Ca tụng công đức của các bậc Thánh thần, Phật pháp và ca ngợi công ơn của Tổ tiên

Một phần của tài liệu Khảo sát văn khắc Hán Nôm tại xã Thuỷ Dương, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 144 - 152)

上上高高高宣祖特進輔國上 將軍錦衣衛副首領 陳貴公謚廩敦

3.1.2.Ca tụng công đức của các bậc Thánh thần, Phật pháp và ca ngợi công ơn của Tổ tiên

ngợi công ơn của Tổ tiên

Người phương đông nói chung và người Việt Nam nói riêng được xem là những con người của tâm linh, của bản thể đạo đức. Chính vì vậy mà tín ngưỡng thờ phụng thần linh là một nét văn hóa không thể không nhắc tới. Tục thờ cúng tổ tiên cũng như tín ngưỡng thờ Thần linh, Phật pháp đã chi phối đời sống tinh thần của người dân từ bao đời. Trong phần văn khắc chữ hán tại Thủy Dương phần nội dung ca ngợi công đức các bậc Thánh thần và Phật pháp cũng như ca ngợi công ơn của tổ tiên chiếm một số lượng lớn và rất có giá trị, chủ yếu là những câu đối tại đình làng và đền miếu.

Trong tâm thức mỗi con người chúng ta Thánh thần là những bậc cao minh uy quyền và tối cao nhất. Lúc đầu họ là những bậc khai hoá có công lao to lớn với dân với nước, là những người thật việc thật, được lịch sử ghi chép đầu đủ và rõ ràng. Sau khi mất đi họ được nhân dân phụng thờ và tôn

làm thành hoàng. Hoặc cũng có những vị Thần Thánh chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng con người, đó có thể là một cái cây thiêng, một tảng đá thiêng... Tên tuổi, công lao cũng như sự oai linh của họ gắn liền với non sông đất nước:

Vạn cổ huân danh thùy trúc bạch Thiên thu nghĩa dũng tráng sơn hà

Muôn thuở công danh lưu sách sử Ngàn thu nghĩa dũng tráng với non sông

(miếu thôn bốn) Nhưng trên hết vẫn là sự linh thiêng hiển hiện, cứu vớt độ trì, che chở cho muôn dân:

Hộ quốc tí dân, trạch đồng hương thủy nhuận Điều nguyên tán hóa, công đẳng chúng sơn cao

Bảo vệ nước che chở dân, ơn trạch thấm đẫm với hương thủy Điều nguyên tạo hóa, công lao cao lớn với núi non

Công lao của họ thông qua sự linh thiêng đã được nhân dân thấy rõ và ghi nhận. Bởi vật mà họ được tôn xưng là bậc "Hộ quốc tí dân". Nơi đâu có sự hiển hiện của thánh thần nơi đó được an khang, ninh mật:

Cổ thụ miếu thần thường linh hiển Hương thôn dân chúng vĩnh an khang

Miếu thần nơi cây cổ thụ thường hay linh hiển

Nhờ vậy mà dân chúng trong chòm xóm được mãi mãi an khang (miếu thôn hai) Câu đối trên được khắc tại miếu thôn hai, đó là một ngôi miếu nằm trên một khoảng đất bằng phẳng, sạch sẽ, miếu mạo uy nghiêm. Đặc biệt là miếu được dựng sát bên một cái cây cao lớn, từng chùm rễ to xum xuê toả rộng… Theo người dân ở đây thì cây này rất linh thiêng, thường hiển hiện và phù hộ cho dân ở thôn xóm. Do đó, xây miếu phụng thờ bên cây để tỏ lòng ghi nhớ ơn phù hộ. Thánh Thần với công lao hoá sinh phù trì cao cả còn đi vào từng dòng họ để ban phước lộc tốt lành, giúp cho mỗi dòng họ luôn hoà thuận và ngày càng thịnh vượng:

