Tiềm năng dầu khí

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự án Dầu khí tại Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí (Trang 68 - 75)

a) Phát hiện khí/condensate Hồng Long

- Vị trí cấu tạo: Cấu tạo Hồng Long nằm ở khu vực phía Tây diện tích thu nổ địa chấn 3D thuộc rìa ngoài của đới nghịch đảo Mioxen, cách cửa Ba Lạt khoảng 45 km

- Thời gian, hình dạng và cấu trúc: Cấu tạo này được hình thành do quá trình nghịch đảo trầm tích Mioxen trong pha kiến tạo nén ép Mioxen muộn. Đây là một cấu tạo khép kín phụ thuộc đứt gãy, cánh phía Đông của cấu tạo bị khống chế bởi đứt gãy nghịch có biên độ chờm lớn hình vòng cung theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Đỉnh của cấu tạo bị bào mòn mạnh và nằm lệch về phía Đông áp sát với đứt gãy nghịch giới hạn, cánh đối diện với đứt gãy chìm dần về phía Tây Bắc và phía tây tạo thành trũng hẹp vả sâu ngăn cách cấu tạo này với dỉa nâng Hưng Yên. Phía Tây và Tây Nam,mức độ khép kín của cấu tạo bị ảnh hưởng bởi các đứt gãy thuận hướng Đông – Tây, cắt ngang cấu tạo và đổ về phía Nam.

- Các yếu tố chứa, chắn và hướng di dịch nạp vào cấu tạo: Đối tượng chứa chính của cấu tạo Hồng Long là các vỉa cát kết Mioxen Trung có độ dày 1-20m với độ rỗng từ 9-20%, độ thấm từ 1-5mD. Bên trong các tầng chứa không có các tầng chắn khu vực mà chắn của cấu tạo là các tầng sét xen kẽe có bề dày chỉ từ vài mét đến chục mét, khả năng chắn của đứt gãy chưa rõ ràng vì giếng khoan còn nằm trong khép kín 4 chiều. Khí từ dưới sâu thoát lên các tầng nông và tận mặt đáy biển ở khu vực phía bắc của cấu tạo, nơi trầm tích Mioxen Thượng một phần không được trầm tích, một phần bị bào mòn sau pha kiến tạo nén ép cuối cùng của khu vực vàa chỉ còn lại rất mỏng, hướng di dịch của khí nạp vào cấu tạo chủ yếu từ phía Nam lên.

- Dự báo trữ lượng và tiềm năng của cấu tạo: Hai vỉa đã thử có kết quả thử vỉa là trữ lượng tổng cộng cho dòng công nghiệp. Các vỉa chưa thử nhưng có các thông số gần tương tự như các vỉa đã thử.

Cấu tạo Bạch Long

- Vị trí cấu tạo: Cấu tạo Bạch Long nằm trên những phần diện tích của 4 lô 102-103-106-107, trong đó phần diện tích trên lô 107 là lớn nhất.

- Thời gian, hình dạng và cấu trúc: Do nằm liền kề với mũi nhô Tràng Kênh, ranh giới ngoài cùng của tập hợp các địa hào Paleogen ở phía Đông, cấu tạo Bạch Lonh có điều kiện trở thành một tập hợp của hai dạng cấu tạo: cấu tạo vát nhọn địa tầng được thành tạo trong thời kỳ cuối của Oligoxen trên – đầu Mioxen và cấu trúc vòm nghịch đảo được thành tạo trong Mioxen thượng. Cấu tạo Bạch Long có cấu trúc trầm tích Mioxen chờm nghịch về phía Đông Bắc, nằm đè lên đứt gãy Vĩnh Ninh, cánh phía Tây của cấu tạo soải xuống tạo thành lõm cách ly với cấu tạo Hoàng Long ở phía Tây Bắc.

