1 CHƯƠNG II
1.1 Tổng quan về cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh NHĐT&PT Hà Thành
1.1 Tổng quan về cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh NHĐT&PT Hà ThànhThành Thành
1.1.1 Khái quát về Chi nhánh Hà Thành
Chi nhánh NHĐT&PT Hà Thành, thành viên thứ 76 của NHĐT&PT Việt Nam, chính thức thành lập và đi vào hoạt động từ 16/09/2003 trên cơ sở tách và nâng cấp Phòng Giao dịch Trung tâm của Sở Giao dịch I NHĐT&PT Việt nam.
Chi nhánh Hà Thành có trụ sở chính trước kia và đâu tiên tại 34B Hàng Bài, Hà Nội, Việt Nam. Với mục đích mở rộng và nâng cấp cơ sở vật chất nhằm tạo điều kiện Hoàn thiện phục vụ khách hàng, Chi nhánh Hà Thành đã chuyển địa chỉ về 81 Trần Hưng Đạo, Hà Nội, Việt Nam từ ngày 15/12/2008. Trụ sở mới của Chi nhánh được xây dựng rộng hơn, khang trang hơn với sự trang bị đầy đủ về kỹ thuật sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công việc kinh doanh của Chi nhánh. Hệ thống công nghệ thông tin luôn là một trong những yếu tố được Chi nhánh quan tâm coi trọng hàng đầu, vì nó là nền tảng cơ sở cho mọi hoạt động của Ngân hàng. Hệ thống này liên kết toàn hệ thống BIDV, hoạt động an toàn không xảy ra sự cố, bảo đảm an toàn, hoàn thiện dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Sau hơn 5 năm hoạt động,Chi nhánh Hà Thành đã có những phát triển mạnh mẽ về nhiều
dịch gồm 6 phòng giao dịch và 3 quỹ tiết kiệm. Cùng với các Ngân hàng khác, NHĐT&PT Chi nhánh Hà Thành cung cấp cho khách hàng những sản phẩm dịch vụ hiện đại, đem lại nhiều tiện ích với khẩu hiệu: “Chi nhánh NHĐT&PT Hà Thành sẽ là người bạn tin cậy của khách hàng vươn tới thành công trong quá trình hội nhập”.
Cơ cấu tổ chức Chi nhánh NHĐT&PT Hà Thành Từ tháng 01/10/2008 Ban Giám Đốc P.Quan hệ KH 1 P.Quan hệ KH 2 Khối quan hệ
khách hàng Khối QLRR Khối tác nghiệp Khối quản lý nội bộ Khối trực thuộc
P.Quản lý rủi ro 1 P.Quản lý rủi ro 2 P. Quản trị tín dụng P.DVKHCN P.Qlý & Dvụ Kho Quỹ P.Thanh toán P.Tài chính kế toán Phòng Tổ chức nhân sự P.Điện toán P.Giao dịch 1 Các quỹ tiết kiệm
Từ ngày 1/10/2008, toàn bộ Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) nói chung và chi nhánh BIDV Hà Thành nói riêng sẽ triển khai tái cơ cấu lại tổ chức theo dự án TA2, thống nhất trên toàn quốc. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Hà Thành đã được sắp xếp lại theo mô hình mới TA2…Mô hình tổ chức đã được hoàn thiện. Khi mới thành lập Chi nhánh Hà thành gặp không ít khó khăn do lực lượng cán bộ và mạng lưới còn mỏng, số lượng phòng nghiệp vụ còn hạn chế với 05 Phòng và 03 tổ nghiệp vụ, 01 phòng giao dịch, 01 điểm giao dịch và 01 quỹ tiết kiệm với tổng số 55 cán bộ. Qua hơn 04 năm hoạt động, Chi nhánh Hà Thành đã thực sự lớn mạnh với số lượng cán bộ bằng 2,6 lần thời điểm mới thành lập và mô hình tổ chức đã được hoàn thiện, tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường. Đến nay Chi nhánh đã có 14 phòng Giao dịch, 03 điểm giao dịch với tổng số cán bộ đến nay là hơn 170 người trong đó có khoảng 4% cán bộ có trình độ trên đại học, 92% cán bộ có trình độ đại học và 4% cán bộ có trình độ trung cấp.
