a) Không có một kế hoạch cụ thể cho việc thu thập cơ sở thông tin, dữ liệu
Nguồn thông tin thường và cơ sở dữ liệu được lấy từ mạng Internet, từ các đối tác, từ các tổ chức Chính phủ của các nước, từ các công ty dịch vụ, từ sách báo… Nhưng có một số dự án, nguồn thông tin trên mang internet, sách báo là không đủ và không chính xác, viêc cung cấp thông tin từ cơ quan chính phủ hầu như là không có, ví dụ đối với những nước có các chính sách khắt khe như Cộng Hoà Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên, Myanma.. và không phải lúc nào Tổng công ty cũng có đủ tiền để mua thông tin từ các công ty dịch vụ. Điều này sẽ dẫn đến việc các cán bộ lập dự án phải sử dụng nhiều giả định, do đó độ tin cậy của các chỉ tiêu không cao, rủi ro lớn, các dự án dễ dẫn đến thất bại. Nhưng hiện nay Tổng công ty vẫn chưa xây dựng một kế hoạch cụ thể về việc thu thập các tài liệu, thông tin liên quan đến địa chấn, môi trường đầu tư và cơ sở pháp lý tại các khu vực mà dự án diễn ra, hay nằm trong kế hoạch tìm kiếm cơ hội đầu tư của Tổng công ty.
b) Phần mềm đánh giá dự án còn thiếu
Tổng công ty vẫn chưa đầu tư mua những phần mềm chuyên dụng, siêu việt cho công tác lập dự án, những phần mềm có thể cho phép phân tích độ nhạy của nhiều yếu tố ảnh hưởng đến yếu tố mục tiêu, giữa các yếu tố với nhau, và thể hiện rõ mức độ ảnh hưởng của chúng ( như phần mềm Mongtogeno), các phần mềm hỗ trợ đặc biệt cho việc tính toán và phân tích địa chấn, xây dưng các phương án phát triển mỏ, phần mềm đánh giá rủi ro....là chưa có nên các kết quả phân tích đánh giá chưa thật sự có độ chính xác cao, chưa lường hết được các phương án xảy ra.
c) Chất lượng đội ngũ nhân viên còn yếu kém về trình độ
Hiện nay, một số cán bộ chuyên gia ở Tổng công ty đều đã lớn tuổi, trong khi đó lực lượng cán bộ trẻ còn thiếu kinh nghiệm, thiếu chủ động sáng tạo. Trình độ năng lực của một số cán bộ còn hạn chế, khi tiến hành lập dự án chưa lường hết được những điều kiện khó khăn của quá trình triển khai cụ thể. Những cán bộ chuyên viên vê phân tích tài chính- kinh tế hầu như không am hiểu về mảng kĩ thuật của dự án (tiềm năng của mỏ, phương án phát triển khai thác mỏ…), chỉ phân tích tài chính dựa trên những con số, kết quả mà bên kĩ thuật đưa ra. Do vậy viêc trao đổi thông tin giữa bên kĩ thuật và bên kinh tế để đưa ra được những giải pháp tối ưu, vừa đảm bảo về mặt tiêu chuẩn kĩ thuật mà vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cao, và các giải pháp giảm thiểu rủi ro của dự án một cách hiệu quả là hết sức khó khăn, phải sau một khoảng thời gian dài mới đi đến được sự thông nhất chung. Ngoài ra, trong quá trình đánh giá dự án, các cán bộ lập dự án còn vấp phải một số sai lầm sau:
- Sử dụng tỷ suất chiết khấu cao hơn bình thường: Khi đánh giá hiệu quả đầu tư của các dự án được cho răng có rủi ro cao hơn bình thường thì nhiều cán bộ lập dự án sử dụng tỷ suất chiết khấu cao để thể hiện tính rủi ro cao và đồng thời thể hiện mong muốn nhằm đến tỷ suất thu hồi nội tại cao. Giải pháp này không thể hiện đúng bản chất hiệu quả kinh tế của dự án được đánh giá.
- Đánh giá quá cao xác suất thành công: vì một số lý do mà việc đánh giá quá cao xác suất thành công rất thường hay xảy ra. Điều này bắt nguồn từ quy định của
quản lý của Nhà đầu tư hay xuất phát từ nguyên nhân bên ngoài. Khi đó hiệu quả kinh tế của Dự án sẽ bị thôi phồng lên dẫn đến những nhận định sai lệch.
- Quá lạc quan khi đánh giá các quy mô phát hiện: Các phát hiện hay được đánh giá quá lạc quan dẫn đến các kết quả tính toán dựa trên các con số không có thực tế.
- Giả định các giếng khoan khi phát triển là không có rủi ro: Điều này rất hay xảy ra khi trong các đánh giá không tính đến rủi ro hay xác suất thành công của các giếng phát triển. Nói cách khác kết quả khoan các giếng này luôn được ước tính đật 100% kế hoạch. Ở một vài khu vực rủi ro khi khoan các giếng phát triển luôn xấp xỉ các giếng thăm dò. Điều này ít khi xảy ra nhưng việc nhận định xác suất thành công trong giếng phát triển trên 90% là sai lầm, phải tính đến việc gẫy mũi khoan, hay các biến đổi khó khăn khác trong quá trình khoan giếng phát triển…( Xác suất thành công cho các giếng phát triển thường dừng ở mức 70- 75%).
d) Công tác quản lý lập dự án chưa tốt
Trong quá trình phân bổ nguồn lực thực hiện các công việc lập dự án nhiều khi chồng chéo, chưa đúng với chuyên môn của từng người, số lượng công việc phân cho mỗi người chưa hợp lí còn gây phàn nàn, tranh cãi. Thêm vào đó, công tác quản lý còn lỏng lẻo khiến cho một số cán bộ chưa có ý thức hoàn thành đúng kế hoạch, vẫn còn có tình trạng bỏ giờ làm đi thực hiện việc riêng.
e) Chính sách trả lương cho cán bộ công nhân viên chưa hợp lí
Chính sách trả lương cho cán bộ lập dự án của Tổng công ty vẫn còn thấp, chưa xứng đáng với ông sức lao động mà họ bỏ ra. Ngoài ra, có sự phân biệt quá lớn về hệ số lương giữa cán bộ công nhân viên mới và cán bộ trưởng phòng, phó phòng, chuyên gia...gây nên tâm lí chán nản, ỷ lại trong phong cách làm việc của cán bộ công nhân viên.
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN DẦU KHÍ TẠI TỔNG CÔNG TY THĂM DÒ VÀ KHAI THÁC DẦU KHÍ