Đánh giá thực trạng phân tích TCDN trong cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh Hà

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH NH ĐT&PT HÀ THÀNH (Trang 72 - 80)

1 CHƯƠNG II

1.3 Đánh giá thực trạng phân tích TCDN trong cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh Hà

25.000.000.000 đồng.

1.3 Đánh giá thực trạng phân tích TCDN trong cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh Hà ThànhChi nhánh Hà Thành Chi nhánh Hà Thành

1.3.1 Thành tựu

Từ những ngày đầu khi mới thành lập, Chi nhánh Hà Thành đã gặp không ít khó khăn với tổng tài sản nhỏ bé (500 tỷ VND), lực lượng cán bộ mỏng, lại hoạt

động trên địa bàn trung tâm thủ đô nơi có nhiều TCTD trong và ngoài nước hoạt động lâu năm, là một thử thách không nhỏ đối với một chi nhánh non trẻ mới thành lập như chi nhánh Hà Thành. Song trong hơn 4 năm hoạt động, chi nhánh đã không ngừng phấn đấu, tìm tòi sáng tạo phát triển theo định hướng mới: tập trung phục vụ khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân và khách hàng cá nhân, cung ứng dịch vụ Ngân hàng bán lẻ cho các tầng lớp dân cư trên địa bàn, đồng thời chủ động đề xuất phát triển các sản phẩm dịch vụ mới phù hợp với xu thế thị trường. Hoạt động của Chi nhánh đã có bước phát triển vượt bậc, tăng nhanh về quy mô, tốc độ, thị phần mở rộng, đa dạng sản phẩm dịch vụ Ngân hàng với chất lượng cao, kinh doanh có hiệu quả. Trong đó, hoạt động cho vay ngắn hạn của Chi nhánh trong những năm qua đã đạt được một số thành công nhất định, thể hiện qua hoạt động cấp tín dụng cho các doanh nghiệp. Theo báo cáo tóm tắt thành tích 5 năm hoạt động của Chi nhánh:

- Hoạt động cho vay ngắn hạn của Chi nhánh đã theo đúng định hướng của Ban lãnh đạo NHĐT&PT Việt Nam đó là phục vụ khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, tăng trưởng bền vững đảm bảo chất lượng tín dụng.

- Tổng doanh số cho vay của Chi nhánh đạt 9.672 tỷ VND. Đối với cơ cấu tín dụng: Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn/ tổng dư nợ là 84%; tỷ lệ ngoài quốc doanh/tổng dư nợ là 94% và tỷ lệ dư nợ có tài sản đảm bảo là 84%. Đặc biệt, chất lượng tín dụng đạt được ở mức cao, tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ của Chi nhánh luôn duy trì ở mức rất thấp so với quy định của NHNN (nhỏ hơn 2,4%). Hiệu quả kinh doanh đã có bước phát triển vượt bậc qua các năm: Lợi nhuận thực hiện năm 2007 đạt 208 tỷ VND, tăng trưởng 284% so với năm 2006, lợi nhuận trước thuế bình quân đầu người đạt 884 triệu VND. Dự phòng rủi ro của Chi nhánh tại thời điểm 31/12/2007 đã đạt 78.84tỷ VND.

Có được những thành công như vậy là do Chi nhánh luôn ý thức được mở rộng cho vay ngắn hạn phải gắn liền với nâng cao chất lượng khoản vay, luôn chú trọng đến công tác phân tích tài chính khách hàng nói chung và doanh nghiệp vay vốn nói riêng. Thành công trong công tác phân tích TCDN trong cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh Hà Thành thể hiện qua các mặt sau:

Trước hết, về quy trình phân tích và nội dung phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp vay vốn cũng đã từng bước được đổi mới. Rất nhiều văn bản đã được NH ĐT&PT Việt Nam ban hành hướng dẫn cụ thể chi tiết hơn, sát thực tế hơn. Văn bản mới đây nhất, ngày 25 tháng 08 năm 2998, là Quy trình về trình tự, thủ tục cấp tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp. Trong đó, nội dung phân tích đã đề cập đến nhiều khía cạnh trong phân tích tình hình tài chính khách hàng vay vốn. Ngoài ra, khi cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định, các bước phân tích luôn được luôn được tuân thủ nghiêm túc và được tiến hành đúng trình tự.

