Ca ngợi phong cảnh cuộc sống quê hương

Một phần của tài liệu Khảo sát văn khắc Hán Nôm tại xã Thuỷ Dương, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 139 - 144)

上上高高高宣祖特進輔國上 將軍錦衣衛副首領 陳貴公謚廩敦

3.1.1. Ca ngợi phong cảnh cuộc sống quê hương

“Quê hương mỗi người như một

Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người”

Đối với chúng ta, quê hương là nơi thân thiết và yêu mến nhất trong mỗi con người. Lòng yêu mến quê hương của riêng mình nói riêng và đất nước nói chung được thể hiện qua nhiều cách. Nhà văn Ilyaeren Bua đã từng nói: “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất,

yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị chua chát của trái lê mùa thu hay mùa thảo nguyên có hơi rượi mạnh…”. Thực vậy, lòng yêu quê hương đất nước vừa lớn lao nhưng cũng vừa giản dị và là nguồn cảm hứng bất tận cho nghệ thuật. Có thể nói rằng, không nơi đâu trên đất nước ta mà khi đi đến lại không được nghe những câu thơ lời hát ca ngợi về miền quê đó. Bởi tình quê đã chan chứa và thấm đẫm trong tâm hồn và trái tim mỗi con người. Và ở bất cứ nơi đâu thì lòng tự hào về miền quê yêu dấu vẫn ngọt ngào đằm thắm, hình ảnh non nước quyện tình tạo nên một bức tranh mang đậm chất quê hương:

Sầm lĩnh nguy nguy sơn cẩm tú Thanh tuyền cổn cổn thủy văn chương

Đụn Sầm nguy nga ấy là núi cẩm tú

Suối Thanh trong cuồn cuộn ấy là nước văn chương

(đình Thanh Thủy Thượng) Hay:

Tây nam tam sơn sinh chúng lĩnh Đông bắc tứ hải hóa long vân

Ba trái núi phía tây nam sinh ra ngàn ngọn núi khác Bốn bể ở phía đông bắc hóa thành mây rồng

(Nhà thờ họ phan) Hình ảnh non nước được ví von so sánh hiện ra trước mắt thật hùng vĩ, xanh tươi. Từng lớp lớp núi cao như những bức bình phong che chắn mọi

ám khí, hun đúc nên khí vượng của đất trời. Những dòng nước trong xanh như những dòng sữa trong lành tưới mát cho thôn quê:

Sầm sơn chung tú khí Thanh thủy tráng hồng cơ

Núi cao hun đúc nên khí vượng Nước trong làm hùng vĩ nền móng lớn

(Nhà thờ họ Lê Viết)

Long thủy tả triều phân vạn phái Tượng sơn hữu củng vĩnh thiên niên

Long Thủy chầu về phía trái phân thành muôn dòng nước Núi Tượng chầu về phía phải vững ngàn năm

(Nhà thờ họ Ngô) Sự kếp hợp giữa non và nước làm nên sự vững mạnh và hưng thịnh bền lâu. Bởi vậy ở mỗi nhà thờ ta rất hay bắt gặp những câu đối mang nội dung ngợi ca địa thế của quê hương cũng như tự hào về cái thế đất mà dòng họ mình đang ở:

Tiền đối cao sơn, thiên lý phong vân sinh cẩm sắc Hậu y thanh thủy, nhất môn ca tụ vĩnh trường tồn

Phía trước thì đối diện núi cao, ngàn dặm gió mây sinh vẻ gấm Sau thì dựa vào con nước trong, một nhà ca tụ mãi lâu dài

(Nhà thờ Nhà thờ họ Lê Diên) Mỗi miền quê với hình ảnh và phong cảnh khác nhau nhưng đều có cái chung đó là non và nước. Theo quan niệm về phong thủy thì núi cao là biểu hiện của sự vững chãi lâu dài, là thế “tụ” tức hun đúc khí tinh anh của trời đất vạn vật; còn nước sâu là biểu tượng của sự lưu chảy vận động của tự nhiên, là thế “tán” tức thổi vào khí lành và xua đi khí độc. Đặc biệt hơn nữa nó chính là biểu tượng của nhân và trí như câu: “nhân nhạo thủy, trí nhạo

sơn” trong sách Luận ngữ. Người xưa rất quan trọng điều này bởi cho rằng

nó là sự kết hợp khí thiêng hun đúc nên nhân kiệt. Bởi vậy ta rất thường bắt gặp những câu đối mang nội dung ca ngợi vẻ xinh tươi tốt lành của non sông gắn liền những hình ảnh trí tuệ mà tạo hóa đã ban tặng:

