Định hướng hoạt động tín dụng ngắn hạn và công tác phân tích TCDN trong cho vay

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH NH ĐT&PT HÀ THÀNH (Trang 80 - 99)

2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TCDN TRONG CHO VAY

2.1 Định hướng hoạt động tín dụng ngắn hạn và công tác phân tích TCDN trong cho vay

TCDN trong cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh Hà Thành

Là chi nhánh cấp 1 của NHĐT&PT Việt Nam, phương hướng hoạt động của chi nhánh không nằm ngoài kế hoạch chung của toàn hệ thống: Với mục tiêu tiếp tục tăng trưởng và phát triển bền vững; lấy an toàn, chất lượng và hiệu quả làm mục tiêu hàng đầu trong hoạt động; bảo đảm đủ nguồn vốn với cơ cấu hợp lý cho hoạt động và hỗ trợ trong hệ thống; tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với an toàn và kiểm soát được rủi ro. Đồng thời, Chi nhánh tiếp tục thực hiện nội dung đề án chuyển đổi mô hình tổ chức BIDV theo dự án Hỗ trợ kỹ thuật Ta2 giai đoạn 2007-2020. Đây là một cuộc cách mạng hướng về khách hàng, trong đó mỗi nhân viên được coi như là một “trung tâm lợi nhuận”, một “lợi thế cạnh tranh”. Mô hình tổ chức toàn hệ thống được hoàn thiện hơn, cơ cấu tổ chức lại Trụ sở chính và các chi nhánh; đổi mới cách thức quản lí kinh doanh, hướng tới các chuẩn mực quốc tế về một Ngân hàng hiện đại, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế và cổ phần hoá BIDV, tạo tiền đề cho việc chuyển đổi NHĐT&PT VIệt Nam theo mô hình công ty mẹ-công ty con. Đây có thể nói là cuộc cách mạng sâu rộng nhất ở BIDV kể từ khi thành lập đến nay. Sự đổi mới này hứa hẹn sẽ mang lại những kết quả tích cực cho hoạt động kinh doanh nói chung cũng như hoạt động cho vay ngắn hạn của NHĐT&PT. Định hướng hoạt động tín dụng ngắn hạn trong thời gian tới của Chi nhánh Hà Thành có thể kể tới như:

- Tăng trưởng doanh số cho vay, tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn trong tổng doanh số cho vay; tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn cho các doanh nghiệp ngoài

Quốc doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ; nâng tỷ trọng cho vay ngắn hạn có đảm bảo bằng tài sản, đồng thời thực hiện mở rộng, đa dạng hoá hình thức của tài sản đảm bảo trong cho vay ngắn hạn, nhằm tạo điều kiện linh hoạt cho các doanh nghiệp vay vốn ngắn hạn;

- Chủ trương đa dạng hoá các hình thức cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng kịp thời đầy đủ các nhu cầu vốn của nền kinh tế trên cơ sở đảm bảo hiệu quả, an toàn tín dụng;

- Đổi mới hoạt động cho vay ngắn hạn theo hướng giảm thiểu các thủ tục hành chính xin vay nhằm thu hút hơn nữa các khách hàng mới.

Để thực hiện tốt các mục tiêu trong hoạt động tín dụng ngắn hạn, Chi nhánh cũng đã có những vạch ra những hướng đi cụ thể. Nhằm hoàn thiện phân tích TCDN trong cho vay ngắn hạn nói riêng và cho vay nói chung, NHĐT&PT đã ban hành quyết định số 4275/QĐ-VP về trình tự, thủ tục cấp tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp. Mục đích là xây dựng quy trình phân tích tài chính, cấp tín dụng cho DN phù hợp với việc chuyển đổi mô hình tổ chức của NHĐT&PT Việt Nam; đảm bảo cho hoạt động phân tích TCDN, cấp tín dụng diễn ra thống nhất, khoa học, tạo cơ chế giám sát hiệu quả, hạn chế, phòng ngừa rủi ro, xác định trách nhiệm của từng cán bộ trong từng khâu, từng bước của quy trình cấp tín dụng và không ngừng hoàn thiện tín dụng. Đồng thời, quy trình cho vay được soạn thảo với mục đích giúp cho quá trình cho vay diễn ra thống nhất, khoa học, từ đó giúp hạn chế, phòng ngừa rủi ro, góp phần đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng. Quy trình này cũng xác định người thực hiện công việc và trách nhiệm của các cán bộ có liên quan trong quá trình cho vay.