Thứ hai, về thời gian phân tích, cán bộ tín dụng luôn cố gắng hoàn thành công tác phân tích trong thời gian qui định, không quá 10 ngày làm việc với cho vay ngắn hạn. Như vậy, với thời gian đánh giá phân tích, xét duyệt cho vay nhanh chóng hơn, giúp cho doanh nghiệp thoả mãn được các yêu cầu vay vốn SXKD, tránh được tình trạng mất thời cơ kinh doanh, đảm bảo tốt việc sản xuất, kinh doanh của mình.

Chính những sự cải tiến đáng ghi nhận này, khách hàng vay vốn của Chi nhánh ngày càng nhiều với doanh số cho vay tăng qua các năm. Cps được điều này, phải kể đến yếu tố con người của Chi nhánh. Và trong đó, đội ngũ cán bộ tín dụng cũng góp một phần không nhỏ. Đội ngũ này đều có trình độ đại học và trên đại học, am hiểu về chuyên môn nghiệp vụ cũng như các lĩnh vực liên quan (thuế, luật, tài chính...) cộng với tuổi đời rất trẻ, ham học hỏi, năng động, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc. Cán bộ tín dụng luôn ý thức được tầm quan trọng

của công tác phân tích tài chính khách hàng vay vốn ở cả trước, trong và sau khi cho vay. Cán bộ tín dụng luôn cố gắn đi sâu phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp vay vốn đưa ra những góp ý cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó tạo sự tin tưởng của các doanh nghiệp với Ngân hàng.

Có thể nói những nỗ lực trong những năm qua của Chi nhánh Hà Thành, đơn vị tiên phong của hệ thống trong phục vụ doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã và đang đem lại một diện mạo mới trong quan hệ giữa một Ngân hàng thương mại quốc doanh hàng đầu Việt Nam với cộng đồng của Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu dư nợ ngắn hạn-dài hạn, cũng như cơ cấu khách hàng của toàn hệ thống BIDV theo hướng an toàn, hiệu quả hơn.

1.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 1.3.2.1 Hạn chế

Bên cạnh các kết quả đạt được đáng ghi nhận, công tác phân tích TCDN trong cho vay ngắn hạn tại Chi nhánh vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định.

* Nội dung phân tích chưa toàn diện và sâu sắc

Có thể thấy rằng, hệ thống chỉ tiêu phân tích đang được sử dụng chưa thực sự được tiêu chuẩn hoá. Các chỉ tiêu phân tích dòng tiền được sử dụng ít trong quá trình phân tích. Đây là những chỉ tiêu nói lên việc sử dụng, luân chuyển tiền tệ hợp lý hay không của doanh nghiệp. Thiếu những đánh giá, phân tích này Ngân hàng không thấy được khả năng tài chính thực sự của doanh nghiệp.

Khi thực hiện phân tích, cán bộ tín dụng thường chỉ liệt kê các số liệu, đưa ra những so sánh, đánh giá về những biến động của các chỉ số tài chính qua các năm mà nguyên nhân của những biến động này chưa được khai thác, làm rõ triệt để. Đối với những biến động tiêu cực của các chỉ số tài chính thì nguyên nhân gây ra biến động này cần được đặc biệt chú ý.

Một hạn chế nữa, đó là, các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp vay vốn chưa được so sánh với các đơn vị cùng ngành trong từng khu vực hoạt động, Kết quả thu được về khả năng tài chính của DN không thể hiện rõ sức mạnh tài chính so với những doanh nghiệp khác trong nền kinh tế.

