Phân tích chất lượng hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ CÁC RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH SACOMBANK CẦN THƠ (Trang 92)

Chất lượng tín dụng của ngân hàng thể hiện ở các khoản nợ quá hạn hoặc nợ

xấu của ngân hàng. Nợ quá hạn là những khoản nợ khách hàng vay ngân hàng, do những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan nào đó mà đến hạn không trảđược, nếu không được ngân hàng gia hạn nợ thì sẽ bị chuyển sang nợ quá hạn, chịu lãi suất cao hơn lãi suất bình thường. Ngoài ra, còn có những khoản nợ khách hàng vay sử dụng vốn sai mục đích, bị ngân hàng kiểm tra phát hiện quyết định thu hồi nợ trước hạn, nếu không sẽ phạt chuyển sang nợ quá hạn. Điều đó cho thấy khoản nợ quá hạn của ngân hàng càng lớn thì chất lượng tín dụng kém, hiệu quả tín dụng không cao, chứa đựng nhiều rủi ro. Còn nợ xấu là các khoản nợ quá hạn thuộc nhóm: 3,4,5.

Chính vì vậy, việc theo dõi và xem xét nợ quá hạn luôn là hoạt động cần thiết của ngân hàng để hạn chế được những rủi ro có thể dẫn đến hoạt động kinh doanh kém hiệu quả của ngân hàng.

Bảng 4.11. CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH HIỆU QUẢ VÀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007

Tổng nguồn vốn Triệu đồng 565.602 705.739 871.074

Vốn huy động Triệu đồng 229.098 312.501 431.469

Doanh số cho vay Triệu đồng 636.422 589.454 736.392

Doanh số thu nợ Triệu đồng 499.627 454494 569.818

Dư nợ Triệu đồng 538.878 673.838 840.412

Dư nợ bình quân Triệu đồng 470.841 606.358 741.930

Nợ quá hạn Triệu đồng 9.376 13.342 15.434 Nợ xấu Triệu đồng 6.591 3.155 7.389 Hệ số thu nợ Lần 0,79 0,77 0,77 Nợ quá hạn / Tổng dư nợ % 1,74 1,98 1,84 Dư nợ / Vốn huy động Lần 2,35 2,16 1,95 Nợ xấu / Tổng dư nợ % 1,22 0,47 0,88 Vòng quay vốn tín dụng Lần 1,06 0,75 0,77 4.2.1. Hệ số thu nợ.

Hệ số này phản ảnh hiệu quả sử dụng vốn cũng như công tác thu hồi nợ của Ngân hàng. Qua 3 năm hệ số thu nợ của ngân hàng đều xấp xỉ bằng nhau và tương

đối cao bình quân khoảng là 0,78. Điều này thể hiện công tác thu nợ của cán bộ tín dụng ngân hàng khá tốt và sự tích cực trả nợ của khách hàng. Tuy nhiên, chỉ số

này không tăng qua 3 năm thì là một dấu hiệu không tốt, chi nhánh cần phải quan tâm. Vì nó không thể hiện được sự tiến triển trong công tác tín dụng. Tỷ số này không tăng nguyên nhân là do công tác thu hồi nợ tại Chi nhánh không hiệu quả, mặt khác là do việc tăng trưởng mạnh trong cho vay trung và dài hạn nên thu nợ

rủi ro nợ quá hạn , làm nợ quá hạn tăng liên tục và chất lượng tín dụng bị xấu đi. Chỉ số này cần được cải thiện trong thời gian tới để tránh khả năng thiệt hại về tín dụng cho Chi nhánh. Ngân hàng cần có những biện pháp thiết thực, hiệu quả trong công tác thu hồi nợ của mình, đồng thời tăng trưởng cho vay phải gắn liền với quản lý vốn một cách chặt chẽ hơn.

4.2.2. Tỷ số nợ quá hạn.

Chỉ tiêu này thường nói lên chất lượng tín dụng của Ngân hàng, chỉ tiêu này càng nhỏ thì khả năng thu hồi nợ càng cao. Qua phân tích ta thấy nợ quá hạn biến

