Phân tích doanh số cho vay

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ CÁC RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH SACOMBANK CẦN THƠ (Trang 58 - 68)

4.1.1.1. Cho vay theo thời hạn.

Hoạt động cho vay của Sacombak Cần Thơ tập trung vào các lĩnh vực thuộc về thế mạnh của địa phương như: sản xuất lúa gạo, nuôi trồng thuỷ sản…và tại trợ

mạnh cho hoạt động xuất nhập khẩu, đẩy mạnh cho vay theo phương chăm nhỏ lẻ

nhưng với số lượng lớn. Nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng được đầu tư vào các thành phần kinh tế nhằm hỗ trợ cho các đơn vị bổ sung vào nhu cầu vốn kinh doanh để phát triển sản xuất. Chi nhánh đầu tư vào tín dụng ngắn, trung & dài hạn

để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động và cốđịnh, và đạt được kết quả qua 3 năm như

sau:

a. Tín dng ngn hn.

Trong hoạt động cấp tín dụng thì tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, bình quân qua 3 năm chiếm khoảng 60% trong tổng doanh số cho vay. Mục đích của tín dụng ngắn hạn là bổ sung vốn lưu động đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, tài

trợ xuất nhập khẩu, và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Công tác cho vay ngắn hạn tại chi nhánh tập trung vào: cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời, cho vay trả góp doanh nghiệp vừa và nhỏ…Thời gian gần đây hoạt động cho vay góp chợ và cho vay trả góp của cán bộ công nhân viên phát triển mạnh, góp phần vào sự tăng trưởng doanh số cho vay của Chi nhánh do chi nhánh mở rộng và đi đầu trong việc năm bắt được thị trường mới cũng như đáp

ứng tốt nhất, hiệu quả nhất nhu cầu khách hàng của mình.

Việc cấp tín dụng ngắn hạn đã đạt được những kết quả sau: năm 2006 đạt 352.729 triệu đồng giảm 96.967 triệu đồng so với năm 2005, với mức giảm tương

ứng là 21,56%; năm 2007 đạt 480.829 triệu đồng tăng 128.100 triệu đồng so với năm 2006. Năm 2006 hoạt động cho vay có phần giảm mạnh, nguyên nhân là do tình hình kinh tế xã hội thành phố có nhiều biến động như: thời tiết, dịch bệnh, giá cả không ổn định gây bất lợi cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản. Đó là hai thế mạnh đặc trưng về kinh tế của Cần Thơ đứng ở gốc độ nhỏ lẻ và là số

lượng khách hàng lớn của Chi nhánh. TP.Cần Thơ đang phát triển kinh tế mạnh mẽ, cùng với sự phát triển kinh tế thì thị trường bất động sản cũng trở nên sôi

động hơn do Nhà nước có chính sách phân lô, bán nền, nhiều khu dân cư mới

được xây dựng. Nhu cầu nhà ở tăng cao, dân cư tập trung mua đất để xây dựng mua đất - xây dựng nhà cửa và kinh doanh nên đã tác động đến sự giảm sút của hoạt động tín dụng. Công tác tín dụng bước sang năm 2007 có phần rất khả quan, hoạt động kinh tế có nhiều thuận lợi, hoạt động xuất nhập khẩu được đẩy mạnh do các doanh nghiệp ký được nhiều hợp đồng. Giá cả hàng hoá tăng tương đối với thu nhập của người dân, các doanh nghiệp tập trung vào đầu tư vào máy móc - công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh nhằm năng cao năng lực cạnh tranh trong thời buổi kinh tế hội nhập nên nhu cầu về vốn là rất cao. Quá trình hội nhập đã tạo điều kiện cho kinh tế Cần Thơ bức phá và đạt được những con số phát triển kinh tếấn tượng. Trong nông nghiệp giá đầu vào tăng cao: giá phân bón, thuốc trừ

Nuôi thuỷ sản được mở rộng do doanh nghiệp ký kết được nhiều hợp đồng tiêu thụ

lớn.

Bảng 4.1: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN

Đvt: Triệu đồng

2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006

Chỉ tiêu

ST (%) ST (%) ST (%) ST (%) ST (%)

- Ngắn hạn 449.696 70.66 352.729 59.84 480.829 65.30 -96.967 -21,56 128.100 36,32 - Trung & dài hạn 186.726 29.34 236.725 40.16 255.563 34.70 49.999 26,78 18.838 7,96

Tổng cộng 636.422 100 589.454 100 736.392 100 -46.968 -7,38 146.938 24,93

(Ngun: Phòng Kế toán & Qu)

b. Tín dng trung và dài hn.