- Các yếu tố chứa, chắn và hướng di dịch nạp vào cấu tạo: Đối tượng chứa chính của cấu tạo Bạch Long là các tầng cát kết thuộc trầm tích Mioxen và Oligoxen. Chắn nóc cho các tầng chứa Mioxen là các tập sét xen kẽ vùng rìa ngoài châu thổ và chắn biên là màn chắn thạch học của hiện tượng condensad, ngoài ra đứt gãy Vĩnh Ninh và các đứt gãy thuận cắt ngang qua cấu tạo cũng có thể là màn chắn kến tạo tốt. Chắn cho các đối tượng Oligoxen là các tập sét dày của trầm tích Mioxen hạ, ngoài ra còn có thể có chắn bởi các màn chắn địa chất và chắn thạch học. Cấu tạo Bạch Long rất thuận lợi để đón các di dịch của hydrocarbon từ các vùng trũng rộng lớn ở phía Nam, Tây Nam, do nằm áp sát và ở vị trí cao hơn các khối nhô Tràng Kênh nên cấu tạo này cũng có thể được cung cấp bằng các nguồn nằm trong các trũng Paleogen nằm ở phía Đông Nam.

- Dự báo trữ lượng và tiềm năng của cấu tạo: Trữ lượng dự kiến ở cấu tạo Bạch Long đang ở dạng tiềm năng vì chưa có giếng khoan. Trong cấu tạo Bạch Long tồn tại hai cấu tạo tiềm năng là cát kết Mioxen trung và cát kết OlDự báo khả năng thành công của cấu tạo:

Trong cấu tạo Bạch Long tồn tại hai đối tượng tiềm năng là cát kết Mioxen trung và cát kết Oligoxen trên, có nhiều khả năng các đối tượng trong Mioxen chủ yếu bị chi phối bới hệ thống dầu khí Neoogen và chỉ mội phần bị ảnh hưởng bởi hệ thống dầu khí Paleogen. Ngược lại, các đối tượng Oligoxen chủ yếu bị chi phối bởi hệ thống dầu khí Paleogen và bị ảnh hưởng ít bởi hệ thống dầu khí Neogen, như vậy tuy trong

cùng một cấu tạo nhưng khả năng thành công của đối tượng Mioxen và Oligoxen sẽ khác nhau.

Khả năng thành công của đối tượng Mioxen

Sinh: 1;

Chứa: 0,85;

Chắn: 0,75;

Bẫy: 0,70;

Thời gian-Di dịch: 0,75.

Khả năng thành công (địa chất) của Mioxen tại Bạch Long là: 0,335

Khả năng thành công của đối tượng Oligoxen

Sinh: 1;

Chứa: 0,85;

Chắn: 0,75;

Bẫy: 0,70;

Thời gian-Di dịch: 0,75.

Khả năng thành công (địa chất) của cấu tạo igoxen trên. : 0,335

Cấu tạo Hắc Long

- Vị trí cấu tạo: Cấu tạo Hắc Long nằm củng trên dải nâng với phát hiện khí Hồng Long và cách cấu tạo này khoảng 10 km về phía Nam – Tây Nam.

- Thời gian, hình dạng và cấu trúc: Cấu tạo Hắc Long được hình thành và hoàn thiện chủ yếu trong pha nghịch đảo và uốn nếp Mioxen thượng. Toàn bộ cấu trúc là một dải nâng hẹp , bị giới hạn ở hai cánh phía Đông và phía Tây bằng hai đứt gãy nghịch biên độ lớn, cấu trúc có chiều rộng khoảng 1 km ở khu vực phía Bắc và mở rộng dần tới khoảng 4-5 km ở khu vực giới hạn phía Nam của diện tích 3D.

