007 đạt 47.732 triệu đồng tăng 14.754 triệu đồng, với tốc độ tăng 44,74% so vơi năm 2006, chiếm tỷ trọng 8,38%. Có được kết quả như vậy là do doanh nghiệp tư nhân trong thời gian qua thích ứng khá linh hoạt trước những biến
động bất thường của thị trường, và tận dụng tốt những chính sách, vận hội mà thời kỳ hội nhập mang lại nên hầu hết các doanh nghiệp trong địa bàn chi nhánh hoạt
các doanh nghiệp trong thời gian qua là sức mua của người dân tăng và tiêu dùng cũng tăng, điều đó thể hiện qua tổng mức bán lẽ và doanh thu dịch vụ trong địa bàn hoạt động của Chi nhánh. Qua đó cũng thấy được công tác thu hồi nợ của NH là tốt.
Bảng 4.5: TÌNH HÌNH THU NỢ THEO ĐỐI TƯỢNG
Đvt: Triệu đồng 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Chỉ tiêu ST (%) ST (%) ST (%) ST (%) ST (%) DN NN 18.705 3.74 12.626 2.78 15.842 2.78 -6.079 -32,50 3.216 25,47 DN TN 30.705 6.15 32.978 7.26 47.732 8.38 2.273 7,40 14.754 44,74 Cá thể 450.217 90.11 408.890 89.97 506.244 88.84 -41.327 -9,18 97.354 23,81 Tổng cộng 499.627 100 454.494 100 569.818 100 -45.133 -9,03 115.324 25,37
(Nguồn: Phòng kế toán & Ngân quỹ)
Qua phân tích tình hình thu nợ theo đối tượng kinh tế tại Chi nhánh Sacombank Cần Thơ, có thể khẳng định thành phần kinh tế có nhu cầu vốn nhiều nhất chính là kinh tế cá thể, tư nhân, mà đặc biệt là hộ cá thể. Đây là thành phần kinh tế hoạt động có hiệu quả, bằng chứng là việc hoàn trả nợ cho chi nhánh luôn
được thực hiện tốt khi đáo hạn. Đầu tư cho thành phần kinh tế này mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng, vì phần lớn các cá thể vay đều sử dụng vốn đúng mục đích.
0 100 200 300 400 500 600 2005 2006 2007 DN nhà nước DN tư nhân Cá thể
Biểu đồ 7: THU NỢ THEO ĐỐI TƯỢNG QUA 3 NĂM CỦA SACOMBANK CẦN THƠ
d. Theo mục đích.
- Ngành nông nghiệp: doanh số thu nợ ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng thấp nhất và có hướng giảm dần tỷ trọng trong tổng doanh số thu nợ qua các năm. Năm 2006 doanh số thu nợ nông nghiệp đạt 48.415 triệu đồng giảm 33.159 triệu đồng với tốc độ giảm là 40,65% so với năm 2005, và chiếm tỷ trọng 10,65%, điều này cũng dễ hiểu trong năm sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, nông dân mất mùa và mất giá, giá trị sản xuất đầu vào lại tăng vọt làm chi phí sản xuất ra sản phẩm cao, kỷ thuật nuôi và canh tác của người dân vẫn còn lạc hậu ảnh hưởng một phần đến năng suất làm ra, nguồn thu nhập bị giảm đáng kể, cùng với những nguyên nhân trên thì doanh số thu nợ với mục đích sử dụng nông nghiệp giảm một phần là do doanh số cho vay đối với nông nghiệp của NH trong năm 2006 cũng giảm (khoảng 6,40%); đến năm 2007 thu nợ đạt 51.661 triệu đồng tăng 3.246 triệu
đồng so với năm 2006 tướng đương tỷ lệ là 6,70% và chiếm tỷ trọng khoảng 9,07%. Do lượng khách hàng mục tiêu của NH là các doanh nghiệp nhỏ lẻ có mức
các yếu tố mùa vụ, thời tiết, dịch bệnh…nên mức độ rủi ro thường cao hơn đối với các lĩnh vực khác, nên chi nhánh chủ động cơ cấu lại nguồn vốn cho vay đối với mục đích này theo hướng hợp lý, đó là lý do vì sao doanh số cho vay và thu nợ ở
lĩnh vực này có xu hướng giảm dần tỷ trọng qua các năm.
