- Doanh số thu nợ: Theo đồ thị cho thấy công tác thu nợ liên tục giảm qua các năm Theo em thì công tác thu nợ năm 2006 giảm theo đồ thị trên thì không
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ
DANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
5.2.1.1. Phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
Bảng 06: DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ QUA 3 NĂM 2005 – 2007
ĐVT:Triệu đồng
Chênh lệch
2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 CHỈ
TIÊU Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Số tiền (%) Số tiền (%) Cá thể 341.039 533.810 616.190 192.771 56,52 82.380 15,43 DNNN 833.106 262.170 595.079 -570.936 -68,53 332.909 126,98 CT TNHH 907.398 913.616 1.030.282 6.218 0,69 116.666 12,77 DNTN 172.590 446.404 171.999 273.814 158,65 -274.405 -61,47 Tổng 2.254.133 2.156.000 2.413.550 -98.133 -4,35 257.550 11,95
(Nguồn: Phòng Khách Hàng Doanh Nghiệp)
DANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ THÀNH PHẦN KINH TẾ 0 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 2005 2006 2007 Năm Cá thể DNNN CT TNHH DNTN T ri ệ u đ ồ ng
Hình 05: DOANH SỐ CHO VAY NGẮN HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ QUA 3 NĂM 2005 – 2007
- Cá thể: Trong những năm gần đây nhu cầu vay vốn phục vụ cho cơ sở sản xuất kinh doanh đối với cá thể hộ gia đình tiếp tục tăng lên qua các năm. Tốc độ tăng không đều từ năm 2005 đến năm 2006 tăng 56,52 %, trong năm này kinh tế cá thể thường vay vốn để kinh doanh nhà đất, do nhiều cá thể khá nhạy bén nắm
bắt được nhu cầu sinh hoạt thị trường khi mức sống dân cư ngày càng phát triển thì họ thường đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh như quán xá, các dịch vụ Internet.... Trong năm 2007 ngân hàng thận trọng hơn khi cho vay những khách hàng không quen thuộc và nhu cầu vay vốn này vẫn tăng thêm nhưng tỷ lệ không tăng nhiều, chỉ tăng 15,43% so với 2006 đạt 616.190 triệu đồng.
- Doanh số cho vay của Doanh nghiệp nhà nước đã giảm so với năm 2005. Nguyên nhân do Quyết định 187/2004/NĐCP về Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Các DNNN đã đi lên cổ phần hóa, còn một số khác do quy mô và kinh nghiệm còn non trẻ nên làm ăn kém hiệu quả dẫn đến bị giải thể. Năm 2006 phần lớn các Doanh nghiệp này chuyển sang dự án đầu tư trung và dài hạn nhiều do nền kinh tế đang có tiềm năng lâu dài, nguồn vốn cho vay ngắn hạn chỉ còn 262.170 triệu đồng giảm 68,53% so với 2005. Sang năm sau để thích ứng tốt với môi trường kinh doanh thì các khoản đầu tư về trang thiết bị kỹ thuật để phục vụ cho hoạt động tăng nhanh nên nguồn vốn vay ngắn hạn tiếp tục tăng 126,98% mặc dù vậy nhưng chưa phục hồi lại được một lượng đã giảm trước đó.
- Công ty Trách nhiệm hữu hạn: Loại hình công ty này hiện nay khá phổ biến mọc lên ở khắp nơi do sau một năm gia nhập nền kinh tế mới trên địa bàn có nhiều cơ hội phát triển. Doanh số cho vay ngắn hạn nhiều hay ít là do mô hình công ty quyết định, thường trên địa bàn Thành phố Cần Thơ có rất nhiều công ty thành lập với vốn nhỏ nên nhu cầu vay vốn ngắn hạn không tăng mạnh. Cụ thể doanh số cho vay năm 2007 là 1.030.282 triệu đồng mà năm 2005 chỉ có 907.398 triệu đồng, kết quả này có được nhờ vào uy tín của ngân hàng và các chính sách hỗ trợ cho công ty hay doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính, trì trệ sản xuất tiêu thụ chậm…nên đã thu hút làm cho quả doanh số cho vay luôn tăng chiếm tỷ lệ cao nhất trong bốn thành phần kinh tế.
- Doanh nghiệp tư nhân: Chỉ tiêu này biến động thất thường qua ba năm. Trong năm 2005 loại hình doanh nghiệp này chưa phát triển nhiều, sang năm 2006 tốc độ tăng trưởng rất nhanh lên đến 158,65% so với 2005 đạt 446.404 triệu đồng. Nhưng tình hình khác đi sau đó một năm, vốn cho vay chỉ còn 171.999 triệu đồng còn ít hơn năm 2005. Nguyên nhân từ năm 2006 cho đến nay nền kinh tếđương đầu với nhiều khó khăn và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp còn yếu kém, các cơ sở vật chất cũng như trình độ tay nghề chưa đáp ứng cho
nền kinh tế dẫn đến hiệu quả kinh doanh không khả quan. Mặt khác lực lượng nhân viên chưa đáp ứng được cho nhu cầu mở rộng kinh doanh, thêm đó những nhân viên giỏi không có chính sách ưu đãi tốt. Tất cả các mặt đó trở thành trở ngại cho việc mở rộng thị phần kinh tế thì nguồn vốn cho vay không thể nào tăng được nếu chỉ tập trung vào việc nâng cao cơ sở vật chất cho doanh nghiệp hay cho vay số lượng ít. Để cải thiện tình hình này thì ngân hàng tăng cường các biện pháp thu hút cụ thể như thông qua lãi suất, điều chỉnh lại các chính sách hỗ trợ cho vay kinh doanh hấp dẫn hơn, yên tâm hơn cho khách hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng.