Những hạn chế trong công tác lập dự án

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự án Dầu khí tại Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí (Trang 101 - 105)

a) Về kế hoạch và chiến lược đầu tư:

Hiện nay, tại Tổng công ty hoạt động lập dự án được triển khai theo kế hoạch cụ thể nhưng kế hoạch còn chưa chi tiết, chưa đặt ra mục tiêu cho từng giai đoạn phù hợp với thực tế. Lĩnh vực đầu tư còn dàn trải nên gây khó khăn cho cán bộ làm công tác lập dự án vì phải kiêm quá nhiều công việc khác nhau, gây ảnh hưởng đến chất lượng của dự án được lập.

b) Thủ tục xem xét, quy chuẩn, quy trình lập dự án:

Hiện nay tại Tổng công ty chưa xây dựng được một hệ thống quy chuẩn thống nhất về các tiêu chí đánh giá trong công tác lập dự án. Điều này dấn đến những ảnh hưởng nhất định, các quyết định lựa chọn các phương án sẽ đều dựa trên những nhận định chủ quan của từng người hay nhóm một số người, những người không có đủ năng lực để quyết định thì hỏi các chuyên gia, nhưng trong trường hợp chuyên gia đi vắng lại rất khó khăn, không biết dựa vào tiêu chuẩn nào để quyết định chính xác. Chính vì không có một quy chuẩn thống nhất, nên mỗi lần đưa ra một quyết định cuối cùng cho một phương án của một dự án là vô cùng khó khăn, các bên ngồi lại tranh luận rồi đợi sự phê duyệt của Chủ tịch Hội Đồng Thành viên, của Tổng giám đốc, hay Phó Tổng giám đốc Tập đoàn hoặc PVEP, thời gian tranh luận có khi kéo dài đến hàng tuần, gây mất thời gian, ảnh hưởng đến hiệu quả và tính chuyên nghiệp trong công việc của cán bộ công nhân viên.

Ngoài ra, Quy trình phê duyệt dự án còn chưa gọn nhẹ, rõ ràng, phải qua nhiều cấp, gây mất thời gian, chậm tiến độ công viêc. Đó là sự phân cấp chồng chéo, phức tạp về thẩm quyền phê duyệt dự án ngay chính trong bộ máy tổ chức của PVEP, giữa PVEP và Tập đoàn, ngay chính trong bộ máy Tổ chức của Tập đoàn, giữa tập đoàn và các Bộ, ngành. Như vậy, mỗi một dự án cần có sự phê duyệt của nhiều cấp ngành, qua mỗi cấp ngành là mất thời gian xem xét, đánh giá lại dự án. Do đó làm chậm tiến độ của dự án, có thể làm mất cơ hội tham gia dự án của Tổng công ty. Hoặc nếu quá trình đánh giá và phê duyệt dự án cần thời gian gấp, mà phải trải qua nhiều cấp ngành như vậy thì quá trình đánh giá và xem xét đó chỉ là sơ qua, không đầy đủ và chính xác.

- Theo quy định của Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí

Hình 6: Sơ đồ quy định thẩm quyền phê duyệt dự án của PVEP

TGĐ HĐTV Tập đoàn Dự án làm chủ PVEP PVEP đầu tư 300 tỷ VNĐ 500 tỷ VNĐ 1000 tỷ VNĐ 1500 tỷ VNĐ Dự án sử dụng vốn của các thành phần Tổng giám đốc PVEP HĐTV Tập

kinh tế PVEP đoàn

Nguồn: Quy định thẩm quyền phê duyệt dự án của PVN

- Theo quy định của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam

Hình 7: Sơ đồ quy định thẩm quyền phê duyệt của PVN

TGĐ tập đoàn phê chuẩn

HĐTV PVEP

TGĐ VSP HĐTV PVEP, Tổng giám HĐQT tập đoàn phê duyệt ( sau Dự án đốc VSP khi được Thủ tướng chấp thuận ) do PVEP, VSP làm Chủ đầu tư 500 tỷ VNĐ 1000 tỷ VNĐ Dự án do PVN làm

Chủ đầu tư Tổng giám đốc tập đoàn phê duyệt HĐQT tập đoàn phê duyệt

( sau khi được Thủ tướng chấp thuận )

Nguồn: Quy định thẩm quyền phê duyệt dự án của PVN

c) Về nội dung lập dự án

- Môi trường đầu tư: Việc tìm hiểu thông tin về môi trường đầu tư vẫn dừng lại ở mức sơ sài, tìm hiểu thông tin chủ yếu từ mạng internet, một số sách báo, một số dự án tương tự mà chưa có một kế hoạch cụ thể, chưa có một quá trình phân tích và xử lý thông tin một cách chính xác, chưa đưa ra được những nhận định và đánh giá

sâu sắc về môi trường đầu tư. Điều này sẽ gây ra khó khăn cho việc hoàn thiện các thủ tục pháp lý sau này tại nước có dự án đầu tư, cũng như việc không hiểu rõ về sự biến động của thị trường, quy luật của thị trường nước nhận đầu tư thì sẽ dẫn đến dự án gặp phải rủi ro, bất trắc không lường trước trong quá trình triển khai.