* Quy trình phân tích có điểm chưa phù hợp thực tế

Trước kia, hoạt động phân tích tại Chi nhánh được tiến hành bởi 2 phòng Thẩm định và phòng Tín dụng. Trong khi đó, phòng Tín dụng được trực tiếp tiếp xúc với khách hàng xin vay vốn nên thường có yếu tố chủ quan trong phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn. Do đó, thông thường ý kiến phân tích của 2 phòng thường không khớp nhau. Điều này ảnh hưởng đến mục tiêu thời gian phân tích, xét duyệt đã đặt ra. Mặt khác, quy trình phân tích, thẩm định ban hành lại áp dụng cho tất cả các phương án xin vay vốn tại Ngân hàng. Tuy nhiên trên thực tế, không phải phương án vay vốn của các doanh nghiệp nào cũng giống nhau. Khi đó, nếu cán bộ tín dụng thực hiện phân tích một cách cứng nhắc thì sẽ không khai thác hết được đặc điểm tài chính của khách hàng vay vốn.

* Chưa áp dụng phương pháp và công cụ phân tích hiện đại

Như đã biết, ngoài phương pháp phân tích tỷ số còn có thể sử dụng phương pháp Dupont sẽ giúp nhận biết được nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tốt xấu trong hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời cho phép phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó đối với tỷ số tổng hợp.

Tuy nhiên thì trong các phương pháp được Chi nhánh sử dụng để phân tích thì Phương pháp phân tích chỉ số được sử dụng chủ yếu mà chưa thấy có sự kết hợp với phương pháp phân tích Dupont. Điều này có thể ảnh hưởng tới việc tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến các biến động tài chính của DN.

1.3.2.2 Nguyên nhân

a. Nguyên nhân chủ quan

Đây là những nguyên nhân xuất phát từ bản thân chi nhánh. Là một chi nhánh còn non trẻ, tổng nguồn vốn chưa phải là lớn nên Chi nhánh Hà Thành cũng phải cân nhắc giữa chi phí đầu tư, mức độ cần thiết của phương án vay vốn ngắn hạn cũng như lợi ích mang lại cho Ngân hàng.

* Công tác tổ chức nhân sự chưa hợp lý

Công tác tổ chức qui trình phân tích trước khi chuyển đổi mô hình của Chi nhánh còn một số điểm chưa hợp lý, liên quan đến việc phân cấp trách nhiệm của cán bộ tín dụng. Đó là, cán bộ tín dụng vẫn thực hiện cả ba khâu cơ bản trong quá trình cho vay là: Tiếp xúc khách hàng, thẩm định phương án vay vốn, giải ngân và thu nợ. Đây là trách nhiệm nặng nề đối với cán bộ tín dụng nhưng cũng là cơ hội để một số ít cán bộ tín dụng thoái hoá, biến chất lợi dụng để móc ngoặc với khách hàng vay vốn, cố tình làm sai lệch thông tin để thu lợi cá nhân, ảnh hưởng tới chất lượng phân tích.

Mặt khác, Chi nhánh chưa có sự phân công cán bộ tín dụng cho vay chuyên biệt cho một nhóm doanh nghiệp. Đây cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng tới công tác phân tích tài chính khách hàng trong cho vay vì khi cán bộ tín dụng được chuyên trách cho một nhóm khách hàng điển hình thì họ sẽ có sự hiểu biết sâu hơn và nắm rõ hơn về đặc điểm riêng biệt của nhóm khách hàng đó.

* Chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng chưa cao

Đội ngũ cán bộ tín dụng/ cán bộ thẩm định còn rất trẻ, đội ngũ này tuy được đào tạo cơ bản từ các trường đại học nước ta, có kiến thức chuyên môn tốt nhưng phần lớn vẫn mang nặng tính lý thuyết, thiếu kinh nghiệm thực tiễn, vì vậy những kết luận phân tích đôi khi còn chưa sát thực tiễn.

* Chưa chú trọng công tác thu thập, lưu trữ và chọn lọc thông tin về khách hàng trong quá trình phân tích

Một thực tế rằng, Chi nhánh còn hạn chế trong việc thu thập và lưu trữ thông tin về khách hàng, chưa có một cơ sở dữ liệu riêng về khách hàng cũng như các thông tin kinh tế, xã hội cần thiết khác cho quá trình thẩm định. Một kênh hữu ích có thể tham khảo thông tin là Trung tâm thông tin tín dụng CIC của Ngân hàng Nhà nước nhưng thông tin không được thường xuyên cập nhật hoặc không đầy đủ, đặc biệt là đối với khách hàng quan hệ tín dụng lần đầu.