Bình sơn nhất tự tác văn tinh

Ba ngọn núi Sầm cao nâng thế cây bút Một ngo ̣n núi Bình làm ra dáng ngôi sao văn

(nhà thờ họ Lê Bá Thúc Trọng Quý) Hay:

Trụ lập đình tiền, bút thế sơn hà đái ấn

Biểu tiêu án ngoại, văn tinh nhật nguyệt không huyền

Cột đứng trước sân, như thế cái bút in xuống nước thành một dải Biểu ở ngoài án, như ngôi sao văn học treo lơ lửng giữa mặt trăng mặt trời

(Nhà thờ họ Lê Viết) Câu đối như một bức tranh vẽ nên một không gian rộng lớn và khoáng đạt với đầy đủ sắc màu và hình ảnh. Nổi bật hơn hết đó chính là những ngọn núi cao nhô lên như hình cây bút, rồi ngôi sao văn học… chúng đều là những biểu tượng của tri thức và truyền thống hiếu học trong mỗi dòng họ ở làng xã. Xưa kia truyền thống hiếu học rất được đề cao. Xóm làng nào cũng đều có lớp học, người đi học rất được coi trọng và họ là tầng lớp đứng đầu trong xã hội (Sĩ, Nông, Công, Cổ). Nhà nào dù nghèo cũng cố gắng gửi con cho thầy mong kiếm dăm ba chữ gọi là để viết được họ tên. Các cô gái thì “chẳng yêu ruộng cả ao liền, chỉ yêu cái bút cái nghiên anh đồ”. Tinh thần hiếu học như vậy chính xuất phát từ những con người xuất thân từ nơi thôn dã, muốn có cái chữ để sau này ra đời học hỏi về xây dựng quê hương thêm xinh tươi, giàu đẹp.

Hình ảnh quen thuộc thân thương nhất của miền quê đâu chỉ bó gọn lại ở hai hình ảnh non nước mà còn là những cánh đồng lúa xanh tươi, nức mùi hương ngát. Người dân Việt Nam ta vốn là cư dân nông nghiệp lúa nước bởi vậy hình tượng cây lúa đã trở nên rất đỗi quen thuộc. Người nông dân một nắng hai sương trên những cánh đồng, lam lũ vất vả quanh năm để làm nên được những cánh đồng lúa chín trĩu nặng hạt vàng, tạo nên một vẻ đẹp tự nhiên, giản dị:

Tả giới điền hòa đa khoảnh tử Hữu biên Sầm lĩnh tráng kì quan

Bên phải là đu ̣n Sầm làm tăng thêm vẻ đẹp

(Nhà thờ họ Nguyễn) Hình ảnh thân thương quen thuộc đó tô điểm thêm cho sự chất phác mộc mạc của thôn quê. Một ngọn núi, một dòng sông hiền hòa bao quanh làm cho cảnh sắc thiên nhiên thêm tươi đẹp. Từng thửa ruộng đất đai màu mỡ, một cánh đồng cũng làm cho cảnh sắc thêm thắm tươi:

Diện án tú điền thùy mỹ sắc Hậu hoàn cảnh địa tiến văn minh

Mặt dựa vào ruộng tốt rủ vẻ tươi đẹp Sau vây đất đẹp đi lên với văn minh

(Nhà thờ họ Trần) Quê hương Việt yên ả thanh bình, những hình ảnh gắn liền với nó đã trở nên quen thuộc trong mỗi chúng ta. Thật thú vị biết bao khi giữa không gian tĩnh lặng của buổi trưa hè lại được nghe tiếng chuông chùa ngân lên từ đâu đó. Hình ảnh ngôi chùa đơn sơ cũng là một hình ảnh chung cho miền quê Việt bởi chùa không chỉ là nơi thờ Phật mà còn là trung tâm tín ngưỡng và văn hóa chung cho cả cộng đồng, chứa đựng một nét đẹp đáng tự hào trong văn hóa dân tộc. Thế nên không ai phải ngạc nhiên khi nghe đến tên gọi “chùa làng”. Ngôi chùa cổ kính nằm dưới những tán cây cao tạo nên một không gian trầm lắng, tĩnh mịch, cùng với quang cảnh không gian rất đỗi hiền hòa tự nhiên:

Ngũ phong kim địa tùng lâm, cô đồng quang hàm không tức sắc Đương cát sơn đầu bảo sát, quần loan thúy tỏa cổ do kim