Việc chuyển đổi mô hình tổ chức BIDV toàn hệ thống được coi là một cuộc cách mạng sâu rộng nhất từ trước tới nay, cuộc cách mạng hướng về khách hàng. Mô hình mới với 3 đặc trưng nổi bật:
Thứ nhất, BIDV sẽ có 3 khối để phục vụ 3 nhóm đối tượng, 3 nhóm khách hàng: Đó là nhóm khách hàng doanh nghiệp do Khối Ngân hàng bán buôn ở Hội sở chính và phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp ở Chi nhánh quản lí; nhóm khách hàng bán lẻ, khách hàng cá nhân giao dịch với các chi nhánh, kênh phân phối và đơn vị thành viên; Nhóm khách hàng kinh doanh ngoại tệ, công cụ và hàng hoá phái sinh bao gồm những người có nhu cầu mua bán ngoại tệ, các định
Thứ hai là mô hình mới hướng về sản phẩm. Trước đây BIDV không có sản phẩm theo đúng nghĩa của nó, bây giờ bất kể một sản phẩm nào của BIDV đưa ra đều phải có một người, một đơn vị chịu trách nhiệm từ khi sản phẩm đó ra đời đến khi vòng đời của sản phẩm kết thúc. Tất cả đều do ban Quản lý sản phẩm bán lẻ (sản phẩm tín dụng và phi tín dụng) và Ban Phát triển sản phẩm của khối bán buôn chịu trách nhiệm.
Thứ ba là tách bạch các khâu trong một quy trình lớn. Đó là sự tách bạch giữa 3 khâu quan hệ khách hàng, quản lí rủi ro và tác nghiệp nhằm đảm bảo kiểm
kiểm soát tốt nhất hoạt động kinh doanh.
1.1.2 Tình hình hoạt động và kinh doanh của Chi nhánh 1.1.2.1 Tổng tài sản
Tổng tài sản của Chi nhánh tăng nhanh trong những năm gần đây. Chi nhánh Hà Thành liên tục là một trong những đơn vị đứng đầu về hiệu quả kinh doanh trong hệ thống bán lẻ của NHĐT&PT trong nhiều năm. Có được kết quả trên là do Chi nhánh luôn tìm cách mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ đến khách hàng, tìm kiếm khách hàng mới và đầu tư hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ của mình. Thêm vào đó Chi nhánh liên tục mở các lớp bồi dưỡng đào tạo nâng cao cán bộ chuyên ngành, áp dụng các quy trình quản lý tiêu chuẩn quốc tế, mang lại những lợi ích và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Nhờ đó khách hàng tin tưởng và sử dụng các sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh ngày càng nhiều.
Tính đến 31/12/2008, tổng tài sản của Chi nhánh đã đạt 7.302,4 tỷ đồng, tăng 40% so với năm 2007 và tăng 78% năm 2006. Như vậy có thể thấy rằng, năm 2008 Chi nhánh hoạt động khá hiệu quả, có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với năm 2007 và 2006.
1.1.2.2 Tổng nguồn vốn
Là một Chi nhánh trên địa bàn Hà Nội, một địa bàn có tiềm năng huy động vốn là công tác có vị trí quan trọng và luôn chú trọng tập trung chỉ đạo sát sao nhằm giữ vững tăng trưởng nguồn vốn. Vốn huy động của Chi nhánh chủ yếu từ các tầng lớp dân cư, trung bình chiếm 73% tổng số vốn huy động được. Điều này cho thấy uy tín của Chi nhánh cũng như của NHĐT&PT Việt Nam đã tăng lên trong những năm gần đây. Tuy nhiên, số vốn huy động được từ các tổ chức còn thấp, chỉ chiếm khoảng 27,3%, cần chú trọng công tác Marketing khách hàng, nhất là khách hàng có tiềm năng tiền gửi lớn như các Quỹ, các Tổng công ty, các Công ty bảo hiểm…
Tính đến ngày 31/12/2008, vốn huy động của Chi nhánh đạt 667.225,7 tỷ đồng, tăng 37% năm 2007 và tăng 72% so với năm 2006. Trong đó vốn huy động được từ các tầng lớp dân cư chiếm tỷ trọng lớn, năm 2006 chiếm 73%, năm 2007 chiếm 76%, năm 2008 chiếm 78,5%. Có được kết quả trên là do chi nhánh áp dụng nhiều giải pháp: Chi nhánh luôn bám sát lãi suất của thị trường để có chính sách lãi suất huy động vốn thích hợp; tổ chức triển khai có hiệu quả các đợt huy động vốn như: tiết kiệm dự thưởng, kỳ phiếu, chứng chỉ tiên gửi, tiết kiệm lãi suất bậc thang…Bên cạnh đó, có thể thấy, năm 2008 là một năm đầy biến động
là một trong những nguyên nhân khiến cho nhiều nhà đầu tư rút vốn ra khỏi thị trường chứng khoán, và thay vào đó, nhà đầu tư có thể đem số lượng vốn này đem gửi vào Ngân hàng nhằm hưởng mức lãi suất tiền gửi khá cao vào khoảng đầu năm 2008. Nhờ đó mà Chi nhánh không những đáp ứng nhu cầu vốn cho vay mà còn góp phần huy động vốn cho hệ thống. Bảng 3: Nguồn vốn huy động Đơn vị: triệu đồng Năm 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 Tổng số 3,877,937 100% 4,888,10 0 100% 6,672,257 100% - Từ dân cư 2,830,894 73% 3,714.956 76% 5,237,722 78.5% - Từ tổ chức kinh tế 1,047,043 27% 1,173,144 24% 1,434,535 21.5%
Nguồn: Phòng kế hoạch nguồn vốn - Chi nhánh Hà Thành
2.1.2.3. Kết qủa kinh doanh lãi lỗ
Bảng 4: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh từ 2005-2008
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ Tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 I_Tổng thu nhập từ hoạt động
kinh doanh = (1)+(2)
236,147 931,990 1,374,663 1,649,595
1-Thu nhập lãi thuần va các khoản tương đương.