* Cơ sở vật chất kỹ thuật trang bị chưa đạt tiêu chuẩn hiện đại

Trong quá trình phân tích tài chính khách hàng vay vốn, cán bộ tín dụng phải tính toán rất nhiều chỉ tiêu tài chính phức tạp và tốn thời gian. Nếu không trang bị đầy đủ các trang thiết bị hỗ trợ cần thiết thì rất dễ mắc lỗi trong tính toán, ảnh hưởng tới kết luận sau phân tích. Hiện nay có rất nhiều phần mềm hỗ trợ hiện đại, tuy nhiên trong phân tích TCDN vay vốn tại Chi nhánh vẫn chủ yếu sử dụng phần mềm EXEL. Như vậy, mức độ vi tính hoá các công việc tính toán chỉ tiêu, đối chiếu, so sánh và cho điểm còn thấp nên mất nhiều thời gian và có nguy cơ sai sót. Do đó, cán bộ tín dụng chưa thể tính toán hết các chỉ tiêu cho từng thời kỳ để làm cơ sở so sánh, đánh giá khả năng phát triển qua các năm.

b. Nguyên nhân khách quan

Một là về nguồn thông tin do khách hàng vay vốn cung cấp để làm căn cứ phân tích chưa đầy đủ, thiếu chính xác hoặc không khách quan làm tăng nguy cơ đánh giá sai lệch về khách hàng vay vốn và hiệu quả của dự án, phương án. Có thể thấy, việc thiếu một hệ thống thông tin tài chính mang tính trung thực, minh bạch và hệ thống kiểm soát hiệu quả, đồng bộ trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa, làm cho Chi nhánh khó đánh giá được thực trạng, tình hình tài chính, khả năng sinh lời

và thanh toán các khoản nợ vay của doanh nghiệp, do đó cản trở việc ra các quyết định cho vay. Mặt khác, trong quá trình phân tích các báo cáo tài chính, luận chứng kinh tế kỹ thuật do khách hàng lập và cung cấp nên tính chính xác và khách quan của các tài liệu này rất khó được kiểm chứng. Việc phân tích thường dựa trên những thông tin chủ quan do khách hàng cung cấp. Trừ trường hợp thật cần thiết, không phải lúc nào Ngân hàng cũng có điều kiện để mời các tổ chức chuyên môn tái thẩm định để xác định tính chính xác của những tài liệu này. Chính vì vậy, Ngân hàng thường thiếu các thông tin tài chính đáng tin cậy từ phía doanh nghiệp để làm cơ sở cho việc ra các quyết định cho vay

Hai là về môi trường pháp lý chưa hoàn thiện. NHNN chưa có quy định yêu cầu kiểm toán bắt buộc đối với BCTC của các doanh nghiệp. Các chính sách hướng dẫn của cơ quan hữu quan chưa được ban hành. Ví dụ như Nhà nước chưa có một cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ thành lập bộ phận kiểm toán nội bộ hoặc thuê kiểm toán độc lập tiến hành kiểm toán trước khi các báo cáo tài chính được đưa lên Ngân hàng, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải xác minh, chọn lọc số liệu trước khi tiến hành phân tích, gây tốn thời gian và chi phí.

Ba là NHNN và các ngành liên quan chưa xây dựng được hệ thống chỉ tiêu so sánh đối chiếu chuẩn. Hiện nay chưa có một tổ chức nào nghiên cứu đưa ra hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành làm cơ sở so sánh, đánh giá khách hàng vay vốn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho đôi khi cán bộ tín dụng lúng túng khi phân tích, đánh giá năng lực tài chính khách hàng.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TRONG CHO VAY NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH NH ĐT&PT HÀ THÀNH (Trang 72 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w