- Các yếu tố chứa, chắn và hướng di dịch nạp vào cấu tạo: Theo địa chấn, trầm tích trước pha kiến tạo nghịch đảo tại khu vực Hắc Long có bề dày lớn và vát nhọn dần về phía Đông, Đông Bắc. Do vậy cấu tạo Hắc Long có tính chất chứa kém hơn so với các cấu tạo khác và khả năng chắn hiệu quả hơn so với các nơi khác. Di dịch của sản phẩm vào khu vực này có thể nói là thuận lợi vì cấu tạo này tiếp xúc trực tiếp với các trũng khu vực ở phía Tây và phía Đông mà có nhiều khả năng trong các trũng này đá mẹ Mioxen có tiềm năng sinh tốt.

- Dự báo trữ lượng và tiềm năng của cấu tạo: Sự thành công của của cấu tạo Hắc Long phụ thuộc lớn vào khả năng chắn của các đứt gãy nghịch giới hạn ở phía Đông và phía Tây cấu tạo. Tại khu vực Hắc Long trầm tích Mioxen rất dày và ổn định

Dự báo khả năng thành công của cấu tạo:

Sinh: đã được chứng minh bằng các phát hiện: 1;

Chứa: có thể có chất lượng kém hơn so với tại các cấu tạo khác: 0,70; Chắn: nhiều khả năng có chắn tốt:

0,80;

Bẫy: phụ thuộc nhiều vào đứt gãy, kép kín 4 chiều không rõ ràng: 0,65; Thời gian và di dịch: có khả năng có nhiều thuận lợi:

0,85.

Khả năng thành công (địa chất) của cấu tạo: 0,310.

Cấu tạo Hoàng Long

Vị trí cấu tạo: Cấu tạo Hoàng Long nằm ở trung tâm khu vực thu nổ địa chấn 3D, phía Tây Bắc là cấu tạo Hồng long và phía Đông Bắc là cấu tạo Bạch Long.

- Thời gian, hình dạng và cấu trúc: Cấu tạo Hoàng Long được hình thành và hoàn thiện chủ yếu trong pha kiến tạo nén ép và uốn nếp Mioxen thượng, cấu tạo được giới hạn ở phía Tây bởi các đứt gãy nghịch trong hệ thống đứt gãy kéo dài từ

cánh phía Đông cấu tạo Hồng Long xuống. Nhìn tổng thể, Hoàng Long là một khép kín 4 chiều biên độ nhỏ, bị phân thành 3 khối bởi các đứt gãy thuận phát triển theo hướng Tây Tây Bắc – Đông Đông Nam.

- Các yếu tố chứa, chắn và hướng di dịch nạp vào cấu tạo: Đá chứa nằm trong lát cắt trầm tích tới khoảng độ sâu 3400m là cát kết tuổi từ Mioxen thượng cho tới Mioxen trung. Trong phần trên của Mioxen thượng tần suất xuất hiện của các vỉa cát khá lớn nhưng các lớp cát kết này có độ liên kết yếu nên khả năng khả năng chứa không cao. Phía dưới của hệ tầng Mioxen thượng tần suất xuất hiện và độ dày của các tập cát kết giảm và độ cứng của đá tăng lên đáng kể. Đối với cát kết Mioxen trung có chiều dày nhỏ, hạt mịn, độ chọn lọc và bào tròn từ trung bình đến tốt. Độ rỗng của các tập cát kết này dao động khá lớn từ 2-66% và trung bình lá 12,6%.

- Dự báo trữ lượng và tiềm năng của cấu tạo: Theo kết quả minh giải tài liệu địa chấn 3D, khối khép kín của phía Bắc cấu tạo Hoàng Long nằm ở vị trí cao hơn với khép kín lớn hơn nên có nhiều khả năng tại đây có tích tụ khí thương mại.