động theo chiều hướng tăng dần qua các năm, trong khi đó tổng dư nợ lại tăng qua từng năm, và chỉ số này có sự biến động lên xuống qua các năng. Việc thu hồi nợ

của Chi nhánh chưa hiệu quả dẫn đến nợ quá hạn tăng qua các năm. Cụ thể là năm 2005 tỷ lệ nợ quá hạn là 1,74% đến năm 2006 tỷ lệ này tăng lên còn 1,98% và năm 2007 giảm xuống còn 1,84%. Từ số liệu trên cho thấy chất lượng tín dụng qua 3 năm chưa đạt hiệu quả cao. Nợ quá hạn năm sau cao hơn năm trước, nguyên nhân chủ quan là do công tác quản lý nợ và thu hồi nợ của Chi nhánh còn chưa được quan tâm đúng mức, ngoài ra thì nguyên nhân khách quan là do người dân chịu

ảnh hưởng tình hình kinh tế có nhiều biến động trong nhất thời khó thích nghi với sự thay đổi này, thời tiết bất lợi, dịch bệnh đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của người dân dẫn đến mất khả năng để trả nợ.

4.2.3. Dư nợ trên vốn huy động:

Chỉ tiêu này cho thấy khả năng sử dụng vốn của Ngân hàng, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì Ngân hàng sử dụng nguồn vốn không hiệu quả.

Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động của Ngân hàng qua 3 năm tương đối thấp, điều này đồng nghĩa với việc khả năng sử dụng vốn huy động của Ngân hàng tương đối tốt. Cụ thể, năm 2005 bình quân 2,35 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động tham gia. Năm 2006 tình hình huy động vốn của Ngân hàng có cải thiện hơn so với năm 2005, bình quân 2,16 đồng dư nợ có 1 đồng vốn huy động tham gia vào. Đến năm

Nợ xấu 2005 2006 2007 0 1 2 3 4 5 6 7 8 Nợ xấu

2007 thì bình quân 1,95 đồng dư nợ mới có 1 đồng vốn huy động trong đó. Số liệu này cho thấy tín dụng là hoạt động đầu tư chủ yếu của Ngân hàng. Hay nói cách khác, Ngân hàng không đa dạng hoá các hoạt động đầu tư chủ yếu tập trung ở huy

động vốn để cho vay. Điều này cần được cải thiện trong thời gian tới vì tín dụng là nghiệp vụ có rủi ro cao. Do đó Ngân hàng nên mở rộng nhiều loại hình dịch vụ

mới để phân tán rủi ro, đồng thời nâng cao khả năng sinh lời của Ngân hàng.

4.2.4. Nợ xấu trên tổng dư nợ.

Đây là chỉ sốđo lường chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Kết hợp với chỉ số

dư nợ trên vốn huy động ta thấy tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của ngân hàng qua 3 năm chỉ ở mức thấp. Cụ thể, năm 2005 là 1,22%; năm 2006 là 0,47% giảm 0,75% so với năm 2005; đến năm 2007 là 0,88 tăng 0,41% so với năm 2006. Kết quả này là do Ngân hàng đã có những giải pháp hữu hiệu để hạn chế

tỷ lệ nợ xấu một cách tốt nhất. Chỉ số này có sự biến động qua các năm nhưng nhìn chung thì chất lượng tín dụng của Ngân hàng tốt.

4.2.5. Vòng quay vốn tín dụng.

Vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng như sau: năm 2005 là 1,06 lần, năm 2006 giảm còn 0,75 lần giảm 0,31 lần so với năm 2005, năm 2007 là 0,77 lần tăng 0,02 lần so với năm 2006. Vòng quay vốn tín dụng không những thấp mà còn có chiều hướng giảm, điều nói lên chất lượng tín dụng của chi nhánh là không tốt, nó làm nợ quá hạn tăng, thu hồi nợ lại đạt hiệu quả không cao, làm giảm khả năng quay vòng vốn để tái đầu tư cho năm sau. Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng, trong khi đó vòng quay vốn tín dụng thấp dưới 1 là điều không tốt, Chi nhánh cần chú trọng đặc biệt

đối với chỉ tiêu này, vì vòng quay càng thấp thì hiệu quả hoạt động không cao, rủi ro nợ xấu có khả năng cao đối với Ngân hàng. Cần quan tâm và có biện pháp xử lý nợ, cũng như công tác thu hồi nợđểđẩy nhanh vòng quay vốn tín dụng lên, tái đầu tưđể phục vụ nhu cầu của thị trường, đồng thời mạng lại lợi nhuận cho Ngân hàng.