Linh phù tộc nội bảo bình an

Chiếu ấm vào dân rạng ngời hiển hách Linh phù trong họ bảo vệ bình an

(Nhà thờ họ phan) Người Việt ta là những cư dân nông nghiệp lúa nước, cuộc sống mưu sinh phần lớn khó khăn bởi luôn phù thuộc vào thiên nhiên thời tiết. Chính vì thế mà con người luôn mong chờ sự che chở bởi một lực lượng Thánh Thần siêu nhiên, nơi mà họ có thể trông cậy để ban cho họ một tiết trời mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu và cuộc đời no ấm. Tiềm thức dân tộc ta từ xa xưa đã sùng bái những đấng tối cao anh linh hiển hách để nương nhờ phúc ấm:

Tinh linh đắc tạo hóa, cao thanh trạc trạc dương dương, vạn cổ khẳng lưu chính khí

Anh tú đối Sầm sơn, hương thủy hoàng hoàng hách hách, thiên thu cộng bái thần hưu

Tinh linh được tạo hóa, cao trong mênh mông, muôn thuở lưu truyền chính khí

Anh tú đối diện với núi Sầm, hương thủy sáng trong mát mẻ, ngàn năm cùng bái lạy sự che chở của Thần

(đình thanh thủy thượng) Là cư dân nông nghiệp nhưng dân tộc ta cũng rất tự hào về nền văn hiến ngàn năm của mình. Đó là một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc với văn học, với thơ ca (Thi thư), với những lối sống tốt đẹp đáng được phát huy và lưu truyền vạn thế cho con cháu mai sau. Bởi vậy, không chỉ tôn sùng những bậc Thánh Thần có công phù trì bảo hộ mà người Việt chúng ta còn rất tôn sùng và kính trọng bậc văn Thần Thánh triết có công giáo hoá đạo đức phong tục, đó chính là Đức Thánh Khổng Tử, người được phong là Văn Tuyên Vương và Vạn Thế Sư Biểu:

Thánh đạo thiên thu lưu Việt địa Sư truyền vạn thế chiếu Nam thiên

Đạo của Thánh nhân ngàn năm lưu ở đất Việt

(Đình Thanh Thủy Thượng) Câu đối được khắc ở tiền đường nhà truyền thống của đình Thanh Thủy Thươ ̣ng (Trước đây là Văn Thánh của làng) cho ta thấy được nếp sống tốt đẹp của người dân ở bản xã nói riêng và con người Việt Nam nói chung, đó là mến chuộng đạo đức, yêu thích văn học và tự hào về văn hoá. Người Việt đã bao đời theo đạo Nho, học hỏi và tiếp thu được nhiều cái hay cái đẹp ở đó mà gây dựng nên một nền văn hiến theo bản sắc riêng của mình. Đất nước ta nhờ đó mà nhân tài đời đời bối xuất, bao con người theo đó mà trở nên những bậc trượng phu khí tiết, trên thì kính trời thờ vua, dưới thì chăm lo cho dân, làm rạng rỡ cho nước nhà, không hổ thẹn là một nước văn minh văn hiến. Thánh đạo ở đây chính là cái đại đạo mà như Lê Thánh Tông, vị vua sáng xây dựng nên một thời đại huy hoàng trong lịch sử dân tộc đã viết:

"Đế vương đại đạo cực tinh nghiên

Hạ dục nguyên nguyên thượng kính thiên"

Bâ ̣c đế vương phải cực kì tinh thâm đa ̣i đa ̣o Dưới thì chăm lo cho dân trên thì kính trời

(Quân đa ̣o thi) Công lao của Thánh Khổng được mọi người ở mọi thời đại ghi nhận. Câu đối trên như muốn khẳng định sự tồn tại mãi mãi của Thánh đạo trên nước Việt và hình ảnh Đức Thánh Khổng sẽ sáng mãi ở trời Nam. Chúng ta được phong tục thuần hậu, vật tốt dân giàu tất cả đều nhờ sự che chở lớn lao của những bậc Thánh Thần đó:

Tục mỹ phong thuần y phúc chỉ Nhân khang vật phụ lại Thần hưu

Phong thuần mỹ tục nương nền phúc Dân giàu vật tốt nhờ sự che chở của Thần

(miếu thôn 2) Lòng biết ơn sâu sắc đối với các bậc Thánh Thần độ trì phù hộ mãi in sâu trong tâm thức của mỗi người dân nước Việt nói chung và bản xã nói riêng. Câu đối ở chùa Nam Sơn như lời khẳng định rõ ràng về niềm tôn kính, lòng biết ơn sâu sắc đó: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thánh đức chiêu chương, vạn tải ân quang lưu Việt địa Thần công quảng phổ, thiên thu phong hóa chiếu Nam thiên

Đức Thánh sáng tươi, ngàn năm ơn huệ lưu ở đất Việt

Công Thần trải khắp, muôn đời phong hóa chiếu trời Nam

Không chỉ được độ trì chở che bởi các đấng thần linh uy danh hiển hiện. Người dân Việt Nam ta từ xưa đã tin theo sự sáng soi của Phật pháp. Trên khắp đất nước ta đi đến đâu cũng thấy chùa chiền mọc lên ở đó. Xứ Thuận Hoá từ xưa đã là một trung tâm của Phật giáo lớn ở đàng trong cũng như của cả nước trong suốt mấy trăm năm. Những cư dân đàng ngoài ra đi mở cõi đã đem theo niềm tin Phật pháp vào xứ đàng trong, xem Phật pháp như là sự che chở cho con người trước khó khăn của cuộc sống và những khổ đau của cuộc đời:

Chân truyền diệu nghĩa, dẫn dụ mê đồ, phổ hóa quần sinh siêu bỉ ngạn Viên thành đạo quả, tam giới vãng lai, khuyến tiến nhân gian văn nhất

thặng

Chân truyền nghĩa diệu, dẫn dắt quần mê, hóa khắp quần sinh qua bờ bên kia

Đạo quả tròn đầy, ba giới qua lại, khuyến khích nhân gian nghe một thặng (Chùa Hoa Nghiêm) Đạo Phật với đạo quả tròn đầy đã giác ngộ, dẫn dắt con người đi qua những khổ đau, soi đường dẫn lối đến con đường sáng để con người đi đến với cõi thiện, trừ bỏ đi những thứ uế tạp:

Pháp vũ tẩy trừ môn ngoại uế Từ phong dĩ khử lộ biên trần

Mưa pháp tẩy trừ ô uế ngoài cửa Gió lành thổi sa ̣ch bụi bên đường

(chùa Đông Hải) Cửa Phật vốn rộng lượng từ bi, tất cả mọi người có lòng thành tâm chuộng điều thiện và gét điều ác, thương yêu đùm bọc lẫn nhau đều đã thấu suốt được giáo lý nhà Phật. Bởi Phật không là cái gì cao siêu mà chính là cái tồn tại trong tâm con người. Như Tuệ Trung thượng sỹ đời Trần có

quan điểm "Tức tâm tức Phật" nghĩa là Phật chính là tâm mà tâm cũng chính là Phật:

Nhân y pháp, pháp y nhân, đốn diệu tùy cơ văn diệu hiện Phật tức tâm, tâm tức Phật, cổ kim bất dị hợp chân tông

Phật là tâm, tâm là Phật, xưa nay chẳng khác hợp với chân tông Người và pháp nương tựa nhau, tinh diệu tuỳ cơ mà thấy diệu hiện ra

(Chùa Diệu Viên) Bởi chính Phật tại tâm nên chỉ cần tấm lòng trong sạch, dứt bỏ đi những nhục dục tầm thường, răn mình từ trong cả ý nghĩ là có thể theo về với Phật:

Quy y Phật, quy y pháp, quy y tăng, nhất tâm đính lễ Tịnh kỳ thân, tịnh kỳ khẩu, tịnh kỳ ý, tam cung dục tu