234,865 928,205 1,368,489 1,642,186
2-Lãi từ hoạt động Dvụ = a - b 1,282 3,785 6,174 7,408
a, Thu phí Dvụ 1,729 4,680 7,915 9,498
II_Tổng chi phí từ hoạt động kinh doanh= (1)+(2)+(3)
199,737 786,293 1,163,131 1,395,757
1, Lương và các chi phí khác. 81,892 305,194 488,553 586,263 2, Chi phí khấu hao. 21,971 129,719 139,575 167,490
3, Chi phí hoạt động khác. 95,874 351,380 536,041 643,249
III_Thu nhập từ hoạt động KD 36,410 145,697 211,532 253,838
(Nguồn : phòng kế toán Ngân hàng Đầu tư Phát Triển Hà thành)
Biểu 2: Kết qủa kinh doanh của Chi nhánh từ 2005-2008
Có thể thấy lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của chi nhánh liên tục tăng qua các năm, tốc độ tăng mạnh nhất là giai đoạn 2005-2006 và 2006-2007. Điều này cũng dễ hiểu vì đây là giai đoạn nền kinh tế nước ta có sự tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là lĩnh vực tài chính Ngân hàng. Sang năm 2008, thu nhập từ hoạt động kinh doanh vẫn tăng về số tuyệt đối song giảm về mặt tương đối. Điều này có thể lý giải bởi năm 2008 là năm có nhiều biến động về ngành tài chính Ngân hàng. Ngay đầu năm 2008 đã diễn ra cuộc chạy đua về lãi suất, cho đến cuối năm 2008 thì thế giới lại chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính, xuất phát tại Mỹ, đã
gây ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh ngành Ngân hàng và Chi nhánh Hà Thành cũng không nằm ngoài thực tế đó.
1.1.3 Hoạt động cho vay ngắn hạn tại chi nhánh Hà Thành
Trước hết cần có cái nhìn tổng quan về hoạt động cho vay của Chi nhánh. Hoạt động cho vay của Chi nhánh được đánh gía là chưa được hiệu quả, tỷ lệ vốn cho vay so với vốn huy động được ở mức trung bình. Chi nhánh cần tiếp tục đầu tư phát triển hơn nữa hoạt động này, bằng các mức lãi suất ưu đãi và đa dạng hoá hình thức cho vay.
Tỷ lệ vốn cho vay so với vốn huy động được năm 2006 đạt 31,7%, năm 2007 đạt 40,9%, năm 2008 đạt 45,6%. Trong đó phần lớn là vốn vay ngắn hạn, đều chiếm trên 72% tổng số lượng vốn cho vay.
Bảng 5: Dư nợ cho vay
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008
1. Phân chia theo thời gian
1,228,704 1,998,308 3,357,157
- Ngắn hạn 1,096,704 89.2% 1,688,308 84.5% 2,762,940.21 82.3%
- Trung dài hạn
132,629 10.8% 310,000 15.5% 594,216.79 17.7%
Nguồn: Phòng kế hoạch nguồn vốn- Chi nhánh Hà Thành
Như đã phân tích ở trên, hoạt động cho vay của Chi nhánh đã bám sát mục tiêu chủ động tăng trưởng của NHĐT&PT .Trong đó cho vay ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng lớn và có điểm đáng chú ý. Trong cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh, cho vay theo ngoại tệ chiếm tỷ trọng lớn hơn so với tiền đồng. Lý do là khách hàng của Chi nhánh gồm rất nhiều các doanh nghiệp thực hiện hoạt động nhập khẩu và cần ngoại tệ để thanh toán cho những hợp đồng của họ và Chi nhanh đã thực hiên cho vay tài trợ xuất nhập khẩu. Dư nợ cho vay ngắn hạn phân theo đồng tiền biến động không rõ ràng. Năm 2007 vượt trội hơn hẳn, cho vay USD gấp đôi tiền đồng. Tuy nhiên trong năm 2008, tỷ lệ này đã giảm đột biến do tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, hoạt động xuất nhập khẩu của các khách hàng Chi nhánh có sự giảm rõ rệt. Ngoài ra, biến động tỷ giá USD/VND cũng là một lý do khiến tỷ lệ này giảm vì chứa đựng rủi ro cho Ngân hàng và doanh nghiệp
Bảng 6: Cơ cấu dư nợ cho vay theo đồng tiền
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2006 2007 2008