CHƯƠNG 5

CÁC BIN PHÁP NÂNG CAO HIU QU HOT ĐỘNG TÍN VÀ

HN CH RI RO TÍN DNG TI CHI NHÁNH SACOMBANK

CN THƠ

Trong xu thế hội nhập và phát triển kinh tế như hiện nay ở nước ta cùng với sự ra đời của hàng loạt các tổ chức tín dụng, các công ty tài chính trong và ngoài nước là một thách thức đối với các Ngân hàng. Để đáp ứng với nhu cầu của khách hàng cũng như tình hình đổi mới của nền kinh tế, hầu hết các Ngân hàng đều có nhưng biện pháp đổi mới trong quản lý cũng như hoạt động kinh doanh của mình, Sacombank cũng không ngoại lệ. việc đổi mới

phương thức kinh doanh là một việc làm rất cần thiết nhằm tăng khả năng cạnh tranh cũng như tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó, hạn chế rủi ro cũng là vấn đề quan trọng cần được quan tâm thích đáng. Sau đây là một số biện pháp góp phần hạn chế rủi ro cơ bản của ngân hàng và làm tăng lợi nhuận.

Việc phân tích chi phí, lợi nhuận và các chỉ số đo lường lợi nhuận của

ngân hàng Sacombank Cần Thơ ta thấy ngân hàng hoạt động có hiệu quả.

Cho nên Ngân hàng cần phát huy những yếu tố tích cực góp phần tăng lợi nhuận cũng như hạn chế các yếu tố làm giảm lợi nhuận. Sau đây là một số

biện pháp:

5.1. BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG.

Thu nhập của chi nhánh chủ yếu là từ lãi nên chi nhánh cần có những chiến lược thu hút khác hàng với những mức lãi suất hấp dẫn, về thời hạn, về hạn mức tín dụng, đối với những doanh nghiệp kinh doanh có uy tín, những khách hàng truyền thống, những khách hàng VIP. Bên cạnh đó cần đa dạng hoá các hình thức huy động các kỳ hạn tiền gửi, phát huy hơn nữa mức lãi suất linh hoạt như hiện nay trên thị trường, tăng cường các chương trình tiếp thị quảng cáo như: gửi quà,

bá hình ảnh về một Sacombank uy tín, chất lượng và phục vụ chu đáo như: các chương trình từ thiện ngoài xã hội, thường xuyên mở các lớp đào tạo về kỹ năng chăm sóc, phục vụ khách hàng…

- Công tác huy động vốn là điều then chốt là nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên, đặc biệt đối với thời buổi kinh tế cạnh tranh như hiện nay. Huy động vốn theo phương châm cải thiện dần sự phụ thuộc vào nguồn vốn của điều chuyển của chi nhánh. Do đó ngân hàng cần mở rộng và tăng cường nguồn vốn huy động, đem sản phẩm đến tận nhà các khác hàng, đáp ứng tối đa các nhu cầu của khách hàng…

- Nâng cao chất lượng phục vụ, đầu tư nhiều hơn nữa vào hiện đại hoá công nghệ thông tin, phục vụ chuyên nghiệp đồng thời coi trọng phát triển sản phẩm dịch vụ về: thẻ ATM, thẻ thanh toán, các sản phẩm gia tăng tiện ích…

- Mở rộng thêm địa bàn hoạt động để mở rộng việc huy động vốn. Việc mở

rộng thêm các địa bàn hoạt động, vừa tạo thuận lợi trong giao dịch đi lại của khách hàng vừa giúp cho Ngân hàng có thể tìm kiếm được nhiều khách hàng hơn, huy

động được nhiều vốn hơn, tiếp cận khách hàng nhiều hơn và có những biện pháp xữ lý kịp thời khi xảy ra rủi ro. Chăm sóc tốt đối với khách ở những địa bàn thuộc thị phần của chi nhánh.

5.2. YẾU TỐ CON NGƯỜI TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG.

Trong hoạt động ngân hàng, cán bộ tín dụng có vai trò quan trọng và quyết

định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng do trên 90% thu nhập của ngân hàng là từ hoạt động tín dụng-cho vay. Cán bộ tín dụng là người có trách nhiệm chính đối với các khoản vay: từ khâu tìm kiếm, tiếp xúc khách hàng, thẩm định - kiểm tra -

đôn đốc thu hồi nợ…Vì thế, cán bộ tín dụng có tác phong giao tiếp lịch thiệp, niềm nở, đạo đức nghề nghiệp, giải thích cặn kẽ, giải quyết cho vay nhanh gọn

đúng nguyên tắc, giúp khách hàng không tốn nhiều thời gian, tiền bạc là điều tốt cho ngân hàng.