Có thể thấy, định hướng phát triển về hoạt động tín dụng ngắn hạn và công tác phân tích tài chính của Chi nhánh rất rõ ràng, đúng đắn và đang từng bước

nhánh vượt qua được giai đoạn đầu khó khăn non trẻ, mà còn tạo dựng được lợi thế cạnh tranh cho Chi nhánh trong bối cảnh nền kinh tế thị trường cạnh tranh như hiện nay.

2.2 Giải pháp hoàn thiện phân tích TCDN trong cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh Hà Thànhtại Chi nhánh Hà Thành tại Chi nhánh Hà Thành

Phân tích TCDN có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động cho vay ngắn hạn của NHTM nói chung và chi nhánh NHĐT&PT Hà Thành nói riêng. Để công tác phân tích TCDN được thực hiện một cách nhanh chóng mà vẫn đảm bảo tính chính xác cần có những giải pháp cụ thể.

Vì công tác phân tích TCDN được xác định tính toán dựa trên cơ sở chủ yếu từ các số liệu từ các BCTC nên chất lượng của việc phân tích phụ thuộc vào sự chuẩn xác của thông tin được cung cấp trên BCTC và việc lựa chọn phương pháp cũng như hệ thống chỉ tiêu cho điểm tín dụng áp dụng tại Ngân hàng. Sau đây là các nhóm giải pháp được đề xuất nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn trong cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh:

- Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu lựa chọn phân tích; - Đổi mới quy trình phân tích ;

- Bổ sung và lựa chọn phương pháp phân tích phù hợp; - Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý;

- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; - Tăng cường công tác tổ chức kiểm tra;

- Cập nhật và trang bị cơ sở kỹ thuật công nghệ hiện đại.

2.2.1 Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu lựa chọn phân tích

Để hoàn thiện phân tích TCDN trong cho vay ngắn hạn và từng bước chuẩn hoá công tác quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế thì việc xây dựng và áp dụng một

quy trình chấm điểm tín dụng, phân loại khách hàng khoa học đóng vai trò rất quan trọng.

Sau khi phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp vay vốn, Ngân hàng sẽ tiến hành chấm điểm tín dụng của khách hàng đó. Để việc chấm điểm được chính xác hơn, có thể bổ sung thêm một số chỉ tiêu vào hệ thống chỉ tiêu phân tích đã đưa ra.

Trước hết, ta có: M=∑ (hi*Ti)

Trong đó: hi: Hệ số quan trọng của yếu tố thứ i; Ti: Điểm số của yếu tố thứ i;

M: Tổng điểm của khách hàng

Một số chỉ tiêu có thể bổ sung vào hệ thống chỉ tiêu phân tích như: * Thời gian thanh toán công nợ ( thuộc nhóm chỉ tiêu thanh khoản)

Giá trị các khoản phải trả bình quân

Giá vốn hàng bán trung bình ngày

Chỉ tiêu này nên được bổ sung vào nhóm chỉ tiêu thanh toán vì chỉ tiêu này phản ánh khoảng thời gian chiếm dụng vốn vay của DN. Thời gian càng dài thì khả năng trả nợ vốn vay đúng hạn đối với Ngân hàng càng tốt và ngược lại.

• Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần trong kỳ (nhóm chỉ tiêu hoạt động)

Tốc độ tăng trưởng doanh thu thuần trong kỳ

=

(Doanh thu thuần kỳ hiện tại-Doanh thu thuần kỳ trước)*100%

Doanh thu thuần kỳ trước

Chỉ tiêu này cho biết doanh thu của DN tăng/giảm so với kỳ trước như thế nào. Nó phản ánh tốc độ tăng thị phần của DN.

* Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế (thuộc nhóm chỉ tiêu thu nhập)

Đây là chỉ tiêu phản ánh sự tăng/suy giảm thu nhập của DN. Nếu như tỷ lệ tăng trưởng doanh thu đánh giá mức độ mở rộng kinh doanh thì chỉ tiêu này đánh giá về chất lượng kinh doanh. Nó phản ánh hiệu quả kinh doanh của DN kỳ này so với kỳ trước, qua đó phản ánh tổng thể tài chính của DN là tốt lên hay xấu đi.

• Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng lao động

Hiệu suất sử dụng lao động =

Lợi nhuận từ hoạt động+Chi phí lao động+Thuế&Phí+Khấu hao TSCĐ

Số lao động bình quân trong kỳ

Đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của DN, nó phản ánh giá trị mới tạo thêm của mỗi lao động trong doanh nghiệp là cao hay thấp. Chỉ tiêu này càng cao, tức là hiệu quả lao động trong doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

Chi phí lao động

Lợi nhuận từ hạot động+Chi phí lao động+Thuế&Phí+Khấu hao TSCĐ

Đây là chỉ tiêu phản ánh chi phí cho lao động trên tổng giá trị mới tạo thêm và hiệu quả khai thác lao động của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, như đã phân tích ở trên, trong hầu hết các báo cáo phân tích tình hình tài chính khách hàng, cán bộ tín dụng chưa thực sự quan tâm đến chỉ têu phân

Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế

=

(Lợi nhuận sau thuế kỳ hiện tại- Lợi nhuận sau thuế kỳ trước)*100%

tích dòng tiền. Vì vậy, trong quá trình thu thập thông tin và phân tích, các chỉ tiêu phân tích về dòng tiền của doanh nghiệp vay vốn cần được bổ sung.

Đối với doanh nghiệp xin vay vốn lưu động, việc Ngân hàng chỉ phân tích tình hình tài chính khách hàng trong quá khứ là chưa đầy đủ. Vì vậy, phương án SXKD của DN cũng cần được Ngân hàng xem xét để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng. Nội dung xem xét, đánh giá gồm những mục chính sau:

* Đánh giá sơ bộ nội dung chính của phương án sản xuất kinh doanh * Phân tích tính khả thi của phương án

- Đánh giá về khả năng cung cấp nguyên vật liệu/sản phẩm, các yếu tố đầu vào của phương án

- Đánh giá về nhu cầu sản phẩm, hàng hoá và các yếu tố đầu ra của phương án. Trên cơ sở phân tích quan hệ cung cầu, tín hiệu của thị trường đối với sản phẩm, dịch vụ, cán bộ tín dụng cần đưa ra nhận xét về khả năng tiêu thụ đối với sản phẩm, dịch vụ, nhận định về tính khả thi và hợp lý của phương án kinh doanh.

- Đánh giá về phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối - Chính sách bán hàng.

2.2.2 Đổi mới quy trình phân tích

Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn trong cho vay ‘một cửa’ đã bộc lộ nhiều hạn chế. Trong đó, hạn chế lớn nhất là cán bộ tín dụng vẫn thực hiện cả ba khâu cơ bản trong quá trình cho vay như đã đề cập ở trên. Để đảm bảo mỗi bước phân tích cho kết quả nhanh chóng, chính xác cần có sự phối hợp chặt chẽ của cán bộ làm công tác kế toán tại Ngân hàng, của bộ phận khai thác thông tin khách hàng với cán bộ tín dụng. Để hạn chế nhược điểm, sau khi tham khảo quy trình cho vay ở một số Ngân hàng trong khu vực, nên tách quy trình phân tích

- Bộ phận quan hệ hệ khách hàng (front office): chịu trách nhiệm tiếp thị, chăm sóc, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, trực tiếp nhận hồ sơ vay vốn nhưng không có trách nhiệm thẩm định và đề xuất đối với một khoản vay; thực hiện quản lý khoản vay sau khi cho vay;

- Bộ phận thẩm định và phê duyệt khoản vay (back office): Thực hiện phân tích, đánh giá, định lượng rủi ro trước khi đề xuất lãnh đạo phê duyệt đối với một khoản vay.

2.2.3 Bổ sung và lựa chọn phương pháp phân tích phù hợp

Có các phương pháp phân tích tài chính khách hàng khác nhau nhưng ở Việt Nam hiện nay, phương pháp được sử dụng chủ yếu là phương pháp phân tích tỷ số và Dupont. Ngân hàng không nhất thiết chỉ sử dụng một phương pháp riêng biệt nào mà cần có sự kết hợp linh hoạt giữa chúng.

