Tài liệu địa chấn cho thấy khu vực lô 103-107 có nhiều cấu tạo với các dạng bẫy đa dạng, với phát hiện khí-dầu (?) và condensate tại cấu tạo Hồng long cho thấy hệ thống dầu khí trong khu vực hoạt động tương đối tốt do đó khả năng có thêm những phát hiện mới là hoàn toàn có cơ sở.
Căn cứ kết quả đánh giá/phân tích kinh tế, việc đầu tư thăm dò khai thác dầu khí Lô 103-107 dự kiến mang lại hiệu quả cho PIDC trong tất cả các phương án. Nếu kết quả khoan thăm dò ở Bạch Long và thẩm lượng ở Hồng Long thành công, dự kiến PIDC thu được lãi ròng chiết khấu NPVr=10% khoảng 85 triệu USD và tỷ suất doanh lợi nội tại (IRR) đạt 15,1% trong Phương án 2B.
Nếu kết quả thăm dò thẩm lượng thành công tại cả 3 cấu tạo Hồng Long, Bạch Long, Hắc Long (Phương án 3B), dự án sẽ mang lại hiệu quả kinh tế tương đối cao cho PIDC với mức lãi ròng chiết khấu đạt 126,4 triệu USD và IRR 16,2%.
Ở phương án 1B (phương án tối thiểu), nếu kết quả khoan thăm dò tại cấu tạo Bạch Long không thành công nhưng tại Hắc Long có phát hiện và thẩm lượng Hồng Long thành công, nhà đầu tư vẫn có lãi với NPVr=10% = 15,1 triệu USD và IRR = 11,2%.
Rủi ro thăm dò của dự án được đánh giá là có thể chấp nhận được thể hiện qua chỉ số Giá trị tiền tệ mong đợi chiết khấu EMVr=10% = 27,3 triệu USD, hơn nữa, đây là dự án thăm dò ở trong nước và rủi ro lại còn được chia sẻ với sự tham gia 45% cổ phần của yếu tố nước ngoài, đó là Công ty Petronas Malaysia. Tổng chi phí rủi ro của Petrovietnam/PIDC phải gánh chịu tương ứng với 55% quyền lợi tham gia là 54 triệu USD. Khi dự án đi vào giai đoạn phát triển và khai thác, việc sử dụng vốn vay là cần thiết và có tính khả thi và dự kiến sẽ giúp cải thiện hiệu quả đầu tư của PIDC.
Với các điều kiện kinh tế thương mại và kỹ thuật cơ bản được thỏa thuận với Petronas Carigali, kết quả đánh giá kỹ thuật và kinh tế cho thấy dự án đem lại hiệu quả đầu tư tương đối khả quan. Xét thấy đây là một cơ hội tốt để chia sẻ rủi ro thăm dò với đối tác nước ngoài và mở rộng hoạt động tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí của Petrovietnam/PIDC để xác định rõ tiềm năng dầu khí của khu vực này. Thêm vào đó, đây là cơ hội để Petrovietnam/PIDC lần đầu tiên trở thành nhà điều hành một dự án thăm dò khai thác dầu khí dưới hình thức PSC tại Việt Nam. Căn cứ vào kết quả đánh giá kinh tế kỹ thuật trình bày tại Báo cáo này, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam kính đề nghị:
1. Chính phủ cho phép Tổng công ty Dầu khí Việt Nam ký Hợp đồng PSC đối với dự án thăm dò lô 103&107 với (i) quyền lợi tham gia của PIDC là 55% và của PCOSB là 45%; và (ii) các điều kiện Hợp đồng trình bày trong Báo cáo Đầu tư. 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy phép Đầu tư cho Tổng công ty Dầu khí Việt
Nam là chủ đầu tư và Công ty Đầu tư – Phát triển Dầu khí là đơn vị triển khai dự án đối với 55%quyền lợi tham gia Hợp đồng PSC lô 103&107.
1.3.11 Đánh giá về công lập dự án minh họa: Dự án thăm dò và khai thác dầu khí lô 103- 107