Dự báo khả năng thành công của cấu tạo:

Sinh: đã được chứng minh 1;

Chứa: đã được chứng minh, kể cả đá chứa Mioxen: 0,80

Chắn: chắn Mioxen thượng kém: 0,70;

Bẫy: có cấu trúc phức tạp:

0,65;

Thời gian và di dịch: thuận lợi cho các di dịch muộn (khí) 0,80.

b) Các cấu tạo tiềm năng (Leads)

Trên diện tích thu nổ địa chấn 3D, có một số khu vực có tiềm năng trở thành cấu tạo có triển vọng hoặc triển vọng cao, đó là:

Lead 1: Khu vực phía Đông cấu tạo Bạch Long (Hình 19) hay nói chính xác hơn là phía Đông đứt gãy Vĩnh Ninh tại khu cực Bạch Long. Tại đây, trầm tích Mioxen nằm dưới đứt gãy bị đẩy lên và tạo nên khép kín nhỏ nằm kéo dài theo đứt gãy. Các trầm tích Oligoxen nằm giữa U300 và U400 bị vát nhọn và trên bề mặt bị bào mòn mạnh của nó có thể tồn tại một số thân cát lất đầy địa hình bào mòn và chúng có thể là những đối tượng chứa tốt. Nhưng đối tượng đáng lưu ý nhất là khối nâng của U400, đây là đối tượng chưa được khảo sát và vị trí phía Đông cấu tạo Bạch Long này là nới có điều kiện tốt để có thể khoan tới đối tượng này.

Lead 2: Khu vực phía Nam cấu tạo Hắc Long: Trên tài liệu của các tuyến CDP tận cùng phía Nam của diện tích 3D vẫn cho khả năng tồn tại một khối nâng tiếp tục kéo dài theo hướng Nam mà khả năng khép kín của nó chưa được xác minh.

Lead 3: Khu vực phía Nam cấu tạo Hoàng Long: Khu vực phía Nam của cấu tạo Hoàng Long tồn tại một số khép kín vào đứt gãy, tuy có diện tích nhỏ nhưng tại đây lại có những biểu hiện rất rõ ràng và rất mạnh trên các bản đồ biên độ. Với những dấu hiệu như vậy, nếu khu vực có tiềm năng sinh tốt thì có thể khẳng định chúng là những bẫy chứa khí.

Các cấu tạo tiềm năng nằm ngoài khu vực địa chấn 3D: Ngoài khu vực đã có địa chấn 3D, các khu vực khác đã có địa chấn 2D cũng có những thông tin đáng lưu ý về sự tồn tại của các cấu tạo có khả năng chứa dầu khí. Đó là các khu vực:

- Phía Bắc lô 107: Tại khu vực này có nhiều khả năng tồn tại các bẫy địa tầng dạng turbidite hoặc các dạng quạt trong miền prodelta.

- Khu vực phía Tây lô 107: Là phần kéo dài về phía trung tâm bể trầm tích của cấu tạo Bạch long. Đây là một cấu trúc dạng mũi có những khép kín 4 chiều cỡ nhỏ hoặc các khép kín vào đứt gãy kết hợp vớI các bẫy địa tầng.

- Phía Tây khu vực địa chấn 3D: Dải nâng Hưng yên, đã được sơ bộ nghiên cứu bằng tài liệu địa chấn cũ, tài liệu địa chấn mới thu nổ năm 2005 có thể cho những thông tin chính xác hơn về các cấu tạo. Tại khu vực này, các giếng khoan thăm dò có thể nghiên cứu được cả trầm tích Mioxen lẫn Paleogen.

c) Xếp hạng các cấu tạo

Trên cơ sở khả năng thành công và tiềm năng của các cấu tạo triển vọng cao (prospect) và cấu tạo tiềm năng (lead), chúng được xếp hạng lần lượt như sau:

1. Cấu tạo Bạch Long; 2. Cấu tạo Hắc Long;

3. Cấu tạo Hoàng Long Bắc;

4. Lead Bạch Long Đông, nếu có phát hiện tại Bạch Long thì lead này có triển vọng cao hơn cả Hắc Long;

5. Lead 2; 6. Lead 3;

7. Khu vực dải nâng Hưng yên.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự án Dầu khí tại Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí (Trang 68 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w