Theo về với phật. theo về với pháp, theo về với tăng, một lòng thành lễ Tịnh mình, tịnh miệng, tịnh ý, ba cung kính sửa chữa

(Chùa Nam Sơn) Mục đích sau cùng của Phật pháp chính là cứu rỗi con người, cứu nhân độ thế thoát khỏi những khổ ải trầm luân. Cánh tay nhân ái từ bi của Phật luôn sẵn sàng độ trì cho tất cả chúng sinh. Cả những loài vật nhỏ bé cũng được hưởng lòng bác ái ấy:

Trì quảng phóng sinh ngư tự tại Thụ thường kết quả điểu quy y

Ao rộng phóng sinh, cá tự tại Cây thường kết quả chim về nương dựa

(Chùa Thanh Quang) Một trong những nét đẹp của Phật giáo đó chính là tinh thần nhập thế. Đạo Phật không xa lánh cuộc đời, trái lại sống với đời, chủ trương đi vào lòng cuộc sống để xây dựng nên cuộc cuộc sống tốt đẹp. Bởi vậy mà đạo Phật chiếm được tình cảm của mọi tầng lớp trong xã hội. Các triều đại phong kiến ở Trung Hoa cũng như ở Việt Nam tuỳ từng lúc có những chính sách khác nhau đối với Phật giáo nhưng trên hết vẫn công nhận Phật giáo với đạo pháp và giáo lý của mình luôn là cái đức nghĩa để bình ổn thiên hạ. Và chính cái đạo nghĩa này của Phật giáo là nền tảng của sự thống nhất

nhân tâm và thống nhất thiên hạ. Câu đối ở chùa Thanh Quang đã cho chúng ta thấy rõ:

Đạo pháp lân vãng, đại hội quân thần đồng nhất đức Nghĩa phù Hán đỉnh, tịnh thu Ngô Ngụy quán tam phân

Đạo pháp xung quanh đều hội tới, vua tôi đại hội đều cùng một đức Lấy nghĩa khuông phù va ̣c Hán, gộp thu Ngô Ngụy bình dẹp sự chia ba

(chùa Đông Hải) Phật pháp với những triết lý và tư tưởng tốt đẹp của mình đem lại cho con người hạnh phúc và niềm vui chính trong cuộc đời còn có nhiều đau khổ. Đạo pháp với sự mầu nhiệm viên dung như xuyên suốt cả vũ trụ, bao trùm cả không gian thời gian:

Nhất không diệu lý thông thiên địa Bán điểm chân như quán cổ kim

Một điều diệu lý thông suốt cả trời đất Nửa chút Chân Như xuyên suốt cả xưa nay

(Chùa Thanh Quang) Phật giáo là tôn giáo gắn liền với dân tộc Việt Nam từ thuở bình minh dựng nước và giữ nước. Trải qua bao thăng trầm trong suốt mấy ngàn năm lịch sử lâu dài ấy, Phật giáo là tôn giáo duy nhất chiếm được tình cảm của người dân nước Việt một cách nhất quán và liên tục. Người Việt chúng ta đến với Phật giáo đâu chỉ với sự mong muốn được giải thoát và tìm về với cõi niết bàn tịch diệt mà chúng ta đến với Phật giáo vì đây là tôn giáo phù hợp với truyền thống đạo đức và văn hoá của dân tộc. Đạo pháp xuyên suốt bao trùm cả vũ trụ ấy luôn đồng hành cùng với chúng sinh và luôn được mọi tầng lớp nhân dân tôn sùng, gắn bó.

