- Ngân hàng phải đối mặt với sự cạnh tranh và phát triển:
6.2.4. Tăng cường hoạt động Marketing
Marketing là sản phẩm của nền kinh tế thị trường. Marketing ngân hàng đã trở thành hoạt động không thể thiếu đặc biệt là lĩnh vực của ngành dịch vụ. Có thể hiểu: Marketing ngân hàng là một hệ thống tổ chức quản lý của một ngân hàng đểđạt được mục tiêu đặt ra là thỏa mãn tốt nhất nhu cầu về vốn, về các dịch
vụ khác của ngân hàng đối với nhóm khách hàng lựa chọn bằng các chính sách, các biện pháp hướng tới mục tiêu cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận.
Ngân hàng phải xác định con người là nhân tố quan trọng nhất trong việc thực hiện mục tiêu phát triển các sản phẩm ngân hàng nói chung và phát triển các hoạt động Marketing nói riêng. Do đó ngân hàng cần mở rộng và nâng cao công tác đào tạo chuyên viên về Marketing ngân hàng. Ngân hàng có thể tổ chức các buổi hội thảo, trao đổi kinh nghiệm trong nội bộ ngân hàng, mời các chuyên gia Marketing giỏi về giảng dạy, cử các cán bộ có kinh nghiệm về Marketing theo học những khóa đào tạo chuyên ngành Marketing ngân hàng ở nước ngoài.
Chính sách cạnh tranh Marketing ngân hàng chủ yếu cạnh tranh bằng lãi suất, phí suất tín dụng, chất lượng sản phẩm dịch vụ và tiện ích ngân hàng. Để thu hút khách hàng chiến lược thì cần thực hiện các biện pháp Marketing nhưng chủ yếu dựa vào cơ sở: áp dụng mức lãi suất và phí phù hợp hỗ trợ giảm chi phí cho khách hàng, luôn đáp ứng yêu cầu vốn, sản phẩm dịch vụ hiện đại thuận tiện.
*Các biện pháp Marketing phổ biến không thể thiếu là:
- Các chương trình khuyến mại làm thẻ, quảng cáo thương hiệu, huy động vốn với lãi suất cao, các chương trình quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng... liên tục được áp dụng rộng rãi đã tạo tiền đề để các ngân hàng đạt được những kết quả nhất định.
- Về quảng cáo: trong nền kinh tế thị trường, quảng cáo là sức mạnh đích thực. Bất cứ một sản phẩm nào dù chất lượng có tốt đến đâu cũng không chiếm lĩnh được thị trường nếu không có quảng cáo. Hiện nay các hình thức quảng cáo cần được áp dụng như: báo, tạp chí, truyền hình, truyền thanh, băng rôn, áp phích, gửi thư trực tiếp, Internet... Do mỗi hình thức đều vươn tới các đối tượng khách hàng khác nhau nên ngân hàng thường áp dụng đồng thời nhiều phương thức quảng cáo để thu hút khách hàng.
- Thời điểm quảng cáo cũng cần chú trọng vào những ngày lễ, Tết, ngày kỷ niêm thành lập ngân hàng hay ngày khai trương Chi nhánh mới... Sự tập trung quảng cáo vào những khoảng thời gian này của ngân hàng nhất định sẽ thu hút được sự chú ý đặc biệt của khách hàng. Về nội dung quảng cáo để thu hút khách hàng thường là những hình ảnh về sản phẩm, dịch vụ mới của ngân hàng như thẻ rút tiền tự động, dịch vụ chuyển tiền nhanh, truy vấn số dư tài khoản, trả tiền
điện, nước, trả lương... Chẳng hạn ngay trên chứng từ rút tiền có in quảng cáo về các dịch vụ của ngân hàng. Như vậy các nhà quản trị đã khai thác được lợi thế của chứng từ rút tiền: đó là nó có tính lặp đi lặp lại, chi phí thấp mà cũng gây được ấn tượng, khá hiệu quả trong chiến dịch quảng cáo.
- Nắm bắt tâm lý người tiêu dùng, bao giờ cũng rất quan tâm tới những đợt khuyến mãi, ngân hàng cần đưa ra nhiều hình thức khuyến mãi khác nhau đem lại lợi ích thiết thực và hấp dẫn khách hàng như: chiến dịch khuyến mại mở thẻ ATM tại các điểm giao dịch, áp dụng lãi suất bạc thang, tặng quà cho khách hàng trong những dịp khai trương chi nhánh hay giới thiệu sản phẩm, dịch vụ mới...
- Để thu hút thêm khách hàng, ngân hàng nên tăng cường cử cán bộ về các doanh nghiệp, các trường đại học giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của mình, liên kết với các trường đại học, các cơ quan, đơn vị để đặt máy ATM tại các nơi này đồng thời miễn phí cho sinh viên và cán bộ khi lập thẻ...