- Đối với sản xuất kinh doanh: năm 2005, doanh số thu nợ đối với lĩnh vực này 269.100 triệu đồng; năm 2006, nền kinh tế có nhiều biến động, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, hàng hoá tiêu thụ chậm nên vòng quay vốn của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chậm, với lại các doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào nguồn vốn trung và dài hạn để đầu tư vào máy móc, trang thiết bị
chuẩn bị cho khả năng cạnh tranh khi gia nhập vào WTO, nên doanh số thu nợ
giảm còn 232.816 triệu đồng giảm 36.284 triệu đồng so năm 2005, với tốc độ
giảm là 13,48%; đến năm 2007 đạt 308.696 triệu đồng tăng 75.880 triệu đồng so với năm 2006, với tỷ lệ là 32,59%. Năm 2007, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều thuận lợi, đời sống nhân dân được cải thiện, lượng tiêu dùng hàng hoá của người dân tăng lên đáng kể, doanh thu của các doanh nghiệp trong địa bàn tăng lên nên các doanh nghiệp mạnh dạng đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, quá trình hội nhập kinh tếđã tác động tích cực đến tất cả
các chủ thể kinh tế xã hội, các NHTM ngày càng mở rộng mạng lưới hoạt động, các chủ thể kinh tế ở TP.Cần Thơ bắt đầu quen dần với việc giao dịch và sử dụng vốn từ các NHTM cho nhu cầu vốn kinh doanh của mình. Kinh tế thành phố có nhiều khởi sắc, hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu có phần sôi động do nhiều hợp đồng kinh tế được ký hết, các đơn vị kinh tế làm ăn có hiệu quả. Chính vì vậy doanh số thu nợ của chi nhánh tăng lên. Ngoài ra công tác quản lý nợ
và thu hồi nợ của chi nhánh được thực hiện đúng quy định và phát huy được hiệu quả cao.
- Đối với tiêu dùng: doanh số thu nợ liên tục tăng qua 3 năm. Cụ thể, năm 2006 đạt 173.253 triệu đồng, tăng 24.300 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 16,31% so với năm 2005, và chiếm 38,12% trong cơ cấu; năm 2007 đạt 209.461 triệu đồng tăng 36.208 triệu đồng so với năm 2006, với tỷ lệ tăng 20,90%. Tốc độ phát triển
kinh tế 3 năm qua của TP. Cần Thơđạt cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo đúng hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đời sống văn hoá có nhiều tiến bộ. Đời sống dân cư nhìn chung ổn định, cán bộ - công nhân viên chức và người hưởng lương
đã được cải thiện đáng kể nhờ tăng lương theo các Nghị định của Chính phủ. Ở
nông thôn, đời sống đại đa số nông dân ổn định và từng bước được cải thiện do sản xuất phát triển và giá nhiều loại nông sản, thực phẩm tăng. Khi mà thu nhập tăng thì nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng tăng theo, các trung tâm thương mại mọc lên nhanh chóng, nhu cầu mua sắm, xây dựng nhà của cửa người dân tăng cao, hoạt động sản xuất đạt hiệu quả, đồng vốn trong nền kinh tế quay vòng nhanh. Do đó góp phần vào công tác thu hồi nợ của Ngân hàng tăng đều qua các năm, công tác thẩm định cho vay của ngân hàng có hiệu quả, nên khả năng trả nợ
của khách hàng được đảm bảo.
Tóm lại, trong ba năm qua mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng công tác thu nợ tín dụng của Chi nhánh vẫn tiến triển khá tốt, cán bộ tín dụng của Chi nhánh đã thực hiện tốt nhiệm vụ này trong quá trình thẩm định và xét duyệt cho vay, lựa chọn những khách hàng có uy tín trong quan hệ vay trả. Bên cạnh đó, cũng nhờ
kinh nghiệm trong kinh doanh nên khách hàng làm ăn có hiệu quả, trả nợ và lãi
Bảng 4.6: TÌNH HÌNH THU NỢ THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG Đvt: triệu đồng 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006