Nhịp điệu trong thơ tình Nguyễn Bính

Một phần của tài liệu NGÔN NGỮ THƠ TÌNH NGUYỄN BÍNH (Trang 66 - 68)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Nhịp điệu trong thơ tình Nguyễn Bính

Nhịp điệu trong thơ tình Nguyễn Bính xét ở dòng thơ chúng ta thấy:ở dòng thơ 7 tiếng cách ngắt nhịp thờng là 4/3, 3/4.

ở dòng thơ 5 tiếng cách ngắt nhịp thờng là 2/3, 3/2.

ở những dòng thơ lục bát có thể nhận thấy lối ngắt nhịp trong thể lục bát của ca dao, câu lục theo nhịp 2/2/2 hoặc 3/3, câu bát theo nhịp 2/2/2/2 hoặc 4/4.

Tuy nhiên trong một số bài thơ của Nguyễn Bính cách ngắt nhịp không dừng lại ở những nhịp thơ đều đặn cố định mà nhịp thơ ông có sự phá cách rất đặc biệt.

ở thơ 5 chữ nhịp 2/3, 3/2 đợc ngắt xen kẽ trong 1 khổ thơ

Tất cả/ một đêm nay Có lòng ta/ rồ dại

Mở ra/ muôn ngàn ngày.

(Một nghìn cửa sổ)

Có khi trong một câu thơ nhịp chẵn và nhịp lẻ phối hợp với nhau để diễn tả ớc mơ và khát vọng của chàng trai trớc lúc lên đờng.

Rồi/ một/ hai/ ba năm Danh thành/ anh trở lại.

(Hôn nhau lần cuối)

ở thơ 7 chữ nguyễn Bính chẻ nhỏ câu thơ đến một tiếng tạo nên những nhịp lẻ gấp khúc đứt đoạn. Nhịp 1/3/1/2 diễn tả trạng thái băn khoan, lỡng lự của chàng trai

Không nên qua đấy/ nên qua đấy Không/ nhớ làm sao/ qua/ mất công.

(Hà nội ba sáu phố phờng)

ở thơ lục bát Nguyễn Bính dùng lối ngắt nhịp 3/3/2 gợi bao trắc trở gian truân và cũng gợi bao điều xót xa

Chị từ lỡ bớc sang ngang

Trời giông bão/ giữa tràng giang/ lật thuyền

(Lỡ bớc sang ngang)

Nhịp 3/3/2 diễn tả những thất vọng dở dang trong tình yêu

Đấy tình duyên của đôi ta Đến đây là/ đến đây là/ là thôi.

(Rợu xuân)

Ngoài cách ngắt nhịp nh trên thơ lục bát của Nguyễn Bính còn có cách ngắt nhịp khác. Nhịp 2/4/2 ở câu bát nhà thơ sử dụng để diễn tả trạng thái đau đơn nghẹn ngào của chàng trai trong “Ngời hàng xóm”

Rng rng/ tôi gục xuống bàn/ rng rng.

Đây là trạng thái phân vân, lỡng lự trong tình cảm của chàng trai đối với cô hàng xóm đợc nhà thơ diễn đạt bằng một nhịp thơ gấp khúc với từ “không” ở giữa câu thơ

Cái gì nh thể nhớ mong

Nhớ nàng/ không/ quyết là không nhớ nàng (Ngời hàng xóm)

Nhịp 2/1/3 ở câu lục diễn tả trạng thái chếnh choáng của những ngời du khách một chiều dừng chân nơi bến sông xa

Cha say/ em/ đã say gì

Chúng tôi còn uống/ còn nghe em đàn

(Một con sông lạnh)

Có thể nói, thơ tình Nguyễn Bính đã xuất hiện những lối ngắt nhịp không còn tuân theo những quy tắc truyền thống mà tuân theo tần số dao động của tình cảm, diễn tả tâm trạng chủ quan của cái tôi cá thể, đào sâu vào thế giới nội tâm của con ngời. Do vậy nhịp điệu trong thơ ông là nhịp điệu tâm hồn. Lối ngắt nhịp trong thơ tình Nguyễn Bính rất tự do, mới mẻ, xôn xao, hơi thở thời đại.

Một phần của tài liệu NGÔN NGỮ THƠ TÌNH NGUYỄN BÍNH (Trang 66 - 68)