Mục đích của tín dụng trung và dài hạn nhằm giúp đỡ khách hàng mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển cơ sở hạ tầng, mua sắm thiết bị sản xuất kinh doanh. Hoạt động tín dụng này bình quân 3 năm chiếm tỷ trọng 34,73% trong tổng doanh số cho vay và đạt được kết quả qua các năm như sau: năm 2005 đạt 186.726 triệu đồng; năm 2006 đạt 236.725 triệu đồng tăng 49.999 triệu đồng so với năm 2005, tốc độ tăng là 26,78%; đến năm 2007 đạt 255.562 triệu đồng tăng 18.838 triệu đồng so với năm 2006 với tỷ lệ tăng là 7,96%.

Các khoản cho vay trung và dài hạn có thời gian thu hồi vốn lâu lại có độ rủi ro cao nên Ngân hàng rất thận trọng trong công tác xét duyệt và cho vay. Doanh số

cho vay trung và dài hạn liên tục tăng qua 3 năm và chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng doanh số cho vay. Trong những năm gần đây môi trường đầu tư của TP. Cần Thơ trở nên thông thoáng hơn, cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư phát triển, nhu cầu về vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh riêng lẻ. Nhu cầu về nhà ở, phương tiện đi lại cũng được tăng lên do thu nhập người dân được cải thiện đáng

kể thị trường bất động sản sôi động cũng thu hút người dân đầu tư dài hạn vào

đây. Nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao, tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể, cá thể hoạt động sôi nổi. Chính vì vậy mà doanh số

cho vay trung và dài hạn có phần gia tăng qua các năm. Doanh số cho vay trung và dài hạn tương đối cao, do các khoản cho vay trung và dài hạn có đặc điểm là thu hồi vốn trong nhiều năm, do đó doanh số cho vay trung và dài hạn sẽ dẫn đến dư

nợ trung và dài hạn trong các năm sau sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, do

đó sẽ có rủi ro cao. Vì thu nhập chủ yếu của các ngân hàng từ việc cấp tín dụng ngắn hạn nên trong thời gian tới chi nhánh cần cơ cấu lai các khoản cho vay theo thời hạn hợp lý hơn, chi nhánh cần tập trung cho vay ngắn hạn, hạn chế cho vay trung và dài hạn để đảm bảo tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn trong tổng dư hợp lý và hiệu quả hơn góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của NH.

4.1.1.2. Cho vay theo đối tượng.

a. Cho quc doanh vay.

Đây là những đơn vị kinh tế Nhà nước, ngoài một phần nguồn vốn được Nhà nước hỗ trợ, để mở rộng quy mô sản xuất thì họ cũng tiến hành đi vay. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước thường kém hiệu quả nên lượng tiền cho vay của chi nhánh cho đối tượng này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh số cho vay, và có xu hướng giảm trong các năm gần đây. Năm 2005 là 16.993 triệu đồng, chỉ chiếm 2,67% tỷ trọng doanh số cho vay, năm 2006 là 15.932 triệu

đồng, giảm 1.061 triệu đồng với tỷ lệ giảm là 6,24% so với năm 2005, chiếm tỷ

trọng 2,70%; sang năm 2007 thì giảm mạnh chỉ còn 14.555 triệu đồng tương

đương với tỷ lệ 8,64% so với năm 2006 và chiếm tỷ trọng rất nhỏ khoảng 1,98%. Trong những năm gần đây do rút ra bài học kinh nghiệm trước đây chi nhánh đã tiến hành đa dạng hóa hình thức cho vay cũng như đối tượng cho vay, chú trọng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giảm thiểu việc cho vay đối với các doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả. Vì những nguyên nhân đó, doanh số cho

vay vào đối tượng quốc doanh chiếm tỷ trọng không đáng kể so với các đối tượng khác và lượng tiền cho vay giảm rất rõ. Đây cũng là xu hướng chung của các NHTM hiện nay. Các doanh nghiệp nhà nước đang được sắp xếp, sáp nhập, cổ

phần hoá theo hướng phát triển của nền kinh tế thị trường nên hạn chế đầu tư mở

rộng sản xuất kinh doanh, rủi ro tín dụng của các doanh nghiệp này cũng rất cao do các doanh nghiệp nhà nước chủ yếu vay vốn dưới hình thức tín chấp, tài sản

đảm bảo nợ vay thường thấp. Sacombak Cần Thơ dần hạn chế việc cho vay hỗ trợ

vốn đối với các đối tượng làm ăn kém hiệu quả mà chỉ giữa lại một số khách hàng có uy tín và thường xuyên có giao dịch. Với lại các doanh nghiệp nhà nước chủ

yếu giao dịch với các Ngân hàng quốc doanh, chính vì vậy mà lượng khách hàng này của chi nhánh có xu hướng giảm dần, đó là cách để chi nhánh hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng của mình.