Bên cạnh đó, cần chuẩn hoá phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn nói riêng và phân tích tín dụng nói chung, theo hướng cho điểm tín dụng để xếp loại khách hàng hoặc sử dụng phương pháp các hệ thống chuyên gia, nghĩa là vận dụng nguyên tắc 5Cs trong phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn nói riêng và thẩm định một khoản vay nói chung:

+ Character: lịch sử hình thành và phát triển của một doanh nghiệp hoặc lịch sử hành nghề đối với cá nhân ; lịch sử quan hệ tín dụng;

+ Capacity: Cơ cấu tài chính và chiến lược đầu tư của doanh nghiệp đối với khoản vay;

+ Capital: Mức vốn tự có của doanh nghiệp có đủ đáp ứng điều kiện vay vốn theo quy định hay không? Khả năng tiếp cận của doanh nghiệp đối với các nguồn vốn khác;

+ Cycle or Conditions: Khả năng ứng phó của doanh nghiệp trước các thách thức; cách phòng vệ.

Việc phân tích, đánh giá tài chính doanh nghiệp trong cho vay ngắn hạn cần được thực hiện một cách thường xuyên để đảm bảo chất lượng khoản cho vay cũng như kịp thời phát hiện và khắc phục sai sót. Đồng thời, là cơ sở để ban hành các chính sách tín dụng phù hợp với từng thời kỳ cụ thể, đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng.

2.2.4 Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý

Các báo cáo do khách hàng lập thường không qua kiểm toán, không có các cơ quan chức năng xác nhận tính trung thực của báo cáo. Do vậy đối với cán bộ ngân hàng, bên cạnh việc thu thập thông tin từ khách hàng cần thu thập thêm thông tin từ các nguồn khác như từ các đối tác của khách hàng, từ những ngân hàng mà khách hàng có quan hệ, từ các cơ quan quản lý khách hàng, từ Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC), từ Hệ thống thông tin tín dụng của NHĐT & PT Việt Nam, từ sự phản ánh của cán bộ, công nhân viên,….

Mỗi phương pháp thu thập có ưu nhược điểm khác nhau, vì thế Ngân hàng cần thu thập thông tin đa chiều từ các nguồn khác nhau. Việc mở rộng thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau phải đi kèm với chọn lọc thông tin để tránh hiện tượng “loãng thông tin”.

Chi nhánh cần đa dạng hoá các phương pháp tiếp cận doanh nghiệp như việc tiếp xúc trực tiếp hoặc sử dụng Internet, nhằm gia tăng khả năng thu thập thông tin của Ngân hàng.

Các nguồn thông tin mà Chi nhánh có thể tiếp cận hiện nay như:

Đây cũng chính là nguồn thông tin chủ yếu phục vụ cho công tác thẩm định nên tính chính xác, đầy đủ của nguồn thông tin này rất cần thiết. Nguồn thông tin này chủ yếu được cung cấp từ phía khách hàng xin vay vốn nên độ chính xác của nguồn thông tin này cần phải được xem xét, đánh giá lại.

* Thông tin thu thập được từ nội bộ hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Đây là nguồn thông tin quan trọng và đáng tin cậy từ trung tâm dữ liệu NHĐT&PT mà cán bộ tín dụng có thể thu thập được. Ngân hàng cần phải có một bộ phận chuyên thu thập, phân loại, lưu trữ các thông tin và chuyển thông tin này lên mạng nội bộ. Những thông tin trong mạng nội bộ của Ngân hàng có thể được cập nhật thường xuyên về các vấn đề như:

+ Khách hàng đã từng có quan hệ tín dụng với Ngân hàng.

+ Các thông tin kinh tế - xã hội nói chung: thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, về các ngành nghề lĩnh vực (công nghiệp, xây dựng...), tình hình đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài, tình hình kinh tế - xã hội...

+ Các thông tin về thị trường giá cả: giá cả nguyên vật liệu đầu vào, giá cả mặt hàng tiêu dùng, giá cả máy móc thiết bị...

+ Các thông tin về tình hình tài chính: quy chế, quy định của Chính phủ, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam...

Để có thể xây dựng được một hệ thống thông tin dữ liệu tra cứu trong toàn hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển VN nói trên, đòi hỏi Ngân hàng phải có một phần mềm chuyên dụng để quản lý nguồn thông tin, có đội ngũ nhân viên quản lý hệ thống thông tin này. Thực hiện được điều này góp phần giúp tiết kiệm thời gian tìm kiếm thông tin, tăng tính chính xác khi phân tích phân tích tài chính

doanh nghiệp vay vốn và tăng cường khả năng theo dõi khoản cho vay của Chi

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH NH ĐT&PT HÀ THÀNH (Trang 80 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w