ngắn hạn 4 VND 442,115 40.31% 498,429 29.52% 1,255,264.16 45.43% USD 654,589 59.69% 1,189,879 70.48% 1,507,676.05 54.57% Tổng cho vay dài hạn 132,629 100% 310,000 100% 594,216.79 100% VND 130,334 98.27% 284,051 91.63% 521,508.31 87.76% USD 2,295 1.73% 25,949 8.37% 72,710.00 12.24%
Nguồn: Phòng kế hoạch nguồn vốn- Chi nhánh Hà Thành
Biểu 4: Cơ cấu dư nợ cho vay ngắn hạn theo đồng tiền
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, nền kinh tế hội nhập, có rất nhiều các doanh nghiệp tư nhân ra đời và Chi nhánh Hà Thành cũng đang hướng hoạt động cho vay ngắn hạn của mình vào nhóm đối tượng này. Khu vực doanh nghiệp tư nhân, hay còn gọi là nhóm doanh nghiệp ngoài quốc doanh, hoạt động khá sôi động và mức độ hiệu qủa của nó cũng được chứng minh. Đối tượng cho vay chủ yếu của Chi nhánh là các thành phần ngoài
quốc doanh và tỷ trọng tăng dần qua các năm, chiếm 93.4% năm 2006, 93,7% năm 2007 và tiếp tục tăng lên 94,2% năm 2008. Điều này chứng tỏ Chi nhánh có quan hệ tín dụng rất tốt với các đối tác ngoài quốc doanh, khả năng thu hồi vốn rất tốt, cần phát huy củng cố điểm mạnh này. Đặc biệt từ năm 2005 Chi nhánh bắt đầu phục vụ cho vay ngắn hạn với hai doanh nghiệp lớn là FPT và công ty xi măng Hàng không, bên cạnh khách hàng truyền thống có thương hiệu như công ty Hoà Phát, công ty Nhật Linh, công ty Lioa…
Biểu 5: Cho vay ngắn hạn phân theo thành phần kinh tế
1.2 Thực trạng phân tích TCDN trong cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh Hà Thành nhánh Hà Thành nhánh Hà Thành
1.2.1 Tình hình phân tích tín dụng trong cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh
Để có thể nắm rõ quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp trong cho vay ngắn hạn cần có một cái nhìn tổng quát về quy trình cấp tín dụng tại Chi nhánh Hà Thành nói riêng và NHĐT&PT nói chung, nó được thực hiện theo 10 bước. Bước 1: Tiếp thị khách hàng và lập báo cáo đề xuất tín dụng.
Bước 2: Thẩm định rủi ro; Bước 3: Phê duyệt cấp tín dụng;
Bước 4: Các thủ tục thực hiện sau phê duyệt; Bước 5: Giải ngân;
Bước 6: Giám sát và kiểm soát; Bước 7: Điều chỉnh tín dụng; Bước 8: Thu nợ, lãi, phí;
Bước 9: Xử lí thu hồi nợ quấ hạn; Bước 10: Thanh lí hợp đồng.
Trong 10 bước của quy trình trên, thì bước phân tích tài chính khách hàng nằm trong bước 01 và 02. Sau đây là nội dung cụ thể hơn của hai bước này.
Trong bước 1, cán bộ QHKH là đầu mối tiếp thị, sẽ tiếp nhận nhu cầu sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của BIDV từ khách hàng. Sau đó thực hiện phân tích tài chính khách hàng và lập Báo cáo đề xuất tín dụng theo những nôị dung sau:
Đánh giá chung về khách hàng;
Phân tích tình hình tài chính của khách hàng
Chấm điểm tín dụng khách hàng để áp dụng chính sách khách hàng
Phân tích đánh giá về phương án sản xuất, kinh doanh, khả năng vay trả của khách hàng để xác định hình thức cấp tín dụng phù hợp
Đánh giá về tài sản đảm bảo
Lập báo cáo đề xuất tín dụng.
Trong bước 2, Cán bộ Phòng quản lí rủi ro tiếp nhận Báo cáo đề xuất tín dụng và Hồ sơ tín dụng từ Phòng quan hệ khách hàng và Phòng giao dịch trực thuộc tại Chi nhánh, và sau đó thực hiện thẩm định rủi ro các đề xuất cấp tín dụng và lập Báo cáo thẩm định rủi ro kèm theo Hồ sơ tín dụng trình lãnh đạo Phòng Quản lí rủi ro kiểm tra, rà soát, ghi ý kiến và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro.
Bảng 7: Thời gian xét duyệt