Rừng rậm nơi đất vàng trên năm ngọn núi, lẻ loi ánh sáng ngậm không tức là sắc

Chùa báu đầu non là nơi đẹp, những ngọn núi biếc vây quanh từ xưa đến nay

(Chùa Diệu Viên)

“Cây đa, giếng nước, sân đình Kể sao cho hết nghĩa tình quê hương”

Những hình ảnh quen thuộc thân thương đó đã không ít lần xuất hiện và trở thành ước lệ cho nghệ thuật. Mỗi khi nhắc đến, chúng ta lại liên tưởng

đến một miền quê bình dị với cây đa, cây đề biểu hiện cho sự lâu dài và vững chắc của sức sống con người; với mái đình cổ kính rêu phong là biểu trưng cho văn hóa làng xã. Sự chen lẫn hòa quyện cái chung cái riêng tạo nên một vẻ đẹp nhiều màu sắc:

Đình ngoại phong quang tăng cảnh sắc Môn trung nhật lệ đắc vinh hoa

Quang cảnh ngoài đình thêm cảnh sắc Trong nhà rực rỡ được vinh hoa

(nhà thờ họ Lê Bá Thúc Trọng Quý) Câu đối trên đặt hai hình ảnh biểu trưng cho sự gắn bó bền chặt của nếp sống làng xã ngày xưa: ngôi đình tượng trưng cho toàn bộ làng xã, là cái chung; ngôi nhà tượng trưng cho gia đình, là cái riêng. Hai hình ảnh không thể tách rời nhau bởi gia đình và dòng họ là những cá thể làm nên cộng đồng làng xã. Người Việt ta với truyền thống thương yêu đùm bọc, cùng chung cảnh tắt lửa tối đèn, một lòng đoàn kết, hòa thuận giúp đỡ lẫn nhau. Đó là một truyền thống đạo đức quý báu phải luôn phát huy và giữ gìn cho muôn đời sau. Câu đối ở nhà thờ họ Phan cho chúng ta thấy được điều đáng quý đó:

Phan tộc di tôn vạn đại, y tồn danh kế thịnh Tổ đường cảnh cẩm thiên niên, bằng xã đức lưu quang

Họ Phan truyền cho con cháu ngàn đời sau, dựa vào danh nối nhau mà được thịnh vượng

Nhà thờ cảnh tươi đẹp ngàn năm, dựa vào xã mà đức sáng lưu truyền mãi

Không chỉ là họ Phan mà tất cả các dòng họ, các gia đình trong cộng đồng đều “dựa vào xã để đức sáng lưu truyền mãi” và một dạ một lòng đoàn kết để xây dựng nên quê hương ngày càng giàu mạnh thanh bình:

Vận hội nhất tân, cục ngoại Âu phong Á vũ Giang sơn y cựu, môn trung Thuấn nhật Nghiêu thiên

Vận hội mới mẻ, ngoài thế cuộc gió Âu mưa Á

Non sông như xưa, trong của nhà ngày Thuấn tháng Nghiêu

Tác giả dân gian đã dùng điển tích vua Nghiêu vua Thuấn, đó là hai ông vua sáng bên Tàu thời cổ đại đã xây dựng nên một thời đại và xã hội thanh bình bậc nhất trong lịch sử nhằm nói lên cái thịnh vượng yên bình đó trên chính đất nước quê hương mình. “Ngày Thuấn tháng Nghiêu” là mong mỏi, là mơ ước và là niềm vui sướng khi trên quê hương được thấy cảnh giàu đẹp văn minh, hết thảy nhân dân đều được hưởng phúc lành ngọt ấm: Tuệ nhật chiếu trường không, thảo mộc sơn hà thành tú lệ

Từ phong xuy tịnh địa, Sĩ Nông Công Cổ cộng thanh lương

Mặt trời trí tuệ chiếu khắp không gian, cây cỏ nước non nên đẹp đẽ Gió lành thổi đất tịnh, sĩ nông công thương đều hưởng mát lành

(Chùa Hoa Nghiêm) Câu đối trên khắc ở tam quan chùa Hoa Nghiêm như nhắn nhủ về sự che chở và độ trì của hồn thiêng sông núi và của Phật pháp. Cảnh tượng hiền hòa yên vui trên quê hương ngày càng đổi mới, cảnh sắc đậm tình cùng với những con người chân quê lam lũ được thể hiện qua những câu chữ chứa đựng nhiều ý nghĩa càng làm cho tình yêu quê hương đất nước trong mỗi chúng ta ngày càng sâu xa, đằm thắm.

Một phần của tài liệu Khảo sát văn khắc Hán Nôm tại xã Thuỷ Dương, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 139 - 144)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(169 trang)
w