Bảng 4.2: DOANH SỐ CHO VAY THEO ĐỐI TƯỢNG

Đvt: Triệu đồng 2005 2006 2007 2006/2005 2007/2006 Chỉ tiêu ST (%) ST (%) ST (%) ST (%) ST (%) - DN Nhà nước 16.993 2.67 15.932 2.70 14.555 1.98 -1.061 -6,24 -1.377 -8,64 - DN tư nhân 48.976 7.70 52.317 8.88 75.720 10.28 3.341 6,82 23.403 44,73 - Cá thể 570.453 89.63 521.205 88.42 646.117 87.74 -49.248 -8,63 124.912 23,97 Tổng cộng 636.422 100 589.454 100 736.392 100 -46.968 -7,38 146.938 24,93

(Ngun: Phòng kế toán & Ngân qu)

b. Cho ngoài quc doanh vay.

Thành phần ngoài quốc doanh của chi nhánh chủ yếu là : doanh ngiệp tư

nhân, hộ kinh doanh cá thể và các cá nhân. Đây là những khách hàng mục tiêu mà chi nhánh cũng như Sacombank nhắm đến chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng

doanh số cho vay của Ngân hàng. Năm 2005, Ngân hàng cho vay 619.429 triệu

đồng, chiếm tỷ trọng 97,33% trong tổng doanh số cho vay, năm 2006 là 573.522 triệu đồng giảm 52.589 triệu đồng với tỷ lệ giảm 8,49%, chiếm tỷ trọng 97,30%;

đến năm 2007 thì tăng mạnh là 721.837 triệu đồng tăng 148.315 triệu đồng, với tốc độ tăng là 25,86%, chiếm tỷ trọng 98,02% tổng doanh số cho vay và tăng 0,72% so với năm 2006. Trong những năm qua, Ngân hàng luôn đa dạng hóa các phương thức vay, mở rộng mạng lưới hoạt động, nâng cao công tác tín dụng nhằm cung cấp nguồn vốn tín dụng cho các đối tượng cá nhân là ăn có hiệu quả và vốn lưu động phù hợ với từng đối tượng khách hàng khách hàng.

- Đối với các doanh nghiệp tư nhân: loại hình này chiếm tỷ trọng không lớn trong doanh số cho vay ngoài quốc doanh nhưng đều tăng qua các năm. Hiện nay, nền kinh tếđất nước hội nhập mạnh mẽ, các doanh nghiệp tư nhân xuất hiện ngày càng nhiều, nhu cầu về vốn để đầu tư, phát triển kinh doanh cũng tăng lên. Tuy các doanh nghiệp tư nhân hiện tại trên địa bàn với số lượng rất đáng kể nhưng các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì không nhiều, chính vì vậy chi nhánh đã chọn lọc cấp tín dụng cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, và uy tín, nhưng

đây cũng là hoạt động mang tính rủi ro cao nên Ngân hàng chủ yếu là cho vay ngắn hạn đối với các đối tượng này nhằm đáp ứng nhu cầu ngắn hạn kịp thời. Ngoài ra do các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, kinh tế TP.Cần Thơ trong những năm gần đây được cải thiện và phát triển ở về cơ sở hạ tầng, giao thông, thông tin liên lạc… nên tạo điều kiện thuận lợi và mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp tư nhân phát triển.

- Đối với cá thể: Đây là khách hàng mục tiêu mà Sacombak muốn hướng

đến. Lượng khách hàng này rất lớn và tập trung ở các trung tâm thành phố, các trung tâm thương mại…doanh số cho vay đối tượng khách hàng này lớn, chiếm tỷ

trọng lớn trong tổng doanh số cho vay đối với đối tượng ngoài quốc doanh, cũng như trong tổng doanh số cho vay và ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của Ngân hàng, chính vì vậy mà lượng khách hàng này tăng lên đang kể hàng năm, mặc dù trong năm 2006 có sự sụt giảm về doanh số cho vay đối với đối tượng này nhưng

16.993 48.976 570.453 15.932 52.317 521.205 14.555 75.720 646.117 DN Nhà nước DN tư nhân Cá thể

vẫn chấp nhận được do tác động lớn của các nhân tố khách quan mà Ngân hàng không thể lường hết được như lạm phát thiên tai, dịch bệnh.