Một trong những nguyên nhân đưa đến rủi ro tín dụng là do trình độ yếu kém của cán bộ. Từ đó đào tạo cán bộ là yêu cầu cấp bách vì chất lượng các khoản tín dụng phụ thuộc rất lớn vào chất lượng cán bộ, việc đào tạo này tập trung theo hướng:

- Tuyển bổ sung những nhân viên mới có trình độ từĐại học trở lên, ưu tiên những ứng cử viên tốt nghiệp loại khá, giỏi và hội đủđiều kiện về ngoại ngữ và tin học.

- Đào tạo dài hạn đối với những cán bộ chưa qua các trường lớp về nghiệp vụ

Ngân hàng.

- Đào tạo những khóa học ngắn hạn theo từng chuyên đề cụ thểđối với những cán bộđã qua các trường đào tạo trong giai đoạn trước đây.

- Trong quá trình đào tạo, chi nhánh cần phải xây dựng một chiến lược cụ thể

và nguồn nhân lực phù hợp với chiến lược kinh doanh của mình.

- Trong việc sắp xếp, bố trí cán bộ mạnh dạn đưa những người có đủ trình độ, năng lực công tác, đạo đức, kinh nghiệm vào đúng vị trí để phát huy năng suất lao

động.

5.3. BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG. 5.3.1.Một số biện pháp hạn chế nợ quá hạn.

Nợ quá hạn luôn làm các nhà quản trị NHTM quan tâm. Bất cứ NHTM nào dù có quản lý tài chính chặt chẽ đến đâu thì vẫn không thể triệt tiêu nợ quá hạn, bởi nguy cơ rủi ro tiềm ẩn từ mọi nơi, mọi phía. Do đó, quản lý hạn chế rủi ro là nhiệm vụ hàng đầu của các NHTM. Bản chất và chức năng của NH là một tổ chức tài chính trung gian chuyên huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để các tổ

chức và cá nhân có nhu cầu vay lại. Như vậy, thực chất những khoản vay là thuộc quyền sở hữu của những người gởi tiền vào Ngân hàng. Cho nên, nếu một khoản vay nào đó bị thất thoát không thu hồi được thì Ngân hàng sẽ phải sử dụng nguồn vốn của mình để trả cho người gởi tiền. Để hạn chế điều này, đòi hỏi các Ngân hàng luôn luôn có những biện pháp để hạn chế:

- Định kỳ kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng từ khi vay cho

đến khi thu được nợ vay, không để tình trạng khách hàng sử dụng vốn vay sai mục

đích, kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng. Thông qua đó theo dõi quá trình sử dụng vốn của khách hàng, Ngân hàng có thể nắm được tình hình tài chính của khách hàng. Nếu thấy khách hàng có dấu hiệu không an toàn vốn vay như: sản xuất kinh doanh không ổn định, thua lỗ, hàng hóa ứđộng không tiêu thụ được, sâu bệnh,.. để có biện pháp hỗ trợ giải quyết kịp thời.

- Đi đôi với việc tăng cường doanh số cho vay là công tác thu nợ, Chi nhánh muốn hoạt động có hiệu quả thì cần có sự nổ lực của nhân viên tín dụng trong việc phân loại khách hàng, cũng cố khách hàng truyền thống có uy tín đối với Chi nhánh. Tích cực thông báo, đôn đốc thu nợ đến hạn và quá hạn của khách hàng.

Đối với những khách hàng không thanh toán được vì nguyên nhân bất khả kháng nhưng vẫn còn khả năng sản xuất hay phương án kinh doanh có hiệu quảđể khắc phục thì cán bộ TD nên đề nghị xem xét cho gia hạn nợ. Nếu thấy không có khả

năng thu hồi nợ thì sẽ tiến hành thủ tục khởi kiện phát mãi tài sản thế chấp để thu nợ giúp NH bảo toàn vốn.

5.3.2. Nâng cao công tác thẩm đinh.

Từ việc tìm hiều thực trạng công tác thẩm định và qui trình thẩm định thực tế

tại Sacombank Cần Thơ giai đoạn 2005-2007, xin đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao và hoàn thiện công tác thẩm định tại Chi nhánh.

- Tìm hiểu và nắm vững địa bàn, giúp nhân viên thẩm định tiết kiệm được cả

thời gian và chi phí

- Tạo mối quan hệ: nhân viên thẩm định cần tạo dựng được mối quan hệ tốt với nhân dân địa phương, nơi địa bàn mình phụ trách và với các cán bộ địa phương, để có thể thu thập được những thông tin về khách hàng một cách đáng tin

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ CÁC RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH SACOMBANK CẦN THƠ (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)