- Phân tích kĩ thuật: Việc phân tích địa chấn, địa tầng mỏ là hết sức quan trọng. Nhưng những cơ sở dữ liệu cho việc phân tích địa chấn, địa tầng mỏ phần lớn vẫn là những thông tin từ sách, báo và internet, chưa có nhiều cuộc khảo sát thực tế của các kĩ sư và chuyên gia đầu ngành sang nước nhận đầu tư. Tổng công ty cũng chưa có nhiều phần mềm siêu việt cho việc phân tích kỹ thuật, nên các kết quả phân tích có độ tin cậy chưa thực sự cao và khách quan vì còn dựa rất nhiều vào kinh nghiệm và sự phán đoán của các chuyên gia.

- Phân tích các tài chính: Các chỉ tiêu trong phân tích tài chính trong các dự án tại Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí còn hạn chế. Các chỉ tiêu phân tích tài chính chủ yếu được sử dụng trong phân tích là NPV, IRR, thời gian thu hồi vốn. Khi đánh giá độ an toàn về mặt tài chính của dự án, cán bộ lập dự án mới chỉ chủ yếu xem xét, phân tích độ nhạy của hai chỉ tiêu hiệu quả kinh tế- tài chính là NPV, IRR thông qua các yếu tố về vốn đầu tư ban đầu, vốn đầu tư vận hành hàng năm, giá bản sản phẩm dầu khí với sự biến động trong khoảng +- 20% (như ví dụ minh họa ở trên) chứ chưa xét đến độ an toàn về nguồn vốn, an toàn về khả năng thanh toán nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và khả năng trả nợ. Mặt khác đối với những biến động thực tế của thị trường, đặc biệt là vấn đề lạm phát và trượt giá vẫn chưa được quan tâm đúng mức, trong khi đây là một vấn đề quan trọng, nhất là trong những năm gần đây khi mà thị trường Dầu khí có nhiều biến động lớn, và sự tác động qua lại giữa các yếu tố với nhau vẫn chưa được xem xét đến.

- Phân tích khía cạnh kinh tế xã hội: Trong phân tích chỉ tiêu kinh tế xã hội các đánh giá mang tính định tính, thiếu sót chủ yếu tập trung vào phân tích tác động về mặt xã hội như: tác động của dự án đến lao động, đến việc làm; môi trường sinh thái; đóng góp của dự án vào ngân sách; ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của địa

phương; tác động đến sự phân phối thu nhập của người dân… Bỏ qua các chỉ tiêu phản ánh tác động của dự án đối với nền kinh tế như: giá trị tăng thuần (NVA), giá trị hiện tại ròng kinh tế (NPV(E)), tỷ số lợi ích- chi phí kinh tế (B/C(E))

d) Nguồn kinh phí sử dụng cho việc lập dự án

Mặc dù Tổng công ty đã quan tâm đến việc thu hút vốn và cung cấp vốn cho việc lập dự án và triển khai dự án, nhưng cơ cấu phân bổ nguồn vốn đó vào các giai đoạn là chưa thực sự hợp lý. Có những dự án, như dự án mua sản phẩm cần phải huy động một lượng vốn lớn trong thời gian ngắn cho việc lập dự án và tham gia dự án ( tham gia đấu thầu, trả lời thư mời mua của đối tác) thì lại gặp khó khăn trong việc huy động vốn, bỏ lỡ cơ hội tham gia dự án ( ví dụ như dự án thu mua lô 11-1 ở Kazahtan, cần huy động mức vốn 5543 triệu USD trong vòng 5 ngày, Tổng công ty không huy động được và phải bỏ dự án). Do vậy cân phải có kế hoạch cụ thể, chi tiết về việc huy động và phân bổ nguồn vốn cho các dự án. Mặt khác, do thời gian lập dự án kéo dài nên chi phí cho công tác lập dự án thường tăng lên so với dự tính.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác lập dự án Dầu khí tại Tổng công ty Thăm dò và Khai thác Dầu khí (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w