Ngoài ra, do Ngân hàng đã cải thiện thủ tục trong công tác cấp tín dụng, cách tiếp cận gần gũi và nhiệt tình tư vấn giúp đỡ vơi khách của các cán bộ tín dụng Ngân hàng cũng góp phần không nhỏ trong việc tạo uy tín, cung cách phục vụ ân cần, thu hút khách hàng đến vay, do đó làm tăng doanh số cho vay của Ngân hàng.

Biu Đồ 4: CƠ CU CHO VAY THEO ĐỐI TƯỢNG CA SACOMBANK CN THƠ QUA 3 NĂM

Năm 2005 Năm 2006

Năm 2007

4.1.1.3. Cho vay theo mục đích.

a. Sn xut kinh doanh.

Nhu cầu sản xuất kinh để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh, luân chuyển hàng hoá là nhu cầu rất cần thiết của các doanh nghiệp, tiểu thương trong các trung tâm thương mại, các chợ. Đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất tập trung tại các khu công nghiệp. Đây là một trong những đối tượng hoạt động chính của Ngân hàng trong cơ cấu tín dụng ngắn hạn và mục tiêu là hướng đến khách hàng vừa và nhỏ, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay của chi nhánh, phần lớn là cho vay ngắn hạn.

Kết quả cho vay theo mục đích sử dụng vốn như sau: năm 2005 đạt 319.802 triệu đồng chiếm tỷ trọng 50,25% tổng doanh số cho vay; năm 2006 đạt 329.269 triệu đồng tăng 9.467 triệu đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 2,96%, chiếm tỷ trọng 55,86% tăng 5,61% so với năm 2005; năm 2007 danh số cho vay với mục đích này

đạt 421.927 triệu đồng tăng 92.658 triệu đồng, tốc độ tăng là 28,14% so với năm 2006, chiếm tỷ trọng 57,30% tăng tương ứng là 1,44%.

Tín dụng sản xuất kinh doanh của chi nhánh qua 3 năm có tốc độ phát triển tốt, nhất là cho vay phục hoạt động kinh doanh ngắn hạn. Kinh tế TP.Cần Thơ

phát triển, đời sống dân cưđược cải thiện, nhu cầu mua sắm nhà cửa của TP trong năm tăng đột biến mặc dù giá cả các hàng hoá là cao. Hoạt động sản xuất kinh doanh vì thế phát triển để thoả mãn nhu cầu đó của người tiêu dùng, nhu cầu vốn tín dụng ngắn hạn trên thị trường tăng lên nhanh chóng. Về tín dụng dài hạn, các doanh nghiệp đang tập trung đầu tư vốn, máy móc thiết bị, công nghệ… để tạo nội lực cho chính bản thân các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường đầy cạnh tranh và đòi hỏi có chiến lượt lâu dài, tầm nhìn xa, do đó nhu cầu vốn đầu tư dài hạn cho sản xuất kinh doanh cũng tăng theo. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng đã tạo

đa dạng hoá các sản phẩm phục vụ cho các đối tượng này với nhiều chính sách thoáng, tạo thuận lợi cho hoạt động vay vốn cho người dân. Tuy nhiên đây là hoạt

động cấp tín dụng nhỏ lẻ nên tăng nhanh về doanh số tất nhiên kéo chi phí tăng theo, doanh số cho vay quá lớn là do dư nợ các năm trước để lại và lượng giải

0.000 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 2005 2006 2007 Sản xuất kinh doanh Tiêu dùng Nông nghiệp

ngân cho vay trong năm tăng, bên cạnh đó với doanh số cho vay ấn tượng như vậy thì vấn đề về rủi ro tín dụng lại càng được quan tâm nhiều hơn. Chính vì lẽđó mà công tác rà soát, đánh giá, xếp hạn khách hàng được thực hiện cẩn thận, bài bản

đúng như quy định chung của Sacombank. Khách hàng được tuyển chọn kỹ lưỡng nhằm đảm bảo được chất lượng tín dụng.

Biu đồ 5: DOANH S CHO VAY THEO MC ĐÍCH S DNG CA SACOMBANK CN THƠ QUA 3 NĂM

b. Tiêu dùng.

Cho vay phục vụ đời sống có rất nhiều sản phẩm như: cho vay cán bộ công nhân viên, cho vay mua xe ôtô. Kết quả cho vay tiêu dùng cụ thể như sau: năm 2006 đạt 170.470 triệu đồng giảm 50.304 triệu đồng so với năm 2005, tỷ lệ giảm

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ CÁC RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH SACOMBANK CẦN THƠ (Trang 58 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)