Dân tộc ta xưa nay vốn đề cao truyền thống "Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ quả trồng cây", luôn luôn biết ơn những bậc tiên tổ đã có công lao mở mang khai hoá cho dòng họ và quê hương. Mỗi câu mỗi chữ đều là tấm lòng biết ơn của bao thế hệ con cháu trước ơn nghĩa sinh thành và dựng xây sự nghiệp của ông cha:

Cây có cội, nước có nguồn muôn thuở chưa quên công sáng nghiệp Người tìm tông, chim tìm tổ trăm năm vẫn nhớ nghĩa sinh thành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Câu đối chữ Nôm- Nhà thờ họ Lê Diên) Ơn nghĩa đó thật lớn lao cao cả. Bao thế hệ con cháu đều hết lòng bày tỏ và thể hiện niềm ngưỡng vọng của mình đối với cội nguồn dòng họ bằng hình ảnh sự vật quen thuộc:

Cá biết về nguồn thăm nghĩa cội Chim dầu xa tổ nhớ ơn cây

(Câu đối chữ Nôm-nhà thờ họ Lê Thúc, Bá, Trọng, Quý) Con chim con cá là những con vật nhỏ bé nhưng vẫn biết cội nguồn gốc gác của mình và còn biết tỏ lòng "truy viễn" thì huống chi là đối với con người. Bao thế hệ cha ông đi trước đã khai đường dẫn lối, đổ mồ hôi nước mắt để xây dựng nên sự thịnh vượng cho dòng họ và làng xóm quê hương, kì tích đó nào đâu thể thờ ơ và coi nhẹ được mà càng phải ngửa trông bằng tấm lòng thành kính nhất:

Phong công thùy bất hủ Vĩ tích ngưỡng di cao

Công lao to lớn rủ mãi không bao giờ hư nát Kì tích lớn lao càng ngửa trông càng thấy cao

(Nhà thờ họ Phạm) Công đức lớn lao ấy tựa như non cao bể rộng, trời đất vĩnh hằng, bởi vậy không chỉ có lòng thành tâm ngưỡng vọng mà còn là lòng hiếu kính mãi mãi lâu dài cùng với đất trời vạn vật:

Sơn cao hải khoát sinh thành đức Địa cửu thiên trường hiếu kính tâm

Đức sinh thành như núi cao bể rộng Lòng hiếu kính cùng với đất trời mãi mãi

(Nhà thờ họ Phạm) Tổ tiên là thế hệ đi trước, gây dựng nên sự nghiệp rạng ngời. Kiến tạo nên tất cả những gì tốt lớn lao to đẹp nhất về sự nghiệp cũng như tình cảm tinh thần dành để lại cho con cháu mai sau:

Bản căn sắc thái ư hoa diệp Tổ hiếu tinh thần tại tử tôn

Tinh thần của tổ tiên thể hiện ở con cháu

(Nhà thờ họ Lê Thúc, Bá, Trọng, Quý) Bởi vậy mà con cháu đời sau không chỉ biết cảm nhận công đức lớn lao ấy mà phải biết phát huy truyền thống dòng họ, tiếp tục dựng xây nên nhiều công nghiệp hiển hách hơn nữa, xứng đáng với niềm tin của cha ông đã kì vọng:

Tiên tổ phương danh lưu quốc sử Tử tôn tục học hiển gia phong

Tổ tiên thơm danh trong sử nước

Cháu con nối tiếp con đường học tập làm rạng rõ gia phong

(nhà thờ họ Nguyễn Diên)

Thế thế tuân thừa tôn tổ ứng Sinh sinh tương kế tử tôn hiền

Đời đời tiếp nối theo việc làm của tổ tông Đời đời con cháu hiền thảo nối tiếp nhau

(Nhà thờ họ Lê Viết) Ơn nghĩa lớn lao đó, tinh thần hiếu nghĩa đó đã để lại phúc ấm cho con cháu nương nhờ và thừa hưởng. Không chỉ chính con cháu trong dòng tộc tỏ lòng tôn kính và ngưỡng mộ trước công lao mà xóm làng, đất nước cũng sẽ mãi ghi nhớ công lao cao cả ấy:

Hiếu nghĩa nhiều đời, con cháu hưởng phúc Khói hương muôn thuở, làng nước ghi công

(Câu đối chữ Nôm-nhà thờ họ Lê Thúc, Bá, Tro ̣ng, Quý)

Một phần của tài liệu Khảo sát văn khắc Hán Nôm tại xã Thuỷ Dương, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 144 - 152)